Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về những vấn đề quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia

18/08/2022 15:21


Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời ký 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHTTQG). Để có thêm cơ sở hoàn thiện Báo cáo và chuẩn bị trình thẩm định QHTTQG, sáng 16 tháng 8 năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về những vấn đề quan trọng của QHTTQG. Hội thảo do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộtrưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch lần đầutiên được triển khai lập ở Việt Nam theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017;đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mới, chưa có tiền lệ và chúng ta chưa có nhiềukinh nghiệm.

Quy hoạch tổng thể quốc gia cụ thểhóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030, tậptrung vào phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế vàcó tính liên vùng trên phạm vi cả nước.

Xây dựng quy hoạch tổng thể quốcgia là nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng tađánh giá lại hiện trạng một cách thực chất, tổng thể nhằm đề xuất định hướng bốtrí, sắp xếp lại không gian phát triển của đất nước để đạt mục tiêu, khát vọngmà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nướcphát triển, thu nhập cao.

Tại Hội thảo ngày hôm nay, Bộ Kếhoạch và Đầu tư rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các các chuyên gia, nhàkhoa học, về các vấn đề chủ yếu của báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia, nhấtlà về tổ chức không gian phát triển đất nước, về bộ khung kết cấu hạ tầng quốcgia, về định hướng phát triển và phân bố các ngành, lĩnh vực quan trọng...

Phát biểu tại Hội thảo, bà SteffiStallmeister, Phó Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biếthội thảo hôm nay thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhưcác Bộ, ngành trong quá trình xây dựng Báo cáo QHTTQG thời gian qua . Để hoànthiện báo cáo, bà cho rằng cần cân nhắc một số điểm sau: mục tiêu phát triểncân bằng và ưu tiên; xử lý các vấn đề bất cập trong triển khai thực hiện, xác địnhtrình tự triển khai rõ ràng; cần điều chỉnh cơ chế hiện nay về pháp lý, thể chế,chính sách ưu đãi, khuyến khích cũng như thực thi hiệu lực để tăng cường sự phốihợp theo chiều dọc và chiều ngang; cải thiện quy trình đầu tư công;…


Bà Steffi Stallmeister phát biểu tại Hội thảo.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thếgiới, Trưởng nhóm là TS. Dannay Leipziger, Nguyên Phó Chủ tịch quản lý kinh tếvà giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới, Giáo sư tại Đại học George Washingtonđánh giá cao bản báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2050 của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu, các nội dung chủ yếu củaQuy hoạch đã tiếp cận với thông lệ quốc tế. Các chuyên gia trình bày thêm các nộidung liên quan đến tổ chức không gian theo các hành lang kinh tế, phát triểncác vùng động lực, các cực tăng trưởng, các vùng đô thị lớn, tuyến đường sắt tốcđộ cao Bắc – Nam,kinh nghiệm Chiến lược phát triển và không gian của Trung quốc.Các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến nghị để Quy hoạch được xây dựng theo hướngnâng cao khả năng chống chịu rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu; bảo đảm nguồnlực tài chính cho thực hiện Quy hoạch.

Kết thúc Hội thảo, Bộ trưởng NguyễnChí Dũng trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong quá trình xâydựng Quy hoạch, cảm ơn Đoàn chuyên gia, đứng đầu là TS Dannay Leipziger đã dànhthời gian nghiên cứu, có những ý kiến góp ý rất sâu sắc cho bản Quy hoạch tổngthể quốc gia lần đầu tiên được lập ở Việt Nam. Những ý kiến, góc nhìn của Quý vịsẽ giúp bản Quy hoạch tổng thể quốc gia có thêm cơ sở để hoàn thiện đạt chất lượngcao nhất, để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.