Viện trưởng Trần Hồng Quang làm việc với Đoàn chuyên gia Ngân hàng Thế giới về Quy hoạch tổng thể quốc gia

15/08/2022 15:37


Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Chiến lược phát triển và Vụ Quản lý quy hoạch) và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm hỗ trợ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHTTQG), để chuẩn bị cho buổi làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vào ngày 16/8/2022. Sáng 12 tháng 8 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển phối hợp với Vụ Quản lý quy hoạch tổ chức buổi làm việc với Đoàn chuyên gia Ngân hàng Thế giới về những nội dung góp ý QHTTQG dự kiến Đoàn sẽ làm việc với Bộ trưởng. Buổi làm việc do TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển chủ trì.

Phát biểu tại buổi làm việc, TS.Trần Hồng Quang, Viện Trưởng Viện Chiến lược phát triển chia sẻ, phía Bộ Kế hoạchvà Đầu tư rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia Ngân hàng Thếgiới về những nội dung tác động trực tiếp để sửa vào bản quy hoạch, ví dụ như:bối cảnh khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam, cụ thểnhư bối cảnh thế giới đang xấu đi, tăng trưởng Trung Quốc suy giảm, thương mạitoàn cầu suy giảm, toàn cầu hoá chững lại,…Vậy các chuyên gia có định hướng nhưthế nào cho ngành công nghiệp, thương mại Việt Nam; bố trí sản xuất của cácngành đó như thế nào? Vấn đề dịch vụ hoá chế tạo của Việt Nam thì cần phải làmgì? Việt Nam có gì nổi trội, khác biệt với các nước trong khu vực và trên thếgiới và nếu cần thì Việt Nam cần phải làm gì để có sự khác biệt. Các chuyên giacó thể cho biết triết lý phát triển của Việt Nam trong 10 năm tới? Và vấn đềxây dựng đường sắt vẫn chưa được các Bộ, ngành Việt Nam thống nhất, vì vậy, BộKế hoạch và Đầu tư mong muốn các chuyên gia sẽ có thể tư vấn cho Việt Nam nênlàm đường sắt như thế nào cho hợp lý?

Để chuẩn bị cho buổi làm việc vớiBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã đưa ra 11 nộidung, cụ thể: (1) Lý do xây dựng quy hoạch tại việt nam và kinh nghiệm giữa cácquốc gia; (2) Làm thế nào để bản quy hoạch này hỗ trợ Việt Nam hoàn thành mụctiêu tầm nhìn đến năm 2045?; (3) Làm thế nào để quy hoạch hỗ trợ cho nhu cầunâng cao năng suất? (4) Bản quy hoạch đang dựa vào các "hành lang kinh tế",đó có phải là cách tiếp cận đúng đắn hay không? (5) Tại sao tuyến Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh không phải là nơi để bắt tay vào phát triển đường sắt cao tốc tại ViệtNam? (6) Vùng kinh tế động lực đem lại những lợi ích gì? (7) Các vùng đại đô thịcó vai trò gì trong phát triển và tại sao bản quy hoạch cần cân nhắc đến trongkết nối với các vùng động lực? (8) Làm thế nào để quy hoạch được xây dựng theohướng nâng cao khả năng chống chịu rủi ro môi trường? (9) Bản quy hoạch này làtài liệu tốt nhưng liệu có thể đảm bảo tài chính cho nó? (10) Làm thế nào để bảnquy hoạch mới xác định và định hướng ưu tiên đầu tư? (11) Làm thế nào để bảnquy hoạch giúp cải thiện hệ thống quản lý đầu tư công PIM?

TS. Danny Leipzinger cũng cho biếtthêm, để phía Việt Nam có thêm kinh nghiệm và đánh giá tình hình khu vực, phíaNgân hàng Thế giới sẽ cử chuyên gia chuẩn bị một bản báo cáo về Trung Quốctrình bày tại buổi làm việc với Bộ trưởng.

Kết thúc buổi làm việc, TS. TrầnHồng Quang chân thành cảm ơn các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã nhiệt tình hỗtrợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung và Viện Chiến lược nói riêng trong quátrình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựngQuy hoạch tổng thể quốc gia nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm chưa có, đượcsự hỗ trợ, góp ý của các chuyên gia Ngân hàng thế giới như tiếp thêm sức mạnh đểViện tự tin thực hiện và báo cáo cấp trên./.

Nguồn: Viện Chiến lược pháttriển.