Kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả

20/07/2022 17:48


Ngày 19/7/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo xin ý kiến các chuyên gia về dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo,Thứ trưởng Phương cho biết, sau quá trình phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành,địa phương và trên cơ sở các nội dung của Định hướng Quy hoạch tổng thể quốcgia đã báo cáo Chính phủ vào tháng 4/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiệndự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm2050. Dự thảo Báo cáo hiện đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phươngvà xin ý kiến rộng rãi.

7 VƯỚNG MẮC TRONG TỔ CHỨCKHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

TS. Trần Hồng Quang, Việntrưởng Viện Chiến lược phát triển cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc trong pháttriển và tổ chức không gian phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020.

Thứ nhất, không gian pháttriển bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng hạn chế, một số địaphương phát triển không dựa vào lợi thế của mình. Các tỉnh, thành phố tập trungphát triển trong địa giới hành chính, ít phối hợp với các tỉnh lân cận để pháthuy lợi thế nhờ quy mô. Các địa phương đều quy hoạch, xây dựng các công trình hạtầng quy mô lớn như cảng biển, sân bay dẫn đến đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụngthấp.

"Một số địa phương pháttriển theo phong trào, không dựa trên các lợi thế so sánh, thiếu tầm nhìn dài hạn,nhất là trong xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch… dẫn đến cạnhtranh không lành mạnh, khó thu hút đầu tư", ông Quang cho hay.

Thứ hai, đó là đầu tư pháttriển dàn trải theo các vùng, miền; chưa tập trung nguồn lực hình thành rõ nétcác vùng động lực đóng vai trò đi đầu và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của đất nước.Hiện nay, cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm với quy mô khá lớn, gồm 24/63 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 27,5% diện tích, 53,1% dân số cả nước.

"Do quy mô các vùngkinh tế trọng điểm (KTTĐ) quá lớn, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội,chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nên các vùng KTTĐ chưa thựcsự trở thành các vùng động lực, nhiều địa phương thuộc các vùng KTTĐ có trình độphát triển dưới hoặc tương đương mức trung bình cả nước", TS. Trần HồngQuang nêu rõ.

Trong giai đoạn 2011-2020,vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăngtrưởng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Riêng vùng KTTĐ phía Nam khôngduy trì được tốc độ tăng trưởng cao như các giai đoạn trước đây.

Năm 2020, có 14 địa phươngthuộc các vùng KTTĐ là Hưng Yên, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Bình Phước, HảiDương, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, ThừaThiên - Huế và An Giang có GRDP/người thấp hơn mức trung bình cả nước.

Thứ ba là chưa hình thành đượcbộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng chưađồng bộ. Nhiều đoạn trên trục đường bộ cao tốc Bắc - Nam chưa được xây dựng. Chấtlượng kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt hầu hết là lạc hậu, chắp vá, chưa đượcvào cấp kỹ thuật, tốc độ khai thác lớn nhất 100 km/h về khách; 60 km/h về hàng.

Hiện nay cả nước có 22 cảnghàng không, theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO, có 08 các cảng hàng không quốc tếđạt cấp 4E, các cảng hàng không còn lại có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4D, phần lớncảng hàng không nội địa chỉ có khả năng tiếp thu tàu bay A320/A321 và tươngđương.

Cả nước có 47 cảng biển,trong đó có 02 cảng biển loại đặc biệt, 12 cảng biển loại I, 20 cảng biển loạiII.

"Chức năng vai trò củacác cảng trong hệ thống cảng biển chưa được phân định rõ, còn dàn trải, thiếu tậptrung. Một số cảng lớn quá tải, trong khi đó một số cảng khai thác chưa hếtcông suất; thiếu đồng bộ giữa luồng vào cảng và hệ thống giao thông kết nối.Thiếu các cảng biển du lịch chuyên dụng làm giảm khả năng đón nhận các tàu du lịchquốc tế cỡ lớn", ông Quang phân tích.

Điều đáng lưu ý, theo TS. TrầnHồng Quang chỉ rõ, hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, khả năngkết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế, đặc biệt là kết nối giữa đườngbộ với các đầu mối vận tải, phương thức vận tải đường biển, đường thủy nội địa,đường sắt và ngược lại, kết nối giữa đường sắt với các cảng biển gần như bị triệttiêu.

Kết nối giao thông tại cửangõ các đô thị lớn (Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), kết nối tới cáckhu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, cửa khẩu còn hạn chế. Chậm triển khaicác tuyến cao tốc quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các khu vực: TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.Chậm hình thành bộ khung kết cấu hạ tầng phù hợp với đặc thù và yêu cầu pháttriển của từng vùng.

Hạ tầng năng lượng còn thiếuđồng bộ, kết nối và truyền tải điện tại một số khu vực chưa đáp ứng yêu cầu; mộtsố dự án điện quan trọng chậm tiến độ, phát triển năng lượng tái tạo và năng lượngthay thế còn bất cập.

Đầu tư các công trình hạ tầngứng phó với biến đổi khí hậu còn chậm. Hạ tầng công nghệ thông tin ở một số địaphương chưa đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệuquốc gia cho phát triển chính phủ điện tử triển khai chậm và bảo đảm an toàn,an ninh thông tin chưa cao.

Một số công trình hạ tầng xãhội quan trọng chậm được đầu tư. Chưa hoàn thành xây dựng một số bảo tàng, trườngquay, nhà hát quốc gia; trung tâm huấn luyện thể thao, khu liên hợp thể thao quốcgia tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trung tâm thể thao vùng. Các bệnh việnđa khoa và chuyên khoa tuyến Trung ương phân bố chưa đều giữa các vùng, hiện tậptrung chủ yếu ở Vùng Đồng bằng sông Hồng (20 bệnh viện), Bắc Trung bộ và Duyênhải miền Trung (8 bệnh viện); vùng Tây Nguyên hiện chưa có bệnh viện đa khoa vàchuyên khoa tuyến Trung ương đóng trên địa bàn và toàn vùng có duy nhất 1 bệnhviện đa khoa tuyến tỉnh hạng 1.

Đầu tư xây dựng các đại họcquốc gia, trường đại học xuất sắc, trọng điểm còn chậm, dàn trải. Phân bố cáccơ sở giáo dục đại học chưa hợp lý.

Thứ tư, hệ thống đô thị phânbố chưa hợp lý, đô thị hóa chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sử dụng đất đôthị chưa hiệu quả, chất lượng đô thị chưa cao, tác động lan tỏa của khu vực đôthị còn hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa thấp so với mức trung bình của các nước trongkhu vực và thế giới, chênh lệch cao giữa các vùng miền. Một số vùng có tỷ lệ đôthị hóa thấp, như: tỷ lệ đô thị hóa vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt20,1%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,9% năm 2020. Chất lượng đô thị hóachưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đấtđai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp.

Hệ thống đô thị phân bố vàphát triển không cân đối, thiếu sự liên kết, chưa có sự phân định và chia sẻ chứcnăng trong từng vùng và giữa các vùng. Tập trung phát triển quá mức vào Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh; nhiều đô thị trung tâm vùng, trung tâm tỉnh chưa pháttriển tương xứng. Các đô thị nhỏ và trung bình còn thiếu động lực phát triểnkinh tế đô thị.

Tác động lan tỏa của đô thịđến khu vực nông thôn còn hạn chế, liên kết đô thị - nông thôn còn yếu. Quátrình đô thị hóa chưa đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, cụ thể trong việc hình thành và phát triển đô thị, các khu đôthị gắn với xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

TS. Trần HồngQuang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.

Thứ năm, chưa hình thành đượccác trung tâm tài chính lớn; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khudu lịch… còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Trên địa bàn cả nước hiện chưa hìnhthành được các trung tâm tài chính lớn; phát triển các khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu du lịch… còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, cạnh tranh lẫn nhau, chưatạo thành các cụm liên kết ngành lớn, chưa gắn kết chặt chẽ với hình thành,phát triển các đô thị mới, khu đô thị mới.

Hiện nay, trên địa bàn cả nướcđã thành lập 18 khu kinh tế (KKT) ven biển trên tổng số 28 địa phương ven biển.Tại khu vực ven biển miền Trung, trên địa bàn hầu hết các địa phương từ ThanhHóa đến Khánh Hòa, trừ thành phố Đà Nẵng, đều có một KKT ven biển. Số lượng cácKKT ven biển được thành lập nhiều dẫn đếnđầu tư dàn trải; vốn đầu tư cho kết cấuhạ tầng còn hạn chế; việc triển khai xây dựng các KKT bị chậm, thu hút đầu tưvà phát triển các khu kinh tế chưa như mong muốn. Các cơ chế, chính sách đã banhành cho các KKT chưa vượt trội các nơi khác. Các KKT đều có các định hướng giốngnhau như xây dựng cảng biển nước sâu và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như dịchvụ cảng biển, du lịch biển, chế biến hải sản, nhiệt điện, đóng tàu... dẫn đến sựlãng phí, chồng chéo và sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Hiện nay cả nước đã thành lập26 khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn 21 tỉnh biên giới, trong đó giáp biên giớivới Trung Quốc có 9 khu, giáp biên giới với Lào có 8 khu và giáp biên giớiCampuchia có 9 khu. Do vị trí địa lý nằm ở khu vực biên giới, xa các trung tâmkinh tế lớn, dân cư thưa thớt, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, khu vực biên giớinước bạn kém phát triển nên việc thu hút đầu tư vào các KKT cửa khẩu còn gặpkhó khăn, chưa phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế và giaothương hàng hóa, chưa trở thành vùng động lực của tỉnh cũng như trung tâmthương mại, dịch vụ, du lịch của vùng.

Trong thời gian qua, các khucông nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực,chưa chú trọng nâng cao hiệu quả và đổi mới mô hình phát triển, thiếu hạ tầngxã hội như nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội cho người lao động. Phân bốphát triển hệ thống khu công nghiệp còn mang tính cục bộ, theo địa giới hànhchính, thiếu gắn kết với việc hình thành các trung tâm công nghiệp lớn, cụmliên kết ngành công nghiệp (Industrial Clusters) của quốc gia theo vùng và liênvùng. Phân bố không gian nhiều khu công nghiệp còn thiếu hợp lý, mang tính trướcmắt, tập trung quá mức tại những khu vực kề cận các đô thị, khu vực ven biển dẫnđến quá sức chứa của đô thị và quá tải mạng lưới kết cấu hạ tầng.

Tổ chức không gian du lịch,phân bố các khu du lịch vẫn chưa hợp lý. Chưa thu hút được nguồn lực đầu tưphát triển các khu du lịch xứng tầm nên nhiều khu còn hoạt động chưa hiệu quả,sản phẩm còn trùng lặp, thiếu đặc sắc.

Thứ sáu, ô nhiễm môi trườngliên tỉnh, nhất là ô nhiễm lưu vực sông chậm được khắc phục, ô nhiễm trên biểndiễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường mang tính liên tỉnh còn tồn tại, có chiềuhướng ngày càng nghiêm trọng, điển hình như ô nhiễm nước mặt các lưu vực sông,đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai -Sài Gòn.

Thứ bảy, công tác quy hoạch,xây dựng hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn hạnchế. Hạ tầng thủy lợi thiếu đồng bộ, nhiều công trình xuống cấp nhưng không đượcsửa chữa kịp thời. Hệ thống đê lớn phần lớn hình thành lâu đời, đắp bằng đất,dưới tác động của mưa, lũ, bão, thường xuyên bị hư hỏng. Việc quy hoạch, quảnlý, điều hành một số dự án thủy điện chưa tốt, ảnh hưởng xấu tới môi trường,nguồn nước, sản xuất và đời sống của người dân. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờbiển còn diễn biến phức tạp, khắc phục còn chậm. Xâm nhập mặn tại các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long, các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động, ảnh hưởng xấu đếnđời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

6 ĐIỂM NGHẼN CẦN GIẢI QUYẾTTRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH MỚI

Trên cơ sở phân tích, đánhgiá các hạn chế, yếu kém trong quy hoạch và tổ chức không gian phát triển đấtnước thời kỳ vừa qua, TS. Trần Hồng Quang chỉ rõ, các điểm nghẽn cần giải quyếttrong thời kỳ quy hoạch bao gồm:

(1) Mạng lưới kết cấu hạ tầnggiao thông chưa đồng bộ, khả năng kết nối các phương thức vận tải còn hạn chế,chưa hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng hàng không cửa ngõ Long Thành,chưa xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, một số cao tốc vùng chậm được triểnkhai (Nội Bài - Hạ Long, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương…), mật độđường cao tốc khu vực Nam Bộ thấp, kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Longchậm phát triển...

(2) Liên kết phát triển,liên kết vùng còn hạn chế, chưa thực chất, các địa phương phát triển không dựavào lợi thế của mình; các vành đai vùng, đô thị vệ tinh, khu đô thị lớn chậmtriển khai, đặc biệt tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

(3) Phát triển các vùng kinhtế trọng điểm quá dàn trải, một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểmchưa phát huy vai trò động lực.

(4) Chậm mở rộng không gianphát triển cho vùng Hà Nội và vùng TP. Hồ Chí Minh; nhiều dự án đầu tư ở Thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội còn sử dụng nhiều lao động và đất đai; các đô thị trungtâm vùng, trung tâm tỉnh phát triển chưa cân xứng.

(5) Hệ thống khu kinh tế venbiển, khu kinh tế cửa khẩu quá nhiều, thiếu hiệu quả, chưa đảm bảo các điều kiệnvề hạ tầng, cơ chế chính sách để thu hút đầu tư.

(6) Chưa hình thành được cáctrung tâm tài chính lớn mang tầm khu vực, quốc tế; hệ thống thể chế, nhất là thểchế về tiền tệ chưa bảo đảm hỗ trợ hình thành và phát triển các trung tâm tàichính.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ2021-2030: KIẾN TẠO KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN

Về mục tiêu phát triển, ôngQuang cho biết, Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ: "Kiến tạo một mô hình phân bổkhông gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùngkinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạtầng đồng bộ, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiệncho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là nướcđang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao; đến năm 2050trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ông Quang cũng lý giải rằng,trong khi các nguồn lực phát triển có hạn, trong một giai đoạn nhất định cần ưutiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vịtrí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có đểcác lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôikéo các lãnh thổ khác cùng phát triển.

Quy hoạch tổng thể quốc gianhằm đạt được 4 mục tiêu, bao gồm: Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh củalãnh thổ. Hai là, kết nối thông suốt giữa các vùng, địa phương bên trong quốcgia. Ba là, kết nối thông suốt giữa quốc gia và quốc tế. Bốn là, thúc đẩy sựphát triển kinh tế, thịnh vượng, tạo ra nhiều sinh kế, phù hợp với bối cảnh mới,bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hoá thiên nhiên.

Trong đó, một số mục tiêu cụthể đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; năm 2050 khoảng 115triệu người; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn2021-2030; khoảng 6,5-7%/năm giai đoạn 2031-2050.

GDP bình quân đầu người theogiá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người; đến năm 2050 đạt khoảng27.000-32.000 USD/người. Tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2030 đạt trên 50% và đếnnăm 2050 đạt từ 70-80%...

Quy hoạch tổng thể quốc giacũng đặt mục tiêu, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; đếnnăm 2050 có trên 9.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành đường sắt cao tốc. Đếnnăm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt 32m2…

Trong thời kỳ quy hoạch địnhhướng tập trung hình thành và phát triển: Các hành lang kinh tế; Các vùng độnglực (của quốc gia và của các vùng kinh tế - xã hội) và đô thị động lực; Các khukinh tế; Bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạchlần đầu tiên được triển khai lập ở nước ta theo quy định của Luật Quy hoạch năm2017; đây là nhiệm vụ rất mới, chưa có tiền lệ. Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽcụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năngthế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.


Thứ trưởng TrầnQuốc Phương đặt mục tiêu hoàn thành dự thảo trong tháng 8/2022, để trình Hội đồngthẩm định.

"Nội dung Quy hoạch tổngthể quốc gia sẽ định hướng phân vùng và liên kết vùng trên lãnh thổ quốc gia(bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời) một cách khoa họcđể tạo không gian phát triển đồng bộ; định hướng phát triển hệ thống đô thị vànông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, gắn với sử dụng có hiệu quả tàinguyên và bảo vệ môi trường, đồng thời chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảođảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế hiệu quả", Thứ trưởng chỉ rõ.

GÓP Ý ĐỂ BẢN THẢO HOÀN THIỆNVÀ ĐỔI MỚI HƠN NỮA

Đánh giá cao dự thảo Quy hoạchtổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, nhưng một số chuyên gia đồng quan điểm rằng,cần phân tích rõ hơn vai trò của kinh tế biển.


 

TS.Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư góp ý.

Góp ý bản dự thảo Quy hoạchtổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lần 1, các chuyêngia, nhà khoa học cho rằng, dự thảo đã đánh giá toàn diện về các điều kiện pháttriển về tài nguyên như: Tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản, tài nguyênvề năng lượng, cũng như các tài nguyên về xã hội như dân số, nguồn nhân lực…Đây là các nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội, đó cũnglà lợi thế phát triển của mỗi nước. Việc đánh giá đúng nguồn lực và hiện trạngphát triển của quốc gia và những tồn tại sẽ là cơ sở để đề ra các giải phápphát triển cho giai đoạn tới.

Tuy nhiên, theo PGS, TS. VũNăng Dũng - Hội Khoa học Đất Việt Nam, đây là bản quy hoạch khó, lần đầu tiêntích hợp, nên không trách khỏi những tồn tại cần tiếp tục được hoàn thiện. Trêncơ sở đó, góp ý hoàn thiện dự thảo, ông Vũ Năng Dũng cho rằng, trong lợi thế vàthách thức phát triển cần phân tích kỹ hơn vị trí, vai trò của kinh tế biển đảo,du lịch, môi trường biển như thế nào? Vì hiện môi trường biển đang bị tổnthương rất nhiều và chất lượng môi trường biển cũng đang suy giảm nhiều.

Cũng liên quan đến kinh tếbiển, ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trungương) chỉ rõ, Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đếnnăm 2050 nói về kinh tế biển nhưng chưa nhiều, và cũng không nhắc nhiều đếnkinh tế rừng. Trong khi đó, kinh tế rừng và kinh tế biển là 2 thế mạnh rất lớncủa Việt Nam, nên cần tập trung làm rõ hơn vấn đề này trong những bản dự thảosau.

Còn TS. Nguyễn Quân, nguyênBộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam thì góp ýrằng, chúng ta chỉ nên quy hoạch những gì mà Nhà nước phải làm, còn những gìngười dân có thể làm được, thì không nên quy hoạch.

"Chúng ta không nên quyhoạch về ý chí", ông Quân nhấn mạnh và dẫn chứng rằng, quy hoạch 1 tỉnhbao nhiêu diện tích, bao nhiêu dân, nhưng tỉnh nghèo quá, bão lũ, người dân họphải di cư. Vì thế, nếu Nhà nước chăm lo để bảo vệ họ, thì hẵng quy hoạch như vậy.

Ông Quân cũng đề xuất rằng,chỉ cần Quy hoạch tổng thể quốc gia và 6 quy hoạch ngành chính là các quy hoạchcứng, chứ không cần đến 37 ngành như hiện nay.

"Khi xây dựng và thôngqua các quy hoạch, tôi nghĩ cần đưa 3 vấn đề vào: Đầu tiên là tính pháp lý, đểkiểm điểm sau 5 năm thế nào? Thứ hai là tính ổn định, đã là quy hoạch mà điềuchỉnh liên tục thì không gọi là quy hoạch nữa, chúng ta cần quy định các trườnghợp được điều chỉnh, khi nào điều chỉnh và thời gian nào điều chỉnh. Thứ ba làcố gắng ngắn gọn, rõ ràng, khả thi, chủ yếu là khung thôi. Có thể đưa các giớihạn dưới, một số trường hợp là giới hạn trên, để tăng tính khả thi của Quy hoạch",ông Quân lưu ý.

Trước những ý kiến góp ý củacác chuyên gia, nhà khoa học, với vai trò Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Cao Viết Sinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư chia sẻ, tháng 10/2022 Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ trình Quốc hội, nhưng trước khi trình Quốchội thì phải trình Hội đồng thẩm định và nhiều cấp thông qua.

"Thời gian rất gấp, nênchúng tôi sẽ rà soát lại ý kiến đóng góp, tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.Hy vọng, bản dự thảo 2 sẽ hoàn thiện hơn”, TS. Cao Viết Sinh cho biết.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chỉ rõ, quy hoạch tổng thể quốc gia mangtính chiến lược, tổng hợp và khái quát cao, đồng thời bao quát nhiều ngành,lĩnh vực theo Luật Quy hoạch. Vì vậy, quy trình xây dựng đòi hỏi sự tham củanhiều ngành, lĩnh vực.

Để đảm bảo tiến độ xây dựngdự thảo, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Viện Chiến lược phát triển vàBan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, tài liệu, trong đó xây dựng đa dạng cácbáo cáo như báo cáo tóm tắt, báo cáo thuyết minh để trình các cấp, ban, ngànhliên quan. Thứ trưởng Phương đặt mục tiêu, trong tháng 8/2022, hoàn thành dự thảođể trình Hội đồng thẩm định.

"Đây là quy hoạch caonhất, nên cần mang tính định hướng và gợi mở cho các quy hoạch cấp thấp hơn dựavào điều chỉnh. Ngoài ra, quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần được cập nhật nhữngdiễn biến mới của tình hình quốc tế, trong nước", Thứ trưởng Phương lưuý./.


"Khixây dựng và thông qua các quy hoạch, tôi nghĩ cần đưa 3 vấn đề vào: Đầu tiên làtính pháp lý, để kiểm điểm sau 5 năm thế nào? Thứ hai là tính ổn định, đã làquy hoạch mà điều chỉnh liên tục thì không gọi là quy hoạch. Chúng ta cần quy địnhcác trường hợp được điều chỉnh, khi nào điều chỉnh và thời gian nào điều chỉnh.Thứ ba là cố gắng ngắn gọn, rõ ràng, khả thi, chủ yếu là khung thôi", TS.Nguyễn Quân chia sẻ quan điểm.

Theo PhươngAnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Ảnh: MPI và internet