Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thực hiện để tỉnh Hậu Giang phát triển bền vững trong thời gian tới

28/04/2023 11:33


(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh, tỉnh Hậu Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng, trong đó đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, đột phá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo động lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng.

Thamdự Hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành; Chủ tịch UBNDtỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh; các thành viên Hội đồng thẩm định; các chuyêngia phản biện; đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầutư. 

Thứtrưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh HậuGiang trong quá trình lập và hoàn thiện quy hoạch tỉnh. Đồng thời nhấn mạnh,công tác lập quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng ngành, từng vùng, từng địaphương nói riêng; phát huy khai thác được các tiềm năng, lợi thế của địaphương, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới thì chúng ta mới xây dựng đượccon đường phát triển trong tương lai.

Côngtác quy hoạch tốt là cơ hội để sắp xếp lại không gian phát triển mới, tạo dưđịa và động lực phát triển cho tỉnh, giải quyết triệt để được các nút thắt,điểm nghẽn mà giai đoạn trước chưa có cơ hội để thực hiện.

TheoThứ trưởng Trần Quốc Phương, tỉnh Hậu Giang có vị trí thuận lợi nằm sát trungtâm vùng là Cần Thơ, gần hai trục chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trụcthành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau và trục nam sông Hậu là luồng vận tảiđường thủy hàng hải chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiếp giáp với sôngHậu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc; tiềm năng lớn về cấp nước ngọt,du lịch sinh thái cảnh quan sông nước đất đai màu mỡ, bằng phẳng, khí hậu ônhòa ổn định, ít ảnh hưởng thiên tai.

Vềtăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011-2020 đạt 5,83%/năm thấp hơn mứcbình quân chung (vùng đạt 6,3%/năm; cả nước đạt 6,0%/năm). Tuy nhiên, trong bốicảnh dịch Covid ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế cả nước nói chung,nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang năm 2022 đã có sự tăng trưởngvượt bậc đạt 13,94% so với năm 2021, đây là một tín hiệu tích cực phản ánh sựquyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, sự vươn lên củacộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thứtrưởng Trần Quốc Phương đề nghị Hội đồng thẩm định tập trung cho ý kiến vào cácnội dung cụ thể để giúp tỉnh Hậu Giang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quy hoạchtrước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; giúp tỉnh tiếp tục pháthuy những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt cácvấn đề xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thực hiệnthành công các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra.


Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành. Ảnh: MPI

Phátbiểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cảm Bộ Kếhoạch và Đầu và các bộ, ngành, chuyên gia luôn quan tâm, hỗ trợ tỉnh trongtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như luôn đồng hành trong quátrình xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thờinhấn mạnh, tỉnh Hậu Giang xác định công tác quy hoạch có ý nghĩa quan trọng;đây là "nghị quyết” của Trung ương, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, công tác quyhoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu để tránh tình trạng các tiềm năng, thếmạnh không được thể hiện đầy đủ và phải điều chỉnh sau này.

Trêncơ sở nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 952/QĐ-TTg ngày 03/7/2020, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt,xác định công tác lập quy hoạch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâmhàng đầu và là một trong ba nhiệm vụ đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ 14. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển, sắp xếpkhông gian và phân bổ nguồn lực thực hiện, để tỉnh Hậu Giang phát triển bềnvững trong thời gian tới.

Nhậnthức được như vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quyhoạch, tỉnh đã triển khai công tác lập quy hoạch đưa ra định hướng chiến lượcphát triển với sự vào cuộc của các sở, ngành các cấp trong tỉnh với quan điểmkhông ai hiểu tỉnh bằng các các cấp lãnh đạo, người dân, doanh nghiệp trongtỉnh; tổ chức xin ý kiến theo đúng quy định để xây dựng bản quy hoạch hội tụđược tinh thần đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng. Đây là cơ sở xác định,định vị mình, xác định các điểm nghẽn, tận dụng các tiềm năng, lợi thế từ đóđưa ra cách tiếp cập mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đưa ra mục tiêu tăngtrưởng cho giai đoạn tới là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn2021-2025 là 7,5%, giai đoạn 2026 - 2030 là 10-12%.

TỉnhHậu Giang mong muốn nhận được ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện quyhoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian nhanh nhất, đảmbảo chất lượng. Đây sẽ là cẩm nang, kim chỉ nam định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh.

Nộidung quy hoạch tỉnh Hậu Giang được trình bày tại Hội nghị xác định 4 trụ cộtcông nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, là cơ sở cho đột phá phát triểnkinh tế - xã hội, với chiến lược "Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, nămtrọng tâm”. Phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, kết nốivới hệ thống hạ tầng quốc gia và vùng; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồnlực của các thành phần kinh tế để phát triển kết cấu hạ tầng mềm, hạ tầng phụcvụ chuyển đổi số.

Xâydựng, phát triển hệ thống đô thị thông minh đảm bảo tính bền vững, phù hợp vớinhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng chiến lượcphát triển nhà ở quốc gia, đảm bảo tạo được nguồn lực mới để tái đầu tư pháttriển. Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố, vùng, quốc gia nhằm pháthuy các tiềm năng, lợi thế phù hợp với vị thế và vai trò của tỉnh đưa ra.

Mụctiêu tổng quát của quy hoạch là kiến tạo một mô hình phân bổ không gian pháttriển hiệu quả, bền vững, tối ưu hóa các nguồn lực, hình thành được các vùngđộng lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầngđồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điềukiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 làtỉnh công nghiệp phát triển, đạt mức thu nhập khá trong vùng; đến năm 2050 trởthành tỉnh phát triển, thu nhập cao.


Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Thamgia ý kiến, các thành viên Hội đồng đánh giá, quy hoạch được xây dựng công phu,nghiêm túc, bám sát các quy định của pháp luật về quy hoạch, môi trường; nộidung quy hoạch thể hiện được khát vọng phát triển của tỉnh. Bối cảnh lập quyhoạch tỉnh Hậu Giang có thuận lợi lớn khi đã có Nghị quyết Đại hội XIII củaĐảng nêu rất rõ về định hướng phát triển của đất nước đến năm 2045; có Nghịquyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hộivà bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045; có Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 nêu rõđịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt là Quy hoạch tổng thểquốc gia và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xác định rất rõ về vịtrí, vai trò của tỉnh Hậu Giang đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và cảnước; chúng ta có 8 quy hoạch cấp quốc gia đã được phê duyệt là cơ sở để tỉnhđưa ra định hướng phát triển cũng như kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng quốcgia qua địa bàn tỉnh.

Thànhviên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia đã tập trung trao đổi, thảo luận, cho ýkiến về tính hợp lý và sự tuân thủ quy trình lập quy hoạch; việc tích hợp cácnội dung quy hoạch do ngành, cấp huyện được phân công thực hiện; sự phù hợp củaquy hoạch với nội dung quy định tại Điều 27 của Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghịđịnh số 37/2019/NĐ-CP.

Đồngthời, đánh giá về vị thế, vai trò và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội củaHậu Giang, đặc biệt là trong bối cảnh mà sự vươn lên mạnh mẽ của các địa phươngtrong cả nước để đón đầu xu hướng hội nhập phát triển; sự phù hợp của việc xâydựng hệ thống cơ cở hạ tầng, hiệu quả đầu tư; đánh giá biến đổi khí hậu, cáchiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến Hậu Giang; sự phù hợp của quan điểmphát triển tỉnh với quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc giavà quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tính khả thi của nhiệm vụ trọng tâmvà các khâu đột phá so với điều kiện của Hậu Giang.

Vềmục tiêu phát triển, có ý kiến cho rằng, tỉnh cần nghiên cứu, bổ sung, phântích kịch bản giả định về dân số, nguồn lực; việc lựa chọn kịch bản phát triểncho thấy cách tiếp cận khá mạnh mẽ, đưa ra kế hoạch hợp lý; tuy nhiên, điềuquan trọng là làm thế nào để thu hút nguồn lực phát triển công nghiệp là vấnđề; đặc biệt phải tính toán thêm về phát triển công nghiệp, phải hướng tới côngnghệ, kinh tế số nhiều hơn và để làm được điều này thì điều tiên quyết là nguồnnhân lực, cần được phân tích thêm. Bổ sung luận chứng về yếu tố bảm đảm nănglực cạnh tranh, chỉ số ICOR. Về 09 nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong thờikỳ quy hoạch, đại biểu đề nghị nghiên cứu, lựa chọn có trọng tâm, đột phá, tạora sức hấp dẫn.

Cácđại biểu cũng cho ý kiến về định hướng phát triển, định hướng phân bổ khônggian từng ngành, từng địa phương; định hướng phân bổ nguồn lực, phân bổ các dựán có tính đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của Hậu Giang để khai tháccó hiệu quả nhất về tài nguyên, lợi thế của tỉnh; tính hợp lý và hiệu quả sửdụng đất, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai, việc phân bổ các chỉ tiêuđất đã phù hợp theo Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chínhphủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Saukhi đã thảo luận, cho ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩm định xem xét, biểuquyết vào phiếu đánh giá gồm có 3 nội dung: đánh giá Quy hoạch tỉnh; đánh giámôi trường chiến lược quy hoạch; đánh giá đối với dự thảo Báo cáo thẩm định quyhoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Theo đó, Hội đồng thẩm định đãbiểu quyết thông qua với kết quả 100% đồng ý với điều kiện có chỉnh sửa, bổsung, hoàn thiện.


Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh phát biểu tiếp thu ý kiến. Ảnh: MPI

Phátbiểu giải trình, tiếp thu ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh cảm ơn ýkiến đóng góp, phản biện quý báu của các thành viên Hội đồng thẩm định, cácchuyên gia, nhà khoa học và khẳng định, Tỉnh sẽ nghiêm túc tiếp thu, tập trunglàm rõ và giải trình một số nội dung mà Hội đồng đã đặt ra để hoàn thiện hồ sơquy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiếnđộ theo đúng quy định. Đồng thời nhấn mạnh, công tác lập quy hoạch có vị trí,vai trò rất quan trọng, tạo ra khung pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng đểhoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, phân bổ và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực.

BanChấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết tập trung phát triển 04 trụ cộtcủa Tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu là pháttriển công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịchchất lượng; song song với đó, tỉnh đã ban hành Chương trình thực hiện Nghịquyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triểnkinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Longđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đặc biệt là, tỉnh đã ban hành Nghị quyếtvề nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Quy hoạch và thu hút đầu tư tỉnh HậuGiang giai đoạn 2021-2030 và các năm tiếp theo.

Trongquá trình xây dựng Quy hoạch, tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thốngchính trị từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tham vấn, xin ýkiến; đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảotham vấn ý kiến để hoàn thiện quy hoạch; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các nội dung quy hoạch, bảo đảm thốngnhất, đồng bộ, liên kết giữa quy hoạch tỉnh với các quy hoạch ngành quốc gia,quy hoạch vùng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

ÔngĐồng Văn Thanh cũng nhấn mạnh thêm các nội dung về bố cục báo cáo Quy hoạchtỉnh và khẳng định, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, sắp xếp bố cục Báocáo Quy hoạch tỉnh có tính logic, khoa học và hợp lý hơn. Về các góp ý chitiết, sâu sắc, đặc biệt là đối với xây dựng các kịch bản phát triển, lựa chọnphương án phát triển tỉnh, đây cũng là một trong những trăn trở, khát vọng pháttriển và tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện.

Phátbiểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao các ý kiếnphát biểu của các đại biểu. Qua các ý kiến cho thấy, quy hoạch tỉnh Hậu Giangđã thể hiện rõ các nội dung lớn của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các vănkiện của Trung ương; tiếp thu và tuân thủ các quy hoạch cấp trên và nội dungquy hoạch bám sát quy định. Hội đồng đánh giá cao sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạocủa tỉnh trong công tác nghiên cứu và lập quy hoạch có chất lượng tốt.

Đểhoàn thiện hồ sơ quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thứtrưởng Trần Quốc Phương đề nghị UBND tỉnh Hậu Giang nghiêm túc tiếp thu các ýkiến, lập báo cáo tiếp thu, giải trình về các nội dung được đại biểu nêu. Đốivới quy hoạch sân gôn, phải xác định thêm những điều kiện liên quan đến sử dụngđất; xác định những điều kiện phù hợp với xây dựng sân gôn và các dịch vụ đikèm; phân tích, đánh giá tác động trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội, môitrường.

Trêncơ sở đó, tỉnh Hậu Giang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đảm bảo tiến độthời gian và đảm bảo chất lượng, gồm: Báo cáo quy hoạch; Báo cáo đánh giá môitrường chiến lược của quy hoạch; hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu; dựthảo Quyết định phê duyệt quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tuân thủđúng quy định của pháp luật; Gửi hồ sơ Quy hoạch tỉnh đã được hoàn thiện đến Cơquan thường trực Hội đồng thẩm định để tiến hành rà soát theo quy định tại Điều34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; và chịu trách nhiệm về tính trung thực, tínhchính xác của nội dung, số liệu trong Báo cáo, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sởdữ liệu trong hồ sơ quy hoạch.

Quyhoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được hoàn thiệntrên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xétthông qua là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư, tạo ra được tầm nhìn, cáchhành động hiệu quả hơn và sẽ tạo động lực phát triển trong giai đoạn tới./.


 

Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư