Hội thảo tham vấn quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

22/11/2022 11:37


(MPI) - Để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Hội đồng thẩm định thông qua, ngày 21/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ngành liên quan về quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang thờikỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyếtđịnh số 952/QĐ-TTg ngày 03/7/2020 với mục tiêu lập quy hoạch là cơ sở để lãnh đạo,chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ để hoạch định chínhsách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinhdoanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.

Phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang trởthành tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Cụ thể hóa quy hoạchtổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sôngCửu Long ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng,an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổđất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấpquốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư tỉnh HậuGiang Nghiêm Xuân Thành cho biết, thực hiện quy định về lập quy hoạch cũng nhưxác định vị trí và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, khởi nguồn của sựphát triển, tỉnh Hậu Giang xác định, quy hoạch là "nghị quyết” của Trung ương,của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng để xây dựngquy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do vậy, Tỉnh đã nghiêncứu thấu đáo, kỹ lưỡng để xây dựng quy hoạch phù hợp với tình hình mới và theohướng tích hợp.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, tỉnhđã nghiên cứu kỹ, xác định định vị của tỉnh với điều kiện "thiên thời, địa lợi,nhân hòa”, đó là vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được quan tâm, nhất làhệ thống hạ tầng giao thông, các tuyến đường cao tốc; có lợi thế về phát triểnkinh tế - xã hội. Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những chủ trương lớn, tạo luồng gió mới choVùng phát triển. Với vị trí của mình, tỉnh Hậu Giang được hưởng lợi từ các hạ tầnggiao thông trong Vùng nên có cơ hội thực hiện khát vọng thành công trong giaiđoạn tới.

Bí thư tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thànhnhấn mạnh, tỉnh Hậu Giang đã đề ra các đột phá chiến lược với các giải pháp cụthể để biến tiềm lực thành động lực; đoàn kết thống nhất, đồng lòng thực hiệnkhát vọng; phải tận dung tiềm năng để phát triển, trong đó quy hoạch tỉnh thờikỳ tới đóng vai trò quan trọng. Do vậy, tỉnh Hậu Giang mong muốn nhận được ý kiếngóp ý của các đại biểu, giúp tỉnh sớm hoàn thiện quy hoạch với chất lượng caonhất.

Theo dự thảo quy hoạch được trình bày tạiHội thảo, tỉnh Hậu Giang đưa ra tầm nhìn phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2050 được đề xuất là "Phát triển nhanh và bền vững theo hướng côngnghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, du lịch chất lượng”.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hộigiai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên quan điểm là: "Một tâm, hai tuyến,ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”, trong đó: Một tâm là: Phát triển huyện ChâuThành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trongtrung và dài hạn. Hai tuyến là: Tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến độnglực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến AnGiang - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu.

Ba thành là: Ưu tiên phát triển nâng tầmcác trung tâm đô thị thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. Bốntrụ là: Phát triển 4 trụ cột theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy là công nghiệp,nông nghiệp, đô thị và du lịch. Năm trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế, chíchsách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hànhchính - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hoàn thiện hạ tầng nhất làhạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho nhân dân. Định hướng phát triển phải tạo được những độtphá thực sự đối với lĩnh vực công nghiệp trong thời gian trung và dài hạn, đểcó thể bứt phá về tăng trưởng kinh tế, thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra; đồngthời, phát triển công nghiệp phải hài hòa với mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vữngvà bao trùm lâu dài, để mọi khu vực đều phát triển và mọi người dân đều được hưởnglợi.

Tham gia ý kiến, các đại biểu đánh giá dựthảo quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đượcxây dựng công phu, chi tiết; định hướng quy hoạch tuân thủ quy định; quy trình,các bước lập quy hoạch tuân thủ hướng dẫn. Tuy nhiên, cần nghiên cứu, bổ sung,tích hợp rõ hơn với quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xem xét việc bố trínông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là trong biến đổi khí hậu; làm rõ hơn giảipháp thu hút đầu tư nước ngoài; kết nối thị trường và khuyến khích các doanhnghiệp đầu tư.

Xây dựng quan điểm, thiết lập tầm nhìnvà xác định mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới để phát huy hiệu quảtiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt, độc đáo củaHậu Giang so với các địa phương khác trong Vùng, chú trọng những mô hình pháttriển mới, năng động, phù hợp với lợi thế sẵn có của lưu vực sông Hậu như pháttriển các vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, phát triển côngnghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại và du lịch sinh thái.

Tham gia ý kiến, đại diện Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn nhấn mạnh đến chuyển đổi đất rừng; về diện tích đấtnông nghiệp công nghệ cao, cần bám sát quy định đã ban hành và đánh giá kỹ hiệntrạng sử dụng, phù hợp với Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Về thủy sản, Hậu Giang cótiềm năng, lợi thế, do vậy cần đánh giá lại hiện trạng, bổ sung nguồn lợi thủysản. Đồng thời nhấn mạnh đến phòng chống thiên tai; danh mục ưu tiên, bổ sungcác dự án về sạt lở bờ sông và có phương án cụ thể.

Ý kiến đại diện của Bộ Công Thương đánhgiá cao dự thảo quy hoạch và đề nghị cần rà soát, bổ sung các chiến lược pháttriển ngành đã được ban hành; về công nghiệp, cần xây dựng tiêu chí và luận chứngxác định dự án ưu tiên đầu tư để tạo động lực phát triển. Cùng với đó, cần đánhgiá về tỷ lệ lấp đầy của khu, cụm công nghiệp; đánh giá thực trạng hạ tầngthương mại; năng lượng; các dự án đầu tư, xác định danh mục dự án trong thời kỳquy hoạch để xác định quỹ đất một cách chính xác.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Định TrọngThắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, báo cáoquy hoạch của tỉnh Hậu Giang thể hiện được khát vọng phát triển; được nghiên cứu,xây dựng công phu, thể hiện quyết tâm của toàn tỉnh. Đồng thời nhấn mạnh, dự thảocần lưu ý về vấn đề biến đổi khí hậu; về tài nguyên nước và có các phương án cụthể trong thời gian tới; bám sát quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đánhgiá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng,thế mạnh của địa phương; đánh giá khả năng khai thác liên kết vùng, hợp tác cácđịa phương trong cả nước, trước hết là kết nối giữa Hậu Giang với các tỉnhtrong vùng;…


Chủ tịch UBND tỉnh HậuGiang Đồng Văn Thanh phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Chủ tịchUBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cảm ơn ý kiến quý báu, thiết thực, tâm huyếtcủa các đại biểu và nhấn mạnh, tỉnh Hậu Giang xác định công tác lập quy hoạchlà một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm; là cơ sở quan trọng, định hướngphát triển, sắp xếp không gian, bố trí nguồn lực để phát triển trong gian tới.

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, cơ cấukinh tế của tỉnh có chuyển biến tích cực, từ tỉnh một tỉnh thuần nông có xuấtphát điểm thấp, tỉnh đã xây dựng những nền tảng sản xuất công nghiệp ban đầu. Dựatrên những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, thách thức, tỉnh Hậu Giangđưa ra ba kịch bản phát triển và thực hiện phân tích, đánh giá từng kịch bản cụthể và đưa ra lựa chọn ưu tiên.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng VănThanh khẳng định, trên cơ sở các ý kiến góp ý, tỉnh Hậu Giang tiếp tục nghiên cứu,bổ sung hoàn thiện để trình Hội đồng thẩm định thông qua; phát tối đa tiềmnăng, lợi thế của Tỉnh; Kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển hiệuquả, bền vững, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển, hình thành được cácvùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầngđồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điềukiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là Tỉnhcông nghiệp phát triển, đạt mức thu nhập khá trong vùng; đến năm 2050 trở thànhTỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước./.

Theo Tùng Linh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư