Nghị quyết của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030

27/10/2022 10:08


(MPI) - Tại Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia và nội dung chủ yếu đã được Chính phủ quyết nghị tại Điều 1 để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đồng thời, báo cáo Thủ tướngChính phủ việc hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050 trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội xem xét, quyết địnhtheo quy định của pháp luật.

Khơi dậy khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc

Theo nội dung Quy hoạch tổngthể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quan điểm phát triển làquán triệt và cụ thể hóa rõ hơn các quan điểm phát triển của Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030. Phát triển bao trùm, nhanh và bền vữngdựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổixanh và phát triển kinh tế tuần hoàn; Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền;phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứngvới biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Thị trường đóng vai trò chủyếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Phát triểnnhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triểnkinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Khơi dậy khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc. Phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung tâm,chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển; mọi chính sách đều phải hướngtới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của người dân; lấygiá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảođảm sự phát triển bền vững.

Xây dựng nền kinh tế độc lập,tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế,đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế.Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia để tham gia hiệu quả, cải thiện vịtrí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâudài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng,đột phá.

Huy động và sử dụng hiệu quảcác nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Quan điểm về tổ chức khônggian phát triển: phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên quy môtoàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh từngvùng, nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia.

Phát triển có trọng tâm, trọngđiểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kếtcấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực để hình thành vùng động lực, hànhlang kinh tế, cực tăng trưởng thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, bền vữngvà hiệu quả; đồng thời, có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt cho một số địabàn khó khăn để phát triển phù hợp và thu hẹp dần khoảng cách với địa bàn thuậnlợi.

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệmtài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản; bảo đảm anninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tếxanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chấtlượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổikhí hậu.

Tổ chức không gian phát triểnquốc gia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triểnhệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị,nông thôn.

Tổ chức không gian phát triểnquốc gia phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển, vùng trời;tham gia có hiệu quả vào các hành lang kinh tế quan trọng trong khu vực và quátrình hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng với các biến động của tình hình thếgiới. Tổ chức không gian các hoạt động quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắcchủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Các nhiệm vụ trọng tâm và độtphá phát triển quốc gia

Theo Nghị quyết, có 4 nhiệm vụtrọng tâm và đột phá phát triển quốc gia gồm: Một là, hình thành cơ bản bộkhung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, năng lượng,đô thị, hạ tầng số, bảo vệ môi trường, thủy lợi, phòng chống thiên tai, thích ứngvới biến đổi khí hậu và hạ tầng văn hóa, xã hội.

Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại nềnkinh tế và không gian phát triển, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệuquả. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dưđịa lớn để làm động lực cho tăng trưởng và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.

Ba là, phát triển các vùng độnglực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu lôi kéo sựphát triển của quốc gia. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị, vùng có lợi thế đặcbiệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khảnăng cạnh tranh quốc tế cao. Đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp phát triểnkhu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để góp phần ổn định chính trị, giữvững quốc phòng, an ninh.

Bốn là, hình thành và phát triểncác hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây kết nối các cảng biển,cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trungtâm kinh tế, cực tăng trưởng. Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịchvụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Phát triển các vùng động lựcquốc gia, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địabàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm:Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh - BìnhDương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -Quảng Nam - Quảng Ngãi và Tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang (bao gồm cảPhú Quốc) với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Thành phố HồChí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Hình thành và phát triển cáchành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyếngiao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng khôngquốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trungtâm kinh tế, cực tăng trưởng. Ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế gắn vớivùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.

Nghị quyết nêu rõ, tổ chứckhông gian phát triển theo 06 vùng, gồm: Vùng trung du và miền núi phía bắc, gồm14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn,Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình. Vùngtrung du và miền núi phía bắc chia thành 02 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, BắcNinh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hảimiền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KhánhHòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiathành 02 tiểu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh:Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh,thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, BìnhPhước, Tây Ninh.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long,gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, TràVinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, BạcLiêu và Cà Mau.

Nghị quyết cũng nêu cụ thể địnhhướng: Phát triển không gian kinh tế - xã hội; phát triển không gian biển; sử dụngđất quốc gia; khai thác và sử dụng vùng trời; liên kết vùng; phát triển hệ thốngđô thị và nông thôn quốc gia; phát triển các ngành hạ tầng xã hội; phát triểncác ngành hạ tầng kỹ thuật; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chốngthiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Nghị quyết cũng đưa ra các giảipháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch về huy động nguồn lực; cơ chế, chính sách;khoa học công nghệ; nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế./.

Theo ThúyQuyên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư