Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

03/08/2023 14:45


(MPI) - Chiều ngày 02/8/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã chủ trì Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng tham dự Hội nghị.

Tỉnh Bình Định có vị tríkinh tế quan trọng, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc- Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần và thuận lợi nhất của vùng Tây Nguyên,Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển QuyNhơn, giúp Bình Định có nhiều cơ hội giao thương, hội nhập quốc tế. Đối vớivùng, Bình Định là điểm trung chuyển, quá cảnh hàng hóa dịch vụ cảng biểnlogictics, đồng thời là một trung tâm phát triển du lịch của vùng Kinh tế trọngđiểm Miền Trung và của vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Địnhcó tài nguyên tự nhiên đa dạng và vị trí địa lý chiến lược; có vị trí địa kinhtế quan trọng, tạo điều kiện cho giao thương kinh tế trong khu vực và quốc tế;có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời; có thế mạnh về khoa học, công nghệ so vớinhiều địa phương trong vùng và cả nước; Tiềm năng lớn về phát triển dịch vụlogistics và vận tải; có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ trên cả 4 loạihình: đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không; Nguồn lao động tương đối dồidào với dân số trẻ, năng suất lao động có chiều hướng được cải thiện qua cácnăm.

Tuy nhiên, hiện quy mô sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp chưa lớn, giá trị còn thấp; công nghiệp, hầu hếtcác doanh nghiệp trên địa bàn có quy môvừa và nhỏ, tác phong và tư duy chưa hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ cònyếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, chưa có doanhnghiệp lớn làm đầu tàu, động lực để tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững;Hạn chế trong hoạt động đầu tư; Trình độ lao động còn thấp; Khí hậu ảnh hưởng bởithiên tai, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông, lâm nghiệp và thủy sản.


Bộtrưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Với những đặc điểm, tiềmnăng, cơ hội, thách thức như trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thànhviên Hội đồng, chuyên gia - ủy viên phản biện tập trung rà soát, đánh giá sâuhơn để xác định điểm nghẽn hạn chế phát triển trong giai đoạn qua và đâu cơ hộicho thời kỳ tới. Mặc dù tỉnh đã có bước phát triển nhưng chưa đạt kỳ vọng. Vậyđâu là rào cản, thách thức lớn nhất và đâu là cơ hội, tiềm năng lợi thế mới cầntập trung khai thác trong giai đoạn tới là câu hỏi được Bộ trưởng đặt ra, đặcbiệt là trong bối cảnh hiện nay khi quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành;định hướng các quy hoạch vùng đã có; cùng với đó là quy hoạch một số ngành; Nghịquyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng,Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bình Định,…. Đây là những căn cứ, yếu tố rấtquan trong đối với quá trình xây dựng quy hoạch. Trong đó, phải đưa ra định hướngphát triển cho giai đoạn tới; dự kiến phân bổ không gian, huy động, sử dụng nguồnlực để thực hiện khát vọng rất mạnh mẽ được đưa ra tại thời kỳ quy hoạch.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngđánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Bình Định đối với công tác xây dựngquy hoạch tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để hoàn thiện hồ sơ, đủ điềukiện trình Hội đồng. Đồng thời đánh giá cao quan điểm, mục tiêu, khát vọngtrong thời kỳ quy hoạch và lưu ý, điều quan trọng là phải chỉ ra được đâu lànguồn lực, động lực, yếu tố mới; đâu là đột phá mới để làm cơ sở, căn cứ, luậncứ để xây dựng và thực hiện các mục tiêu đó. Đồng thời cho biết, hiện nay côngtác quy hoạch đang được đẩy nhanh thực hiện với tinh thần đẩy nhanh tiến độnhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng; coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa và quan trọng;rà soát, đồng bộ quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành; là cơ hội để sắp xếp lạikhông gian phát triển, định hướng các ngành, phân bổ nguồn lực phát triển tronggiai đoạn tới.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh BìnhĐịnh, Bí thư tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, các bộ, ngành liên quan và các chuyên gia trong quá trình xây dựng quyhoạch tỉnh. Công tác lập quy hoạch đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạosát sao, thường xuyên của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, sự tham giacủa Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ cơ quan, tổ chức và nhân dân trong tỉnh.


Bíthư tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Quy hoạch tỉnh đưa ra mụctiêu đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùngBắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo,dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước vềphát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại.

Đến năm 2050, Bình Định tiếptục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệđô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định trở thành trungtâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụngtrí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước,trung tâm kết nối khu vực Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, Tây nguyênvà khu vực lân cận.

Tỉnh Bình Định xác định 03khâu đột phá là xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồngbộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cựctăng trưởng phía Bắc tỉnh; hình thành các tuyến giao thông quan trọng kết nốiliên tỉnh, liên vùng; kết nối với cảng hàng không Phù Cát, cảng Quy Nhơn. Đồngthời, chú trọng nâng cấp, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thôngtin, hạ tầng đô thị, công nghiệp, nhất là các đô thị trung tâm và khu kinh tế độnglực của tỉnh.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnhmẽ về tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh địa phương. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctheo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹthuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao.

Để đạt được các mục tiêuphát triển kinh tế, xã hội, trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Bình Định thựchiện các nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng chính quyền số, cải thiện mạnh mẽ môitrường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nâng cao hiệu quả côngtác xúc tiến đầu tư và phát triển doanh nghiệp; Phát triển, nâng cấp hệ thống cơsở hạ tầng kinh tế, xã hội; Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; Thực hiệncó hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên hiệu quả, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch tỉnh Bình Định đưara 05 quan điểm phát triển; 03 khâu đột phá; 05 trụ cột phát triển kinh tế;phát triển theo cấu trúc mô hình: 02 vùng - 03 cực phát triển - 03 hàng langkinh tế.

Cho ý kiến đối với quy hoạch,thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện các bộ, ngành có liên quan, cácchuyên gia - ủy viên phản biện cho rằng, quy hoạch tỉnh Bình Định đã đượcnghiên cứu công phu, nghiêm túc; phân tích, xây dựng dựa trên một hệ thốngthông tin, dữ liệu khá đầy đủ, đáng tin cậy về hiện trạng, tiềm năng và khảnăng phát triển, đảm bảo tính khả thi; thể hiện đầy đủ các nội dung chính theoĐiều 27 Luật Quy hoạch.

Đây là bản quy hoạch được lậptheo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành, nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, phùhợp với quan điểm, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành,lĩnh vực cấp quốc gia, Quy hoạch vùng đã được phê duyệt hoặc đang được lập đồngthời; cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảmbảo quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã được Bộ Chínhtrị chỉ đạo tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 và đảm bảo tính liên kết,thống nhất, đồng bộ trong định hướng phát triển giữa các ngành, lĩnh vực thôngqua việc xây dựng các nội dung đề xuất tích hợp vào quy hoạch.

Các ý kiến cũng tập trungvào các nội dung cụ thể về phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triểnđặc thù, hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành, lĩnhvực, trong đó nghị nhấn mạnh, làm rõ hơn vai trò của Bình Định đối với vùng quốcgia trong một số nội dung như giá trị đặc hữu của tài nguyên du lịch văn hóa -lịch sử của Bình Định; một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng và là mộttrung tâm phân phối hàng hóa (logistics) cả xuất và nhập khẩu của vùng TâyNguyên và một số địa phương trong vùng Nam Trung Bộ; bổ sung các phân tích,đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp của tỉnh, đánh giá các chỉ số phảnánh thực trạng môi trường kinh doanh.

Đại biểu cũng đề nghị bổsung đánh giá cụ thể về tiềm năng đất đai phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ,công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh; đánh giá sự phù hợpvề phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chứcnăng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định tại điểmd khoản 2 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; rà soát, cập nhật, phân tích,đánh giá đầy đủ các thông tin về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàntỉnh; bổ sung nội dung xác định những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là nội dungphân tích những điểm nghẽn chính của tỉnh Bình Định.

Sau khi thảo luận, cho ý kiến,Hội đồng thẩm định đã tiến hành biểu quyết thông qua bằng phiếu đánh giá thôngqua quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2023 với điều kiện có chỉnh sửa, bổsung, hoàn thiện.

Phát biểu tiếp thu, giảitrình ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cảm ơn ý kiến phát biểuquý báu của Hội đồng và khẳng định, tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì lập quy hoạchnghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện quy hoạch trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt. Đồng thời, trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung được cácđại biểu quan tâm như phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có phát triển mạnglưới đường hàng không.

Về các dự án lớn mang tính dẫndắt, ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, tỉnh Bình Định đưa ra 05 trụ cột phát triểnkinh tế là tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0;Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lựcthúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, chuyển từ số lượng sang chất lượng;Phát triển đô thị nhanh và bền vững, đô thị hóa trở thành động lực quan trọngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng biển- logistics. Theo đó, tỉnh sẽ tập trungđể các trụ cột này để có dự án dẫn dắt, tạo hệ sinh thái.

Tỉnh Bình Đình có nhiều tiềmnăng phát triển và quy hoạch sau khi hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng, trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ công cụ quan trọng để tỉnh hoạch định đường hướng,điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triểnkhông gian lãnh thổ trên đạ bản tỉnh trong thời kỳ tới, ông Phạm Tuấn Anh nhấnmạnh.

Phát biểu kết luận Hội nghị,Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nhìn chung các ý kiến của chuyên gia, bộngành đánh giá cao quy hoạch được xây dựng nghiêm túc, công phu, khoa học. Quyhoạch Bình Định được thực hiện nghiêm túc quy trình lập theo quy định; nội dungquy hoạch thể hiện khá rõ nét khát vọng phát triển.


Bộtrưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu kết luận. Ảnh: MPI

Để sớm hoàn thiện quy hoạchtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị tỉnhBình Định làm rõ một số nội dung về quy trình lập, sự phân công phối hợp trongnghiên cứu xây dựng và đề xuất các vấn đề tích hợp, xử lý các vấn đề liênngành, liên huyện; làm rõ hơn vai trò, vị thế và sứ mệnh của tỉnh đối với vùngvà quốc gia về tài nguyên du lịch, văn hóa, tổ hợp phát triển khu kinh tế venbiển; vai trò hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên; trung tâm nghiên cứu đào tạo nhân lực,ứng dụng khoa học công nghệ của vùng; định vị vai trò, vị thế sứ mệnh mới theoNghị quyết về vùng.

Về quan điểm phát triển,theo Bộ trưởng quy hoạch chưa thể hiện rõ nét và đề nghị bổ sung quan điểm pháttriển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế cacbon thấp vào quyhoạch tỉnh; bổ sung quan điểm con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếuvà mục tiêu của sự phát triển, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là độnglực phát triển.

Về các đột phá phát triển,xem xét cân nhắc một số đột phá trong phát triển du lịch, sử dụng các lợi thế vềbiển, giá trị văn hóa lịch sử, con người; các đột phá cần bám sát với lợi thếđã có như sân bay, cảng biển, khu kinh tế, hạ tầng giao thông mới.

Đối với ngành công nghiệp, đềnghị xem xét ưu tiên thúc đẩy các ngành công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợphục vụ năng lượng tái tạo; các ngành mới nổi như ngành chip bán dẫn, hydrogenxanh gắn với năng lượng tái tạo. Đối với phát triển du lịch, tập trung vào loạihình chính mang tính đột phá thể hiện sự đặc sắc, khác biệt của tỉnh Bình Định;có cơ chế thu hút các nhà khoa học, nhân tài, tri thức trẻ.

Đối với ngành nông nghiệp, cầnưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ và phát triển trung tâm chế biến nông,lâm sản; xác định cụ thể các vùng tập trung, gắn sản xuất với chế biến, ứng dụngcông nghệ để gia tăng giá trị, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngcũng nhấn mạnh đến các phương hướng phát triển đối với lĩnh vực như thủy sản;lâm nghiệp; phương án tổ chức không gian cho các hoạt động kinh tế - xã hội; đốivới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu kinh tế Nhơn Hội; về chuyển mụcđích sử dụng đất; phương án quy hoạch hệ thống đô thị; hạ tầng giao thông, hạ tầngđiện; dự án ưu tiên đầu tư; nguồn vốn thực hiện quy hoạch; về sắp xếp đơn vịhành chính; về đánh giá môi trường chiến lược;...

Trên tinh thần đó, Bộ trưởngNguyễn Chí Dũng đề nghị tỉnh Bình Định khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu các ýkiến, chỉ đạo cơ quan chủ trì xây dựng rà soát lại việc tiếp thu, chỉnh sửa hồsơ Quy hoạch; Rà soát, xem xét các nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực đượcgiao nhiệm vụ nhằm đảm bảo đáp ứng được công tác quản lý trên địa bàn tỉnhtrong thời kỳ quy hoạch; Lập Báo cáo tiếp thu, giải trình bằng văn bản của cácbộ, cơ quan ngang Bộ, chuyên gia, ý kiến tham gia của các đại biểu; Hoàn thiệnhồ sơ Quy hoạch. Chịu trách nhiệm về tính chính xác về nội dung, thông tin, sốliệu trong Báo cáo Quy hoạch, Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và hệ thốngbản đồ, cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2050. Đồng thời nhấn mạnh, quy hoạch phải đảm bảo tính kết nối đồngbộ, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơithông nguồn lực để tỉnh Bình Định phát triển bứt phá trong thời gian tới./.

Theo TùngLinh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư