Viện Chiến lược phát triển báo cáo về Khung định hướng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

21/08/2023 10:55


Ngày 18/8/2023, Viện Chiến lược phát triển đã báo cáo về Khung định hướng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện xây dựng, tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì. Tham dự cuộc họp có đại diện các bộ, ngành liên quan; đại diện các địa phương thuộc Vùng; các chuyên gia, nhà khoa học.

Trình bày dự thảo Khung địnhhướng, ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển đã nêu 11nội dung chính của báo cáo: Những điều kiện, yếu tố đặc thù của vùng; các quanđiểm chỉ đạo; mục tiêu, phương án phát triển kinh tế - xã hội vùng; những nhiệmvụ trọng tâm và đột phá phát triển vùng; phương án tổ chức tổng thể không gianphát triển; các nhóm dự án lớn cấp quốc gia, vùng…

Phó Viện trưởng Nguyễn Văn Vịnhcho biết, trong giai đoạn vừa qua, vùng Đồng bằng sông Hồng luôn duy trì được tốcđộ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, đi đầu trong công nghiệphóa - hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng vùng đã được đầu tư phát triển mạnh. Giaiđoạn 2011-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng bình quân đạt 8,02%/năm (cả nước:5,95%/năm), quy mô kinh tế (GRDP – giá 2010) tăng gấp 2,16 lần năm 2010. Tổng vốnđầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 8,6%/năm; năm 2022 đạt1.123 tỷ đồng, chiếm 33,8% cả nước. GRDP bình quân đầu người: 123 triệu đồng,vùng Đông Nam Bộ (157 triệu đồng), gấp 1,28 lần bình quân cả nước (96,1 triệu đồng).Quy mô dân số lớn nhất cả nước, đang trong thời kỳ "Dân số Vàng”. Năm 2022, có11,4 triệu lao động (chiếm 52,2% tổng dân số).

Vùng Đồng bằng sông Hồng cónguồn nhân lực dồi dào, chất lượng khá cao, tập trung nhiều cơ sở đào tạo,nghiên cứu khoa học và công nghệ; Hệ thống đô thị khá phát triển, đã và đanghình thành các hành lng kinh tế, các khu kinh tế, khu công nghiệp được đầu tưphát triển,…

Tuy nhiên, vùng đang đối mặt vớinhững vấn đề cần giải quyết như: Tăng trưởng chưa dựa vào tiến bộ khoa học côngnghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chưa sẵn sàng cho tận dụng hiệu quảcác cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chưa phát huy, khai tháctốt các tiềm năng, nguồn lực văn hóa, xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội;chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể có kết quả, nhưng còn chậm; chuyển dịch cơcấu nội ngành còn chưa mạnh và rõ nét; chưa hình thành được những chuỗi giá trịvà các cụm liên kết ngành; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu chưađáp ứng được yêu cầu phát triển, môi trường không khí tại nhiều đô thị lớn vẫntiếp tục bị ô nhiễm...

Dự thảo đưa ra 4 điểm nghẽnchính trong phát triển vùng. Một là, năng lực đổi mới sáng tạo và công nghệ cònthấp; chưa sẵn sàng cho tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư. Hai là, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành(cluster) và các chuỗi giá trị; chưa có những đột phá về phát triển các khukinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do. Ba là, hạ tầng chưa đồng bộ, đặcbiệt là tại các điểm đầu mối như Hà Nội, Hải Phòng… Bốn là, chất lượng đô thịhóa chưa cao, mật độ kinh tế đô thị còn thấp.

Trên cơ sở các phân tích, đánh giá nêu trên, dựthảo Khung định hướng đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phát triển vùngĐồng bằng sông Hồng nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắcvăn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nôngnghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thànhtrung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về pháttriển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầngkinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giảiquyết. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhậpquốc tế hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao,dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội "Vănhiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúcđẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước pháttriển trong khu vực.

Dự thảo Khung định hướng cũng đã đưa ra 03 kịchbản để hiện thực hoá mục tiêu: (1) Theo xu thế lịch sử, không có đột phá pháttriển, các địa phương tương đối độc lập; (2) Hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết30, thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốctế cao; (3) Có sự đột phá về chính sách và nguồn lực, các địa phương phối hợp,phát huy vai trò, đạt và vượt mục tiêu.






Một sốchuyên gia phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VIDS

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, các chuyên gia đánhgiá, dự thảo Khung định hướng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đã nhận diệnkhá toàn diện các điều kiện, yếu tố phát triển đặc thù của vùng về các yếu tố,điều kiện tự nhiên; điều kiện, yếu tố kinh tế - xã hội. Nội dung nêu khá đầyđủ, toàn diện chung cho cả vùng. Dự thảo cũng đã đề cập các nội dung quán triệtđược quan điểm phát triển vùng theo Nghị quyết số 30, có bổ sung quan điểm vềtổ chức không gian và phát triển kết cấu hạ tầng.

Các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào cácnội dung cụ thể của dự thảo khung và cho rằng, cần xác định rõ kịch bản tổ chứckhông gian; yêu cầu đột phá về thể chế, chính sách để thu hút đầu tư, sử dụnghiệu quả nguồn lực; nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng…theo 2 tiểu vùng đểthực hiện mục tiêu đề ra. Về tổ chức không gian thực hiện chức năng xây dựngvùng Đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò địnhhướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăngtrưởng của đất nước. Xây dựng vùng động lực phía Bắc đi đầu trong phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tếsố, xã hội số; phát huy vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đàotạo, y tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia. Đổi mới môhình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinhtế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và độnglực phát triển của vùng. Phương hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế -xã hội của vùng cũng phải được cụ thể theo các tiểu vùng và phát triển các hànhlang kinh tế nội vùng và liên vùng, kết nối với vùng Trung du và miền núi phíaBắc, hành lang kinh tế Bắc - Nam trên địa bàn vùng. Tập trung phát triển kếtcấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại. Tập trung xây dựng hạtầng đô thị hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, thoát nước, sớm khắc phụctình trạng tắc nghẽn, ngập úng.


Bộ trưởngNguyễn Chí Dũng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: MPI

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị dự thảo Khung địnhhướng phải làm rõ hơn vấn đề về văn hóa con người, quốc phòng an ninh; mối quanhệ với vùng Thủ đô, bởi đây là vùng lớn và có nhiều chủ trương, đường lối,chính sách, động lực rất mạnh; vấn đề cân bằng hài hòa giữa y tế, văn hóa, xãhội, môi trường và quốc phòng an ninh; làm rõ định hướng dẫn dắt cơ cấu lại nềnkinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của cả nước; cần có luận chứng để làm rõđịnh hướng phát triển và tổ chức khônggian phát triển trên cơ sở chồng lớp bản đồ về hiện trạng, đặc biệt làsử dụng đất, phân bổ dân cư, hạ tầng; làm rõ thêm vấn đề mở rộng không gian mớinhư không gian ngầm, không gian vùng trời, không gian biển để tạo động lực mớicho phát triển; hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát huy các phương tiện vận tải.

Về các hành lang kinh tế, cần làm rõ hơn chức năngcác hành lang để có định hướng cho các địa phương, liên kết phát triển; giảmtải đô thị lớn; thúc đẩy đô thị vệ tinh; gắn với địa bàn có tiềm năng pháttriển du lịch. Trong phát triển cần chú ý đến hài hòa và bảo tồn phát triển,cũng như vùng đệm, vùng khuyến khích, hạn chế trong phát triển; phát huy tối đacác điều kiện, tính đa dạng của vùng, đảm bảo tính liên kết vùng giữa các địaphương. Xây dựng và nâng cấp cải tạo, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt đôthị; Xây dựng phương án không gian phát triển khu thương mại tự do;...

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị ViệnChiến lược phát triển - đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo - khẩn trương hoànthiện báo cáo khung định hướng trong tháng 8; đồng thời mong muốn tiếp tục nhậnđược sự đồng hành của các chuyên gia trong việc xây dựng, hoàn thiện các quyhoạch vùng, trong đó có vùng Đồng bằng sông Hồng để đóng góp chung vào sự pháttriển của đất nước./.

Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển.