Tham vấn Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

28/02/2023 10:22


(MPI) – Ngày 27/02/2023, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Báo cáo ĐMC) của quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Mạnh Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Tạ Hoàng Hùng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình.

Thamdự Hội thảo có đại biểu đến từ các bộ, ngành là thành viên Hội đồng thẩm địnhvà các chuyên gia, nhà khoa học giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trườngchiến lược quy hoạch.

TỉnhNinh Bình có diện tích tự nhiên của là 141.178,14 ha, gồm 8 đơn vị hành chínhcấp huyện, thành phố với 143 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Báocáo ĐMC quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưara đánh giá tác động của quy hoạch đến môi trường. Việc xác định các vấn đề môitrường chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình dựa trên phân tích các dữ liệu hiệntrạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hộivà môi trường giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh; Phân tích các quan điểm vàmục tiêu về bảo vệ môi trường của các phương án đề xuất; Phân tích sự phù hợpcác mục tiêu về bảo vệ môi trường được đề xuất với các quan điểm, mục tiêu vềbảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ nghịquyết, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảotồn thiên nhiên; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiênnhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu và tham vấn các bên liên quan.

Báocáo cũng đưa ra đánh giá tác động của phát triển ngành công nghiệp; ngành nông,lâm và nuôi trồng thủy sản; phát triển ngành du lịch dịch vụ, sân golf; pháttriển đô thị, giao thông, cơ sở hạ tầng tới môi trường. Đồng thời nêu giải phápduy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môitrường chính như giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật; giải pháp về tổchức-quản lý, công nghệ-kỹ thuật; giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khíhậu; giải pháp xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường;giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, khuyến khích sửdụng công nghệ thân thiện môi trường, …

Thamgia ý kiến tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng mô tả các phương pháp trongBáo cáo còn chung chung, trình bày nhiều về hiện trạng, chưa thể hiện được diễnbiến, cần có sơ đồ quan trắc các yếu tố của môi trường diễn biến theo thờigian. Hạ tầng số tuy có đề cập tới nhưng vẫn còn mờ nhạt cần có hạ tầng kếtnối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng nghiên cứu, hạ tầng ứng dụng, …nhiều bản đồ chưa có tỷ lệ, tọa độ, nguồn dữ liệu, … Cần có đánh giá, dự báo,xem xét xu hướng về sự suy giảm tài nguyên nước, nguy cơ giảm chất lượng khôngkhí gây ra ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người, suy thoái tàinguyên và ô nhiễm môi trường đất. Chưa nhận diện, đánh giá các tác động tiềmtàng đối với môi trường biển của tỉnh Ninh Bình, cần đưa thêm kinh tế tuần hoànvào trong Báo cáo. Kết cấu lại nội dung, bố cục của Báo cáo theo hướng ngắngọn, nhận định cụ thể, …

Phátbiểu tại Hội thảo, ông Tạ Hoàng Hùng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhNinh Bình cảm ơn các ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm, chi tiết, cụ thể củacác chuyên gia, nhà khoa học. Các ý kiến sẽ giúp Tỉnh bổ sung hoàn thiện vànâng cao chất lượng của Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tỉnhNinh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050./.

Theo MinhHậu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư