Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

20/09/2023 16:40


(MPI) – Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1086/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Quyhoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêutổng quát đến năm 2030, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cườngvà khát vọng phát triển; khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnhứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động và sửdụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theohướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; phát huy giá trị bản sắc văn hóadân tộc, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo,hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ độngứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng - anninh, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đưaYên Bái nằm trong nhóm 05 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miềnnúi Bắc Bộ.

Về mục tiêu kinhtế cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP) bình quân đạt 8,5%/năm, cơ cấu kinh tế: ngành nông, lâm nghiệp, thủy sảnchiếm khoảng 14,8%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39,0%; ngành dịchvụ chiếm khoảng 41,5%; thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4,7%.GRDP bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.

Tầm nhìn đến năm2050, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa,bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trungdu và miền núi Bắc Bộ, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước.

Về phương hướngphát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, Quy hoạch tỉnh Yên Bái xác định 03ngành quan trọng gồm: Nông, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp; Dịch vụ. Cụ thể,về nông, lâm nghiệp, thủy sản, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theohướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinhtế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Khuyến khíchphát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thôngminh.

Về công nghiệp,phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môitrường. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủlực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông lâm sản gắn với khai thác, pháttriển vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưaYên Bái trở thành một trong các trung tâm chế biến lâm sản của vùng trung du vàmiền núi Bắc Bộ.

Về dịch vụ, tậptrung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế như: Dulịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, chăm sóc sức khoẻ, tài chính,ngân hàng, logistics, vận tải,... theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả,nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh. Phát triển du lịch xanh, bản sắc,hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng; hoàn thiện hạ tầng du lịch, pháttriển các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, đưa Yên Báitrở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực Tây Bắc vớithương hiệu "điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.

Quyết định cũngnêu rõ 07 giải pháp thực hiện Quy hoạch. Một là, giải pháp về huy động vốn đầutư tái cơ cấu chi ngân sách theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chiđầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vận động thu hút nguồn vốnODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông nghiệp, nông thôn thích ứng với thiên tai,giáo dục, y tế, nhất là y tế cơ sở.

Hai là, giải phápvề phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kếtchặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học - côngnghệ, thu hút nhân tài, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân đến làm việcvà sinh sống tại tỉnh Yên Bái.

Ba là, giải phápvề bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường. Tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường; công tácthanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường.

Bốn là, giải phápvề phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, ưu tiên phát triển côngnghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, công nghiệp phục vụ dịch vụ và nông nghiệp vớiđịnh hướng khoa học - công nghệ trình độ cao, thân thiện với môi trường và tiếtkiệm tài nguyên. Ưu tiên đầu tư các dự án tăng cường tiềm lực khoa học - côngnghệ; dự án phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ; dự án đầu tư tăngcường cơ sở vật chất khoa học - công nghệ.

Năm là, giải phápvề cơ chế, chính sách liên kết phát triển, trong đó, đối với liên kết hợp tácquốc tế, thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh, thành phố củacác nước có nhiều điểm tương đồng, có tiềm năng, lợi thế trong hợp tác pháttriển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa,... Đối với liên kết hợptác trong nước, liên kết với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộnhằm triển khai thực hiện kết nối cơ sở hạ tầng giao thông cấp vùng đối với cácđô thị, trung tâm du lịch và khu công nghiệp của tỉnh.

Sáu là, giải phápvề quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn, nâng cao chất lượng xâydựng kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nôngthôn, xã hội hóa đầu tư.

Bảy là, giải phápvề nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, cụ thể,đổi mới bộ máy quản lý, thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống chính trị, thúc đẩytinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ và tinh thần làm chủ củanhân dân. Về cơ chế chính sách, công bố rộng rãi Quy hoạch tỉnh và định hướngphát triển các ngành kinh tế then chốt cùng với các cơ chế, chính sách và giảipháp hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là các cơ chế, chính sách của tỉnh đối vớitừng ngành nhằm định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư sẵn có và tiềm năng trênđịa bàn tỉnh. Về cải cách hành chính, đẩy nhanh cải cách hành chính đồng bộ,toàn diện từ cải cách chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức, sắp xếp vị tríviệc làm một cách hợp lý đến cải cách tài chính công.

Thủ tướng Chínhphủ giao các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao cótrách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái trong quá trình thực hiệnquy hoạch; phối hợp với tỉnh Yên Bái nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp cóthẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực để thực hiện quy hoạch./.

Theo Thục Anh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư