Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
11/10/2023 16:27
Tháo gỡcác điểm nghẽn và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế
Là một tỉnh ở cửa ngõ phía Bắc của Tây Nguyên, Kon Tum có tổngdiện tích tự nhiên gần 10 nghìn km2. Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, với 9huyện, 1 thành phố; 102 xã, phường, thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới tiếpgiáp với Lào và Campuchia. Dân số năm 2020 trên 556 nghìn người, quy tụ 43 dântộc anh em sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 54%. Tổngsản phẩm GRDP trên địa bàn năm 2020 đạt 24 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 59/63 tỉnhthành cả nước. Tổng thu nhập bình quân đầu người trên 43 triệu đồng/năm, đứngthứ 53/63 tỉnh thành.
Tỉnh Kon Tum có các tiềm năng và lợi thế đặc thù như nằm ởvị trí chiến lược ngã ba Đông Dương, trong vùng lõi Khu vực tam giác phát triểnViệt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum là điểm kết nối, trung chuyển trên trụcĐông - Tây, Núi - Biển. Có Quan hệ mật thiết với các thành phố như Đà Nẵng, QuảngNgãi, Pleiku, Quy Nhơn và A Ta Pư (Lào); Nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây(Biển và lục địa) và vòng cung kinh tế Duyên hải Trung bộ. Điều kiện thổ nhưỡng,khí hậu, sông ngòi rất thuận lợi trong việc phát triển các vùng chuyên canh câycông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây dược liệu; phát triển thủyđiện và du lịch; Có lợi thế so sánh về Thủy điện với tiềm năng lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Kon Tumcòn có nhiều điểm yếu, khó khăn là rào cản, thách thức lớn trong quá trình xâydựng và phát triển như điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng kết nối đối ngoại và cácliên kết lãnh thổ, liên kết phát triển; trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững;tổ chức không gian lãnh thổ phát triển "độc cực”, mất cân đối; phát triển khoahọc công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục, đào tạo vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chậm; Việc giữ chân nguồn lao động chấtlượng cao là điểm nghẽn kéo dài của tỉnh về năng lực cạnh tranh.
Do đó, để tạo hành lang pháp lý vững chắc, góp phần tháo gỡcác điểm nghẽn và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế hiện có giúp địaphương phát triển nhanh và bền vững, Tỉnh Kon Tum đã xác định "Quy hoạch tỉnhgiai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đểtập trung lãnh đạo, chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Quy hoạch tỉnh Kon Tum được lập trong bối cảnh có những thuậnlợi là chúng ta đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rất rõ về địnhhướng phát triển của đất nước đến năm 2045, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chínhtrị về phát triển vùng Tây Nguyên đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch tổngthể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua; 16 Quyhoạch ngành quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làmviệc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum.
Đặc biệt, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiếncác Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan để hoàn thiện hồ sơ Quyhoạch vùng Tây Nguyên, đồng thời sẽ cung cấp thông tin quan trọng về những địnhhướng lớn để các địa phương trong vùng cùng phối hợp thực hiện.
Thứtrưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI
Côngtác quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa cả nước và từng địa phương
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, công tác quy hoạch đóngvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nóichung và của từng địa phương nói riêng. Trong những năm tới, tình hình thế giớivà trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ranhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp; do vậy, quy hoạch cần có tưduy mới, cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện thựctiễn của Việt Nam.
Quy hoạch cần chủ động kiến tạo tương lai phát triển cho địaphương trong giai đoạn 2021-2030 và xa hơn nữa đến năm 2050, chứ không chỉ dựanào tiềm năng, lợi thế sẵn có hay là thích ứng, đối phó với những khó khăn,thách thức. Như vậy, trong mỗi bản quy hoạch cần có sự tiếp thu sáng tạo và phùhợp với tình hình thực tiễn các xu hướng mới trên thế giới.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, việc lập quy hoạch tỉnhlần này là cơ hội quý để Kon Tum tổng kiểm kê, rà soát, đánh giá nguồn lực pháttriển, xác định các vấn đề mấu chốt, điểm nghẽn ảnh hưởng đến phát triển tỉnhthời kỳ 2021-2030, từ đó đưa quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và phânbổ không gian phát triển, phân bổ nguồn lực phát triển cho thời kỳ quy hoạch.
Để tiếp tục phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấnđề xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tỉnh Kon Tum cầnphải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng, trong đó đưa ra được các phươngán phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn,thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, độtphá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo động lựcphát triển trở thành một trong những trung tâm động lực của vùng, Thứ trưởng TrầnQuốc Phương nhấn mạnh.
Xây dựngtỉnh Kon Tum trở thành tỉnh phát triển toàn diện, ổn định - bền vững
Theo báo cáo quy hoạch của tỉnh Kon Tum được trình bày tạiHội nghị, tỉnh Kon Tum đưa ra 06 quan điểm phát triển với mục tiêu tổng quát làphát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, khoa học công nghệ và đổi mới sángtạo để xây dựng tỉnh Kon Tum trở thành tỉnh phát triển toàn diện, ổn định - bềnvững và công bằng.
Phấn đấu đưa Kon Tum trở thành một trong những tỉnh trungbình khá của cả nước; kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội lớncủa vùng, cả nước, khu vực quốc tế thuộc tiểu vùng Mê Công, các nước láng giềngvà ASEAN. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại; bảo vệ độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,góp phần phát triển vùng và đất nước.
Tiếp tục phát triển tỉnh Kon Tum theo hướng đa ngành, đalĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, Dịch vụ, Nông nghiệp, Đô thị và Nông thôn. Trongđó, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; Đôthị thông minh và Nông thôn mới giàu bản sắc là trọng tâm; Công nghiệp xanh vàhệ thống đô thị có quy mô lớn là mối quan tâm hàng đầu. Phát triển hệ thống kếtcấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnhlân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệuquả với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch đưa ra 03 kịch bản phát triển; 07 nhóm nhiệm vụ,giải pháp; phát triển 03 trung tâm đô thị; 03 hành lang Kinh tế - Kỹ thuật - Đôthị; 03 trung tâm động lực tăng trưởng, gồm: Thành phố Kon Tum, khu du lịchMăng Đen và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Tiếp tụcnghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện để quy hoạch tỉnh đảm bảo khoa học, chất lượng,có tính đột phá và khả thi cao nhất
Cho ý kiến đối với nội dung quy hoạch, thành viên Hội đồnglà đại diện các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia - ủy viên phản biện cho rằng,quy hoạch tỉnh được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, thể hiện sự cầu thị trongquá trình xây dựng quy hoạch. Nội dung quy hoạch đã nêu rõ quan điểm, định hướngvà mục tiêu phát triển; đề ra các khâu đột phá để phát triển trong thời kỳ quyhoạch; nội dung quy hoạch cơ bản bám sát chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng thời tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề chínhcủa quy hoạch như căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật Quy hoạch về nộidung thẩm định quy hoạch, gồm: Sự phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt; Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch quy định tạikhoản 4 Điều 16 của Luật Quy hoạch; Việc tích hợp các nội dung đề xuất của cácsở, ban, ngành và UBND thành phố và cấp huyện đưa vào nội dung quy hoạch tỉnhKon Tum; Sự phù hợp của nội dung quy hoạch với quy định tại Điều 20, Điều 21 vàĐiều 27 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch tỉnh.
Các ý kiến cũng nhấn mạnh đến vị thế, vai trò của tỉnh đốivới vùng, quốc gia; quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển của tỉnh;tổ chức phân bố không gian của tỉnh trong kỳ quy hoạch; phân bổ nguồn lực và giảipháp thực hiện quy hoạch; điều chỉnh không gian, đất đai; cần phải nhấn mạnh đếnvấn đề du lịch; phân tích, làm rõ hơn các điểm nghẽn phát triển, ví dụ như điểmnghẽn về nguồn nhân lực;…
Sau khi thảo luận, cho ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩmđịnh đã xem xét, biểu quyết vào phiếu đánh giá đối với Quy hoạch tỉnh, Báo cáoĐMC và dự thảo Báo cáo thẩm định để tổng hợp với kết quả 100% đồng ý với điềukiện phải chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện.
Chủtịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn cảmơn các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và các thành viên Hộiđồng thẩm định Quy hoạch tỉnh đã quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Kon Tum trongsuốt quá trình xây dựng Quy hoạch; cảm ơn các ý kiến đóng góp tâm huyết, chuyênsâu và chia sẽ những kinh nghiệm quý báu của các bộ, ngành, các ủy viên phản biệnvà các chuyên gia để tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổng hợp,tiếp thu, hoàn thiện nội dung hồ sơ quy hoạch để sớm triển khai các bước trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Ông Lê Ngọc Tuấn cho biết, từ một địa phương lạc hậu, tỷ lệnghèo đói luôn ở mức cao, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực vươn lên và đạt được nhữngthành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực như quy mô kinh tế tỉnh ngày càng đượcnâng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất trong các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyêntrong giai đoạn 2011-2020; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bướcđược cải thiện.
Các tiềm năng, thế mạnh được chú trọng khai thác một cách hợplý; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư đồng bộ; Công tác đảm bảo ansinh - xã hội được triển khai kịp thời, đúng quy định; An ninh quốc phòng, trậttự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường;…
Tuy nhiên, đến nay, Kon Tum vẫn là tỉnh còn nghèo và nguycơ tụt hậu trong các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên (GRDP 2023 đứng thứ 5/5 tỉnhtrong vùng và đứng thứ 58/63 tỉnh trong cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt43,3 triệu đồng đứng thứ 04 vùng Tây Nguyên, thứ 53 cả nước, thu hút đầu tư đứngthứ 52/63, thu ngân sách đứng thứ 55/63 tỉnh thành).
Do vậy, để tạo hành lang pháp lý vững chắc, góp phần tháo gỡcác điểm nghẽn và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế hiện có giúp địaphương phát triển nhanh và bền vững, ông Lê Ngọc Tuấn cho biết, tỉnh Kon Tumxác định xây dựng quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tập trunglãnh đạo, chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; khẳng định, tiếp tụcnghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện để quy hoạch tỉnh đảm bảo khoa học, chất lượng,có tính đột phá và khả thi cao nhất.
Thứtrưởng Trần Quốc Phương phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: MPI
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phươngđánh giá cao các ý kiến phát biểu; đánh cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnhủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phươngtrên địa bàn tỉnh trong quá trình lập và hoàn thiện quy hoạch tỉnh Kon Tum. Đồngthời nhấn mạnh thêm các nội dung yêu cầu tỉnh Kon Tum cần tiếp tục nghiên cứu,bổ sung, làm rõ; khẩn trương lập Báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiếntham gia bằng văn bản của các Bộ, ngành, chuyên gia, ý kiến tham gia của các đạibiểu tham dự Hội nghị thẩm định, ý kiến của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm địnhvà kết luận của Hội đồng thẩm định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nộidung, số liệu trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh và hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệutrong hồ sơ quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương tin tưởng, quy hoạch tỉnh KonTum thời kỳ 2021-2030 sau khi được phê duyệt sẽ tạo được dấu mốc giúp tỉnh chủđộng kiến tạo tương lai, phát triển một cách đột phá, bền vững và sáng tạo,giúp Kon Tum phát triển nhanh và bền vững dựa trên các nền tảng phát triển đặctrưng về tiềm năng phát triển du lịch, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cácdân tộc; Phát triển nông nghiệp với ứng dụng công nghệ cao; Phát triển côngnghiệp có chọn lọc gắn với phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn và tăng cường quảnlý tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu./.
Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư