Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới, giá trị mới

21/04/2023 16:46


(MPI) - Tại Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia diễn ra ngày 20/4/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố nội dung chủ yếu Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trựctiếp và trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.Tham dự Hội nghị các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các cơ quan Đảng, các ủyban của Quốc hội, Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện cácđối tác phát triển, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và các chuyên gia,nhà khoa học.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởngNguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nhằm tiếp tụcphát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt còn tồn tại trong pháttriển và tổ chức không gian phát triển của đất nước giai đoạn vừa qua, Quyhoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được lậptheo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XIII và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bấtthường lần thứ hai ngày 09/01/2023. Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn mới và rấtquan trọng, góp phần cụ thể hóa và triển khai thắng lợi Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội Đảnglần thứ XIII thông qua. Quy hoạch nhằm xác định rõ mô hình phát triển theokhông gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của cácvùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trịmới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Trong suốt quá trình lập và trìnhthông qua Quy hoạch, Chính phủ luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các đồngchí Lãnh đạo Đảng, nhà nước; các cơ quan Đảng, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam.

Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốchội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làvăn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thành quả to lớn đượctạo nên từ rất nhiều công sức, trí tuệ, quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộccủa cả hệ thống chính trị và sự tham gia có hiệu quả của 30 viện nghiên cứu,với hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để xây dựngnên một bản Quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã công bốNghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thểquốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời nêu tóm tắt nhữngnội dung chủ yếu của Quy hoạch.

Quy hoạch đưa ra quan điểm pháttriển là phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ,đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuầnhoàn. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường vàbảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế;phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Khơi dậy khát vọng phát triển đấtnước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làtrung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủtrên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế. Phát huy nội lực làcơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và sức mạnh thờiđại là yếu tố quan trọng, đột phá.


Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Quan điểm về tổ chức không gian pháttriển, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, không gian phát triển quốc gia phảiđược tổ chức hiệu quả, thống nhất, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khuvực và quốc tế. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành các vùng độnglực quốc gia, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩykinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm an sinh xã hộivà các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cáchphát triển.

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tàinguyên và các loại khoáng sản; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực,an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môitrường, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổ chức không gian phát triển quốcgia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vựcđô thị, nông thôn.

Tổ chức không gian phát triển quốc giaphải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác vàsử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Kết hợp chặt chẽ, hàihòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phấn đấu đến năm 2030 là nước đangphát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinhtế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; môhình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững; hìnhthành các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lướikết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khảnăng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vậtchất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Về các chỉ tiêu kinh tế: Phấn đấutốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng7.500 USD.

Tầm nhìn đến năm 2050, là nước pháttriển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc,xanh. Phát triển các vùng hài hoà, bền vững. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc được giữ gìn, phát huy. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hàihoà với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng cac-bon thấp; phấn đấunhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về "0” vào năm 2050.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 6,5 - 7,5%/năm.


Ảnh: MPI

Về phát triển không gian kinh tế -xã hội, Nghị quyết quy định phát triển 06 vùng kinh tế - xã hội. Theo đó, pháttriển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc theo hướng xanh, bền vững và toàndiện. Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng; phát triển công nghiệp chế biến, chếtạo, năng lượng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặcsản. Xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ trở thànhđộng lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Tập trungphát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Xây dựng cáctrung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ. Tiếptục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biểnhiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miềnTrung: Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh.Nâng cao hiệu quả hệ thống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu côngnghiệp. Phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa -lịch sử. Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thànhtrung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước.

Vùng Tây Nguyên: Bảo vệ rừng gắn vớibảo đảm an ninh nguồn nước. Nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp. Đẩymạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo; pháttriển bền vững công nghiệp khai thác bô-xit, chế biến alumin, sản xuất nhôm.Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dântộc Tây Nguyên.

Vùng Đông Nam Bộ: Trở thành vùngphát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởnglớn nhất cả nước; là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, côngnghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnhtranh cao trong khu vực.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Pháttriển vùng trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệuquả cao của cả nước, khu vực và thế giới. Phát triển công nghiệp xanh, nănglượng tái tạo. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Về phát triển các vùng động lực,hành lang kinh tế, theo Nghị quyết: Phát triển 04 vùng động lực quốc gia: vùngđộng lực phía Bắc, vùng động lực phía Nam, vùng động lực miền Trung và vùngđộng lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùnglà Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Phát triển các hành lang kinh tế ưutiên trong giai đoạn đến năm 2030: Hành lang kinh tế Bắc - Nam và 02 hành langkinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài -Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.

Từng bước hình thành và phát triểncác hành lang kinh tế trong dài hạn: Hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minhvà cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 06 hànhlang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; CầuTreo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; ChâuĐốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.

Về phát triển hệ thống đô thị vànông thôn quốc gia, phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, theohướng đô thị xanh, thông minh. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị,dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và cácđường vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng nông thôn mới phát triểntoàn diện, hiện đại, xanh, sạch, đẹp gắn với quá trình đô thị hóa; xây dựng cơsở hạ tầng, dịch vụ nông thôn đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị.

Về định hướng phát triển không gianbiển, Nghị quyết nêu rõ: Phát triển các vùng biển và ven biển dựa trên pháthuy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, bản sắc vănhoá, tính đa dạng của hệ sinh thái; hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. Đẩymạnh phát triển kinh tế tại các đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninhtrên biển.

Định hướng phát triển và phân bốkhông gian các ngành quan trọng, tập trung phát triển một số ngành công nghiệpnền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Ưu tiênphát triển các ngành công nghiệp công nghệ số, công nghệ mới, công nghiệpcông nghệ cao, nhất là điện tử, sản xuất chip bán dẫn, công nghiệp sinh học.Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốcBắc - Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại vùng đồngbằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Xây dựng các trung tâm dịch vụ,thương mại, tài chính, ngân hàng mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phốlớn, gắn với phát triển các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Hình thànhcác trung tâm logistics lớn gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩuquốc tế lớn. Hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâmdu lịch cấp quốc gia, cấp vùng, các hành lang kết nối phát triển du lịch.

Phát triển nông nghiệp hiện đại theochuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với công nghiệp chế biến; thực hiệnchuyển đổi số, sản xuất nông nghiệp thông minh. Bố trí không gian phát triểncác vùng sản xuất nông nghiệp gắn với hạ tầng giao thông, thủy lợi, tăng cườngliên kết giữa sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.


Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết,Nghị quyết quy định cụ thể về định hướng phát triển hạ tầng cấp quốc gia. Theođó, về hạ tầng xã hội, đầu tư các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệpchất lượng cao, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngang tầm khu vực vàquốc tế; hình thành, phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu hiện đại. Xâydựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao quốc gia; xây dựng và nângcao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh tháikhởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Về hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng đườngbộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực,các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửangõ quốc tế. Xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao kết nối với cáccảng biển, cảng hàng không lớn. Phát triển hạ tầng năng lượng bảo đảm vững chắcan ninh năng lượng quốc gia theo hướng năng lượng tái tạo, công nghiệp khí.Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầuchuyển đổi số trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển hạtầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15ngày 09/01/2023 của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trìphối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội vàKế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kếhoạch và Đầu tư đã xây dựng, xin ý kiến và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trìnhChính phủ. Nội dung dự thảo Nghị quyết đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp vàgiao trách nhiệm cho các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiệnQuy hoạch tổng thể quốc gia. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,ngay sau Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quanhoàn thiện Nghị quyết, trình Chính phủ ban hành.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua tại Nghị quyết này là cơ sở,căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đấtquốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạchđơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nôngthôn trên cả nước. Việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốcgia phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mụctiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này. Các quy hoạch trong hệthống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệttheo quy định của Luật Quy hoạch phải được rà soát, điều chỉnh phù hợp, bảo đảmthống nhất với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấnmạnh./.

Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư