Tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch

27/08/2022 16:46


(MPI) - Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, ngày ngày 26/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Theo Nghị quyết,Quốc hội đã thôngqua Nghị quyết số 61/2022/QH15 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quảthực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khókhăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ2021-2030 trên cơ sở Báo cáo số 166/BC-ĐGS ngày 27/5/2022 của Đoàn giám sát củaQuốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tácquy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Theo đó,Quốc hội đã đánh giá việcxây dựng, ban hành Luật Quy hoạch là nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chínhphủ trong việc thể chế hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghịlần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI). Sau khi Luật Quy hoạch đượcthông qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđã khẩn trương ban hành, sửa đổi, bồ sung nhiều văn bản pháp luật để triển khaithực hiện Luật Quy hoạch. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quyhoạch cơ bản đã hoàn thành.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thựchiện chính sách, pháp luật về quy hoạch gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quyđịnh của Luật Quy hoạch còn có những bất cập, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểukhác nhau dẫn đến tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chậm. Những tồntại, hạn chế do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Bêncạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch còn bất cập, việc tổ chứcthực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, các địa phương còn nhiều hạnchế, chưa làm hết trách nhiệm được giao, nhất là chưa chỉ đạo, đôn đốc quyếtliệt trong giai đoạn đầu.

Kịpthời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch và bảođảm chất lượng công tác quy hoạch

Nghị quyết đưa ra các giải pháp cầnthực hiện ngay để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lậpcác quy hoạch và bảo đảm chất lượng công tác quy hoạch. Theo đó, Chính phủ giaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩntrương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết một sốđiều của Luật Quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn, bảo đảm quy định chitiết các nội dung đã được giao tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số61/2022/QH15.

Xây dựng kế hoạch, tiến độ lập cácquy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo Luật Quy hoạch bảo đảm khả thi và chất lượngtheo yêu cầu tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, trình Thủtướng Chính phủ ban hành.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địaphương rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thốngnhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành về công tác quy hoạch có nội dung chưa phù hợp với quy định củaLuật Quy hoạch, làm phát sinh thêm trình tự, thủ tục. Ban hành theo thẩm quyềnhoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về điều kiện, quy chuẩnkỹ thuật, chuyên ngành về quy hoạch.

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việclập, quyết định hoặc phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quyhoạch tỉnh; ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định vàquyết định hoặc phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia mang tính cấp bách nhằmkịp thời thực hiện Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước; hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành hạ tầngquan trọng trong năm 2022; phấn đấu cơ bản hoàn thành các quy hoạch ngành quốcgia còn lại, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh trong năm 2022 trên cơ sở bảo đảmchất lượng các quy hoạch.

Quy hoạch được lập, thẩm định xongtrước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Khi quy hoạch được quyết địnhhoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn giữa quy hoạch thấp hơn với quy hoạch cao hơnhoặc mâu thuẫn giữa các quy hoạch cùng cấp thì việc điều chỉnh được thực hiệntheo trình tự, thủ tục được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số61/2022/QH15.

Khẩn trương xem xét, quyết định ápdụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn để lập các quy hoạchcấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà đến thời điểm Nghị quyết số61/2022/QH15 có hiệu lực thi hành chưa lựa chọn được nhà thầu. Trình tự, thủtục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Ngườicó thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả và phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực trong công tác quy hoạch.

Tiếp tục thực hiện và kéo dài thờikỳ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch đã đượcquyết định hoặc phê duyệt trước ngày 1/1/2019 cho đến khi quy hoạch cấp quốcgia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạchđược quyết định hoặc phê duyệt. Chỉ được điều chỉnh nội dung theo quy định củapháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trongtrường hợp cần thiết, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc đềxuất, quyết định điều chỉnh; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưavào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổnđịnh và hệ thống giữa các quy hoạch.

Tăngcường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch

Về các giải pháp nhằm tăng cườnghiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, Chính phủ giaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địaphương tổng hợp, xây dựng báo cáo hàng năm về tình hình triển khai công tác quyhoạch và kết quả thực hiện Nghị quyết 61/2022/QH15 trình Chính phủ xem xét, gửiQuốc hội tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội.

Đánh giá toàn diện tác động của việcbãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể,ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêuthụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch; nghiên cứu ràsoát các quy hoạch này để bảo đảm yêu cầu của Luật Quy hoạch, yêu cầu quản lýnhà nước và phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghiên cứu hoàn thiện quy định củapháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệtquy hoạch, bảo đảm độc lập giữa các cơ quan, đề cao trách nhiệm của từng cấp,phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch,Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tổng kết, đánh giá toàn diện việcthực hiện Luật Quy hoạch và các nội dung có liên quan đến quy hoạch trong cácluật, văn bản quy phạm pháp luật để khẩn trương trình Quốc hội sửa đổi, bổ sungLuật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quảnlý nhà nước về công tác quy hoạch, bảo đảm tuân thủ các quan điếm chỉ đạo củaĐảng đối với hoạt động quy hoạch, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống phápluật. Trong đó, cần lưu ý một số nội dung như nghiên cứu sửa đổi phạm vi điềuchỉnh của các Luật, bảo đảm định hướng, yêu cầu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghiêncứu, bổ sung quy định điều chỉnh quy hoạch với quy trình rút gọn, trong đó cócác tiêu chí, điều kiện, thủ tục, quy trình điều chỉnh để vừa giải quyết cácvấn đề vướng mắc trong thực tiễn, vừa bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa, ổn định vàliên kết của hệ thống quy hoạch quốc gia;

Rà soát các Danh mục quy hoạch tạiPhụ lục 1 và Phụ lục 2 của Luật Quy hoạch để sửa đổi, bổ sung phù hợp với tìnhhình thực tiễn và phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương và phù hợp vớiquy định chung của Luật Quy hoạch, tránh trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữacác loại quy hoạch; Nghiên cứu, sửa đổi các quy định về kinh phí cho hoạt độngquy hoạch theo hướng bố trí linh hoạt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nướcvà các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tăngcường ứng dụng công nghệ trong lập quy hoạch

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quanngang bộ và địa phương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và khẩn trương cógiải pháp đồng bộ để khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra trong Báo cáokết quả giám sát số 166/BC-ĐGS ngày 27/5/2022 của Đoàn giám sát; tăng cường kỷluật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác quy hoạch.Thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư; khắc phục căn bản tình trạngcác dự án treo do quy hoạch có nguyên nhân chủ quan; xử lý các tồn tại, bất cậpdo ảnh hưởng của quy hoạch treo, bảo đảm các quyền lợi của người dân về đấtđai, tài sản và an sinh xã hội, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài.

Tăng cường ứng dụng công nghệ tronglập quy hoạch và phối hợp đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nâng cấp đồng bộhóa hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia, thống nhất côngnghệ, định dạng dữ liệu về quy hoạch; cập nhật, chia sẻ thông tin.

Đề cao trách nhiệm của người đứngđầu, cá thể hóa trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cảicách thủ tục hành chính; tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịpthời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch./.


Bộ Kế hoạch và Đầu