Mở ra cơ hội phát triển và định hình các giá trị mới cho tỉnh Kiên Giang thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

25/03/2023 16:41


(MPI) - Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Hội đồng thẩm định thông qua chiều ngày 24/3/2023 có nội dung thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng. Từ đó, mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Kiên Giang trong thời kỳ quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưTrần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì Hội nghị. Tham dự Hộinghị có đại diện các bộ, ngành là thành viên Hội đồng và các chuyên gia - Ủyviên phản biện và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Kế hoạch vàĐầu tư. Về phía tỉnh Kiên Giang có lãnh đạo UBND tỉnh gồm: Chủ tịch UBND tỉnhLâm Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND Giang VănPhục cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngTrần Quốc Phương cho biết, Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểmvùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xãhội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Với bờ biển dài trên 200km, vùng biểnrộng hơn 63 nghìn km, có 5 quần đảo với hơn 143 đảo nổi lớn nhỏ, trong đó đảolớn nhất là Phú Quốc, thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, có 2 cửa khẩu,2 sân bay.

Tỉnh Kiên Giang là một trong số ítđịa phương có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vừa có đồngbằng, rừng nguyên sinh, đồi núi, biển đảo; nơi giao thoa văn hóa của nhiều dântộc; có lợi thế, tiềm năng phát triển cả nông, lâm nghiệp, thủy sản, côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chorằng, việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát huy hiệu quả các lợi thế của tỉnh, phát triểntỉnh Kiên Giang trở thành một trung tâm kinh tế biển của quốc gia, phát triểnPhú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầmquốc tế.

Theo quy định của Luật Quy hoạch,quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng ởcấp tỉnh. Quy hoạch tỉnh Kiên Giang được lập trong bối cảnh Quy hoạch tổng thểquốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua, 04 quyhoạch ngành giao thông quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đượcphê duyệt, nhiều quy hoạch ngành quốc gia đã lập xong đang trình thẩm định hoặcđang trình phê duyệt.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghịthành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia tập trung trao đổi, thảo luận,cho ý kiến với ba nhóm vấn đề chính. Một là, xem xét tính hợp lý và sự đảm bảođể phù hợp quy định tại Điều 32 của Luật Quy hoạch về nội dung thẩm định quyhoạch, bao gồm, sự phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 08/5/2020; Việctuân thủ quy trình lập quy hoạch quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Quyhoạch; Việc tích hợp các nội dung đề xuất của các sở, ban, ngành và UBND cấphuyện đưa vào nội dung quy hoạch tỉnh Kiên Giang; Sự phù hợp của quy hoạch vớiquy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 27 của Luật Quy hoạch.

Hai là, cho ý kiến về việc đánh giáphương pháp lập quy hoạch và nội dung bản quy hoạch Kiên Giang, đặc biệt vềviệc áp dụng phương pháp tích hợp quy hoạch về dữ liệu, chồng lớp bản đồ; Xácđịnh vai trò, vị thế của tỉnh trong vùng; Quan điểm, triết lý, tầm nhìn pháttriển của tỉnh trong kỳ quy hoạch; Định hướng phát triển trong từng ngành, từngđịa phương; định hướng phân bổ không gian từng ngành, từng địa phương; địnhhướng phân bổ nguồn lực, phân bổ các dự án có tính đột phá và tạo động lực chosự phát triển của Kiên Giang, để khai thác có hiệu quả nhất về tài nguyên, lợithế, nhất là lợi thế về lâm nghiệp. Ba là, cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáothẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định chuẩn bị.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Trình bày báo cáo tóm tắt quy hoạchtỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho biết, quy hoạch tỉnh đưa ra 03 tầm nhìn chiếnlược gồm, Kiên Giang trở thành điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp và lao độngtrong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ, là trung tâm du lịch sinh thái biển đảohàng đầu tập trung ở các trung tâm hành chính ven biển và các đảo; Người dânsống tại Kiên Giang có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, môitrường giáo dục đào tạo nhân văn, môi trường sống xanh và an toàn; Hệ thống kếtcấu hạ tầng và đô thị phát triển hiện đại, thông minh, kết nối với các trungtâm kinh tế vùng.

Quy hoạch tỉnh xác định quan điểmphát triển phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đảmbảo thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của Quốc gia; Quy hoạch vùngĐồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời tỉnh Kiên Giang có vai trò, vị trí chiếnlược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng,bảo đảm an ninh lương thực, an ninh biển đảo, an ninh biên giới và đối ngoạicủa khu vực Tây Nam bộ cũng như của cả nước. Tỉnh Kiên Giang đề ra 03 quan điểmphát triển cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tổchức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển hài hòa cho đất liền và địnhhướng đột phá phát triển kinh tế biển dựa vào lợi thế đặc thù, vượt trội choPhú Quốc.

Quy hoạch xác định mục tiêu pháttriển tổng quát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định 08 nhiệm vụ trọngtâm và 04 đột phá chiến lược, hình thành khu kinh tế biển phía Tây, phát triểnkinh tế đất liền hướng biển; phát triển Phú Quốc theo cơ chế đặc thù; chuyểnđổi số và ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế của tỉnh và xâydựng chính phủ số; lấn biển theo định hướng sáng tạo.

Cho ý kiến đối với quy hoạch, đạibiểu cho rằng, quy hoạch tỉnh Kiên Giang đã được nghiên cứu công phu, nghiêmtúc; phân tích, xây dựng dựa trên một hệ thống thông tin, dữ liệu khá đầy đủ,đáng tin cậy về hiện trạng, tiềm năng và khả năng phát triển; được chia thành03 Phần, gồm 11 Chương thể hiện đầy đủ 15 nội dung chính theo Điều 27 Luật Quyhoạch.

Quy hoạch được lập theo cách tiếpcận tích hợp, đa ngành, nhằm thể hóa quan điểm, mục tiêu, phù hợp với quanđiểm, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấpquốc gia, Quy hoạch vùng đã được phê duyệt hoặc đang được lập đồng thời; cụ thểhóa tầm nhìn, quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốcphòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045 đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 vàđảm bảo tính liên kết, thống nhất, đồng bộ trong định hướng phát triển giữa cácngành, lĩnh vực thông qua việc xây dựng 25 nội dung đề xuất tích hợp vào Quyhoạch tỉnh.

Quá trình lập Quy hoạch tỉnh KiênGiang đã được thực hiện đầy đủ các bước, tuân thủ đúng quy trình theo quy địnhcủa Luật Quy hoạch, Nghị định 37/2019/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Song songvới quá trình lập Quy hoạch, tỉnh cũng đã tổ chức lập Báo cáo Đánh giá tác độngmôi trường chiến lược theo Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường.

Để hoàn thiện quy hoạch, đại biểucho rằng, cần xem xét một số nội dung như công cụ phân tích không gian để đánhgiá cấu trúc phát triển hiện có theo ngành, lãnh thổ nhằm đề ra định hướng pháttriển các địa bàn ưu tiên, địa bàn còn khó khăn và định hướng chuyển dịch cơcấu của ngành, lãnh thổ; cần rà soát nội dung tích hợp để đảm bảo có sự thốngnhất giữa quan điểm, mục tiêu phát triển, bố trí không gian phát triển và giảipháp thực hiện quy hoạch; đánh giá nguy cơ rủi ro tác động đến phát triển kinhtế - xã hội trong thời gian tới; so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa hoạt độngkinh tế của tỉnh với các tỉnh trong vùng và các ngành, lĩnh vưc có liên quan đểthấy được vị thế, mối quan hệ phát triển kinh tế của Kiên Giang trong tổng thểchiến lược phát triển kinh tế vùng và các ngành trong cả nước; bổ sung và nêurõ vai trò của hệ sinh thái biển, rừng, đất ngập nước, khu bảo tồn trên địa bàntỉnh và lợi thế mang lại; xem xét, xác định ưu tiên để tập trung đầu tư pháttriển, tạo sự đột phá, lan tỏa.

Sau khi đã thảo luận, cho ý kiến đềnghị các thành viên Hội đồng thẩm định xem xét, biểu quyết vào phiếu đánh giáthẩm định Quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch với kết quả100% đồng ý thông qua với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa.


Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứtrưởng Trần Quốc Phương cho rằng, nhận thức được ý nghĩa to lớn của quy hoạch,tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực, tập trung xây dựng được bản quy hoạch tỉnh thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Hội đồng thẩm định xem xét trước khitrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về cơ bản, nội dung quy hoạch tỉnh đã đápứng yêu cầu quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ. Báo cáo kết quả đánh giá môi trườngchiến lược của quy hoạch tỉnh Kiên Giang cũng đã được hoàn thiện theo ý kiếncủa chuyên gia tại Hội thảo tham vấn ý kiến, cơ bản đảm bảo yêu cầu theo quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thay mặt Hội đồng thẩm định quyhoạch tỉnh, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tỉnh Kiên Giang làm rõ các tồntại, hạn chế lớn, trong đó đặc biệt lưu ý làm rõ vấn đề về cân đối cơ cấu kinhtế, phát triển đô thị của tỉnh và khả năng, giải pháp tăng cường liên kết vớicác tỉnh lân cận trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời tập trung làm rõtiềm năng, lợi thế, cơ hội của tỉnh Kiên Giang về tận dụng lợi thế là với bờbiển dài, vùng biển rộng, có 5 quần đảo với hơn 143 đảo nổi lớn nhỏ, trong đóđảo lớn nhất là Phú Quốc, thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.

Bổ sung luận chứng, làm rõ về tínhkhả thi của kịch bản phát triển được lựa chọn, trong đó cần xác định rõ cácđộng lực, đột phá của tăng trưởng, đóng góp của từng ngành, lĩnh vực vào tăngtrưởng chung của tỉnh. Cần đưa ra định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhânlực cũng như giải pháp, nguồn lực ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực,đảm bảo tính khả thi của các khâu đột phá.

Xác định rõ khu vực khuyến khíchphát triển để làm căn cứ cho hình thành các vùng động lực; rà soát, thể hiện rõchức năng của các hành lang phát triển; xác định rõ một số khu vực động lựcchính để ưu tiên đầu tư, làm đầu tàu lôi kéo các khu vực khác phát triển.

Cùng với đó, rà soát các định hướng,phương án phát triển trong quy hoạch tỉnh, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quyhoạch cấp quốc gia đã được quyết định hoặc phê duyệt; phối hợp với các bộ,ngành cập nhật nội dung để đảm bảo phù hợp nội dung quy hoạch ngành quốc giađang được hoàn thiện.

Về quan điểm và triết lý phát triển,Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, Báo cáo đã đưa ra các quan điểm pháttriển trong quy hoạch, tính đột phá, xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển.

Về mục tiêu phát triển, cần nhấnmạnh trên phương diện phát triển nhanh và bền vững, dựa trên 4 trụ cột về Kinhtế - Văn hóa, xã hội - Môi trường - Quốc phòng, an ninh. Chỉ ra được điểm nghẽncản trở khi thực hiện, từ đó làm rõ quan điểm, phương hướng, định hướng pháttriển.

Về động lực cho tăng trưởng, Thứtrưởng Trần Quốc Phương cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Kiên Giang đãhình thành 3 cực động lực phát triển khá rõ là thành phố Phú Quốc, thành phốRạch Giá và thành phố Hà Tiên. Trong đó, mỗi thành phố đóng góp vai trò, tínhchất, động lực khác nhau và tiếp tục thể hiện vai trò động lực kinh tế của tỉnhtrong thời kỳ quy hoạch.

Thành phố Hà Tiên và thành phố RạchGiá là những thành phố trong đất liền, sự kết nối về hạ tầng kỹ thuật và hạtầng xã hội đã được xây dựng ở các phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹthuật và hạ tầng xã hội. Riêng thành phố Phú Quốc tuy là đơn vị hành chính cấphuyện nhưng do đặc thù là đảo độc lập ở trên biển, đề nghị trong phương án pháttriển đô thị thành phố Phú Quốc cần định hướng rõ về phương án hạ tầng kỹ thuậtvà hạ tầng xã hội làm cơ sở xác định các dự án cần ưu tiên đầu tư trong thời kỳquy hoạch đáp ứng cho nhu cầu phát triển thành phố Phú Quốc trở thành một đôthị biển đảo đặc sắc.

Trên tinh thần đó, tỉnh Kiên Giangsớm hoàn thiện nội dung quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch,trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nộidung, số liệu trong Báo cáo Quy hoạch và hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trongHồ sơ Quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽlà công cụ quan trọng để Tỉnh hoạch định đường hướng, điều hành và quản lý mọihoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địabàn tỉnh trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềmnăng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực pháttriển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững./.

Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư