Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và mô hình phát triển theo không gian – hàm ý cho quy hoạch tổng thể quốc gia của Việt Nam
13/05/2022 14:51
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch quốc gia của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, chúng ta triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc gia, theo Luật Quy hoạch 2017. Để phục vụ cho quá trình lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng ngày 10 tháng 5 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển và Vụ Quản lý quy hoạch thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và mô hình phát triển theo không gian - Hàm ý cho Quy hoạch tổng thể quốc gia của Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm và các góc nhìn khác nhau của chuyên gia quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia của Việt Nam. Hội thảo do TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng và TS. Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đồng chủ trì.
Tham dự hội thảo có cácchuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư; một số chuyên gia của Ngân hàng thế giới; đại diện của các Bộ ngành, đạidiện các Viện nghiên cứu, cơ quan tư vấn đang tham gia lập Quy hoạch tổng thểquốc gia, đại diện các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phát biểu khai mạc tại hộithảo, TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho biết: Quyhoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch quốcgia của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, chúng ta triển khai lập quy hoạchtổng thể quốc gia, theo Luật Quy hoạch 2017, là một nhiệm vụ rất mới, chưacó tiền lệ ở nước ta. Vì vậy, việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế là rấtquan trọng và hết sức cần thiết và hữu ích đối với quá trình lập Quy hoạch tổngthể quốc gia của Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là hội thảo đầu tiêntrong chuỗi hội thảo do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tổ chức để chia sẻ kinh nghiệmvà các góc nhìn khác nhau của chuyên gia quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốcgia của Việt Nam. TS. Trần Hồng Quang rất mong sẽ nhận được nhiều chia sẻ và ýkiến đóng góp của đại biểu tham dự hội thảo hôm nay.
Phát biểu chào mừng tại hộithảo, ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lýthực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng chia sẻ: trongbối cảnh Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong tổ chức không gian, Quy hoạch tổngthể quốc gia là một nội dung bố trí không gian phát triển của đất nước, đảm bảophù hợp và hợp lý nhất dựa trên cân đối nguồn lực mà đang thực hiện trong thờikỳ nhất định. Hiện nay, với kinh nghiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như cácbộ ngành với mô hình tổ chức không gian, lãnh thổ đưa vào quy hoạch còn hạn chế.Do đó, được sự quan tâm của Ngân hàng thế giới đã phối hợp tổ chức hội thảo xiný kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trên thế giới để giúp cho Vụ quảnlý quy hoạch và Viện Chiến lược phát triển tham mưu cho lãnh đạo Bộ Kế hoạch vàĐầu tư sớm hoàn thành quy hoạch trình Chính phủ thông qua trong năm 2022.
Phát biểu chào mừng tại hộithảo TS. Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tạiViệt Nam cho biết: Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng quy hoạch tổng thể quốcgia, nhưng Việt Nam cũng đã làm nhiều các quy hoạch ngành vì vậy cũng có nhiềucác chuyên gia có kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, các chuyên giacủa Ngân hàng thế giới cũng sẽ hỗ trợ hết sức có thể. Để quy hoạch có hiệu quả,chúng ta cần quản lý các đô thị, phát triển các ngành kinh tế, nâng cao kỹnăng,… Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt làvùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo đã nghe 05 báo cáocủa 05 chuyên gia trong và ngoài nước, gồm: (1) Khung định hướng tổ chức khônggian theo vùng, lãnh thổ trong Quy hoạchtổng thể quốc gia do ThS. Nguyễn Việt Dũng, Phó trưởng ban Ban Chiến lược pháttriển vùng trình bày; (2) Chiến lược phát triển không gian: Kinh nghiệm của cácquốc gia châu Á và một số gợi ý cho Việt Nam do TS. Shahid Yusuf, Chuyên gia củaNgân hàng thế giới trình bày; (3) Các phướng án phát triển không gian của Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ ban đầu do TS.Danny Leipziger, Chuyên gia Ngân hàng thế giới trình bày; (4) Giới thiệu Quy hoạchkhu chức năng chính quốc gia của Trung Quốc- Hàm ý đối với Việt Nam do ông LêMinh Khuê, Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng đồng thờilà Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Đồng tề (Trung Quốc) trình bày; và (5) Mộtsố nhận xét ban đầu về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia của Việt Nam do TS. Shahid Yusuf vàTS. Danny Leipziger là đồng tác giả.
Các đại biểu tham dự hội thảođã đánh giá cao các nội dung đã chia sẻ tại hội thảo. Các chuyên gia ở các lĩnhvực như y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, thuỷ sản, tài nguyên môitrường,… đã có nhiều trao đổi liên quan đến lĩnh vực của mình.
Kết thúc hội thảo, Viện trưởngTrần Hồng Quang chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài nước, các đơnvị quản lý và viện nghiên cứu đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến hữu ích. Việntrưởng Trần Hồng Quang đặc biệt cảm ơn các chuyên gia của Ngân hàng thế giới dùkhông sang tham dự được trực tiếp nhưng cũng đã dành thời gian trình bày vàtrao đổi các nghiên cứu của mình với hội thảo thông qua ứng dụng trực tuyến. Việntrưởng mong rằng, trong thời gian tới các chuyên gia sẽ tiếp tục hỗ trợ Việnnói riêng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung để hoàn thiện Quy hoạch tổng thểquốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2022.
Nguồn:Viện Chiến lược phát triển.