Viện Chiến lược phát triển báo cáo về Khung định hướng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

17/08/2023 10:37


Ngày 16/8/2023, Viện Chiến lược phát triển đã báo cáo về Khung định hướng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện xây dựng tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì. Tham dự cuộc họp có đại diện các địa phương thuộc Vùng; đại diện các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học.

Trình bày dự thảo Khung định hướng, Viện trưởngTrần Hồng Quang đã cho thấy vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung tiềm lực kinh tếvà có trình độ phát triển đứng đầu cả nước, là nền tảng quan trọng cho đột pháphát triển trong giai đoạn tới; là nơi tập trung tiềm lực kinh tế và có trìnhđộ phát triển đứng đầu cả nước, là nền tảng quan trọng cho đột phá phát triểntrong giai đoạn tới; có môi trường kinh doanh năng động, sáng tạo, gắn kết mạnhmẽ với thị trường khu vực, thế giới, có sức hấp dẫn lớn trong thu hút nguồn lựccả trong và ngoài nước; có cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp và khởi nghiệp đổimới sáng tạo sôi động hàng đầu cả nước.

Tuy nhiên, vùng đang gặp những khó khăn, hạn chếnhư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng kinh tế có xuhướng chậm. Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng chưa đáp ứng yêu cầuphát triển, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Mạng lưới kết cấu hạ tầngcấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùngcòn thiếu, chưa đồng bộ. Tình trạng tắc nghẽn giao thông tại thành phố Hồ ChíMinh và một số địa bàn trong vùng chậm được khắc phục và ngày càng nghiêmtrọng.

Công nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu làgia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm;phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý; chưa làm chủ được công nghệcao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn trong những ngành chủ lực. Hạ tầng xã hộiquá tải, chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rácthải chậm được cải thiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập lụt nghiêm trọng,nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh chậm được khắc phục và ngày càng nghiêmtrọng.

Dự thảo Khung định hướng đưa ra mục tiêu phát triểnlà xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học -công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trungtâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổimới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xãhội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoànthành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giaothương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục -đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần củangười dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môitrường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũngphát biểu tại cuộc họp. Ảnh: MPI

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngnhấn mạnh, vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; là vùng động lực, cựctăng trưởng, có đóng góp rất lớn cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, những nămgần đây, các động lực tăng trưởng đang giảm dần và tăng trưởng kinh tế có xuhướng chững lại.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW vềphát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 24), trong đó đưa ra mục tiêu đếnnăm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học -công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trungtâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổimới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xãhội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại… Tầm nhìn đếnnăm 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơcấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, côngnghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầucủa khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòagiữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, anninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫnđầu Đông Nam Á.

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng xác định, xây dựngĐông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. Phát triển vùng động lực phía Nam,bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng. Đây là tư duymới để tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ, giải quyết các thách thức và phân bổkhông gian phát triển cho vùng. Do vậy, nếu xây dựng được bản quy hoạch tốt sẽgiải quyết được các vấn đề về không gian, tạo điều kiện phát triển nhanh, bềnvững, giải quyết các thách thức hiện nay của khu vực này.

Cuộc họp có sự tham gia của các bộ, ngành liên quanvà các địa phương trong Vùng là chủ thể liên quan, để tiếp cận khung định hướngtừ sớm, cùng đóng góp ý kiến, tạo sự đồng thuận về quan điểm phát triển trong thờikỳ quy hoạch. Đây mới là khung lần đầu nhưng có tính chất định hướng, dẫn dắtquan trọng, quyết định sự đóng góp của Vùng đối với đất nước cho nên làm thếnào để tạo ra được xung lực, cú hích để các vùng phát triển mạnh mẽ, văn minh,hiện đại, khai thác hết tiềm năng, lợi thế nhưng phải bảo đảm hài hòa, bền vữnglà vấn đề rất quan trọng.

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, các chuyên gia đánhgiá cao nội dung và cách tiếp cận của khung định hướng; nêu được một số nộidung cơ bản về yếu tố và điều kiện thuận lợi, các khó khăn, hạn chế về vị tríđịa lý, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, địa hình, đất đai, khí hậu,tài nguyên biển, nguồn nhân lực, tài nguyên nhân văn. Đồng thời tập trungphân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặcthù của vùng; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, quan điểm, mụctiêu, phương hướng phát triển và tổ chức không gian phát triển vùng; xem xéttính khả thi, các điều kiện để đạt các mục tiêu, định hướng trong Nghị quyết 24của Bộ Chính trị; sự phù hợp của các định hướng lớn trong quy hoạch của các địaphương trong vùng cũng như các động lực, không gian tăng trưởng mới của vùng…;làm rõ hơn các khát vọng phát triển để xây dựng vùng trở thành vùng phát triểnvăn minh hiện đại.

Các ý kiến cho rằng, quy hoạch vùng Đông Nam Bộphải làm rõ nguyên nhân tăng trưởng kinh tế của vùng chậm lại, đạt thấp hơntrung bình cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, tốc độ tăngnăng suất lao động thấp; mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất làhạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ,ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan tỏa của vùng; làm rõ phương án liên kếthệ thống đô thị cấp vùng, liên kết đô thị và nông thôn, liên kết các trung tâm kinhtế, khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp và vùng sản xuất tập trung trên lãnhthổ các tiểu vùng; xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và cáckhâu đột phá của vùng trong thời kỳ quy hoạch; làm rõ hơn phương hướng liên kếtbảo vệ môi trường vùng và liên tỉnh, các lưu vực sông liên tỉnh, các khu vựcven biển liên tỉnh.



Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao ViếtSinh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: MPI

 Theo ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư, dự thảo khung được xây dựng khá bài bản và cho rằng, để thểhiện rõ khát vọng, đột phá phát triển, cần đánh giá rõ hơn yếu tố kinh tế, điềukiện tự nhiên, kinh tế biển, không gian biển; làm rõ mối liên kết của vùng vớikhu vực. Đồng thời, cần làm rõ thêm nguyên nhân của những hạn chế phát triển;các điểm nghẽn, đặc biệt là về hạ tầng giao thông kết nối vùng; về phân cấp,phân quyền; về kịch bản phát triển. Về quan điểm phát triển và bố trí khônggian, cần nghiên cứu, bổ sung thêm không gian mới. Về phương hướng phát triển, cầnbám sát Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội vềQuy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghịquyết 81).


Nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kếhoạch và Đầu tư Vũ Quang Các phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: MPI

 Ông Vũ Quang Các, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý quyhoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cách tiếp cận của dự thảo khung địnhhướng rất phù hợp, nêu khá rõ vấn đề đánh giá hiện trạng các tiềm năng củavùng, tuy nhiên, cần làm rõ hơn tính liên kết phát triển, phương án tổ chứckhông gian vùng, cơ chế phối hợp không gian phát triển liên tỉnh; giải quyếtđược vấn đề liên ngành trong phát triển; xác định được quy mô đất cần cho pháttriển công nghiệp và khoanh vùng phù hợp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn ChíDũng đánh giá cao nội dung dự thảo khung định hướng, đã bám sát các Nghị quyết24, 81, các quy hoạch ngành quốc gia để rà soát, cập nhật, lồng ghép tránh sựxung đột, mâu thuẫn giữa các quy hoạch; thể hiện được tinh thần quan điểm, mụctiêu định hướng lớn trong quy hoạch tổng thể quốc gia và Nghị quyết của BộChính trị về phát triển vùng; gắn với bố trí không gian theo vùng và tiểu vùng.


Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: MPI

 Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng tại cuộc họp, ViệnChiến lược phát triển tiếp tục hoàn thiện báo cáo lần 1 trong tháng 8 này, tậptrung đánh giá hiện trạng để nhận diện các chính sách, điểm nghẽn của vùng,phải phân tích bằng số liệu, tính toán chứ không phải chỉ định tính, đặc biệtlà các điểm nghẽn về hạ tầng, tư duy trong phát triển, cơ chế, chính sách huyđộng nguồn lực;…để từ đó thấy được tính cấp bách cần phải giải quyết vấn đề tắcnghẽn.

Về quan điểm phát triển, thể hiện rõ quan điểm chủđộng kiến tạo quyết định tương lai nhằm tạo không gian, động lực, cơ hội, giátrị mới, xứng đáng với vai trò, vị trí của vùng đã được xác định; phải giảiquyết được bài toán về các điểm nghẽn, thách thức, cản trở, mâu thuẫn, xung độttrong quá trình phát triển vừa qua và dự kiến trong thời gian tới; phải tạo môitrường sống tốt nhất, là nơi đáng sống, đáng đến, thu hút chuyên gia, nhân tài,nhà khoa học như tinh thần của Nghị quyết 24.

Về mô hình phát triển, bên cạnh phát triển các môhình kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bổ sung thêmphát triển mô hình kinh tế ban đêm. Đây là động lực đóng góp cho tăng trưởngnền kinh tế của vùng trong thời gian tới.

Về tổ chức không gian phát triển, phân tích rõ cácthuận lợi, khó khăn, thách thức của từng tiểu vùng để thấy được ý nghĩa và sựtác động, đặc biệt là vai trò của thành phố Hồ Chí Minh đối với vùng; vai tròcủa vùng với việc liên kết vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằngsông Cửu Long để thấy được tác động bổ trợ nhau, thấy được vấn đề hạ tầng kếtnối, không gian phát triển.

Đồng thời, Viện Chiến lược phát triển sẽ phân tích,làm rõ các nội dung Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh, như vấn đề ngậpúng; ô nhiễm không khí, môi trường; đô thị hóa; hạ tầng giao thông, đặc biệt làmột số công trình hạ tầng giao thông lớn; mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng,liên vùng; tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chất lượng nguồn nhânlực; nhấn mạnh tính chất cửa ngõ cả về hàng không và đường biển; nhấn mạnh vaitrò quan trọng của vùng với đảm bảo quốc phòng an ninh; vùng ven biển Cần Giờ;các hành lang kinh tế; các dự án ưu tiên; cơ chế, nguồn lực của vùng; phân cấpủy quyền;… để khung quy hoạch thể hiện rõ tinh thần tạo động lực, không gian,giá trị mới cho phát triển theo hướng đột phá để vùng có bước phát triển vượtbậc trong thời gian tới, tương xứng với tiềm lực, tiềm năng để phát triển./.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ViệnChiến lược phát triển