Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về Báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia
02/08/2022 10:50
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quyhoạch của Việt Nam. Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ cụ thể hóa chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 nhằm bố trí không gian pháttriển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phát biểu gợi mở một số nội dung tập trung thảo luận, Bộ trưởng NguyễnChí Dũng nhấn mạnh, đây là nội dung quan trọng, khối lượng công việc lớn, khó.Đồng thời nhấn mạnh, vấn đề quan trọng ở đây là tập trung vào không gian, phạmvi nghiên cứu; quan điểm, định hướng chung của từng ngành, từng vùng tương đốirõ nhưng làm thế nào để khai thác hết các cơ hội, lợi thế và phải gắn kết đượcvới nhau trong phát triển chung của cả nước.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến các vùng động lực; cáchành lang kinh tế; phân vùng; các vùng đô thị lớn tạo động lực phát triển, cógiải pháp, khơi thông, tạo động lực, đóng góp tăng trưởng chung của cả nước;phương án tăng trưởng; Số lượng, phạm vi, định hướng các vùng động lực quốcgia, các hành lang kinh tế; tiêu chí lựa chọn và phương án xây dựng danh mụccác chương trình, dự án quan trọng quốc gia, phải có tính lan tỏa, tác động lớnđến ngành, vùng, đất nước;…
Tại cuộc họp, ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển,Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể quốc giathời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và cho biết, Dự thảo đã được hoàn thiệnvà đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và xin ý kiến rộng rãi.
Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia có kết cấu gồm: các yếu tố,điều kiện phát triển và hiện trạng phát triển quốc gia; Quan điểm, mục tiêu, kịchbản phát triển và những vấn đề trọng tâm trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đếnnăm 2050; Định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực (baogồm định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh; các ngành hạ tầng kỹthuật, xã hội cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chốngthiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu); Định hướng tổ chức không gian theovùng, lãnh thổ (bao gồm định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội,không gian biển, vùng trời, sử dụng đất, phân vùng và liên kết vùng, hệ thốngđô thị và nông thôn quốc gia); Các giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch vàcác dự án quan trọng quốc gia; Các phụ lục về kinh nghiệm quốc tế; Kịch bảnphát triển.
Tham gia thảo luận, các chuyên gia và lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộcBộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra các ý kiến góp ý thẳng thắn, trách nhiệm vớitinh thần xây dựng bản dự thảo đạt chất lượng cao nhất, trở thành công cụ quảnlý nhà nước trong việc phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốcgia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; phân tích, đánh giá về các quanđiểm, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiệncác khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 hướng tớiphát triển bền vững trên các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, môi trường và bảo đảmquốc phòng, an ninh; về không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồngbộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vàcác nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phát triển cácngành, các vùng.
Các ý kiến cũng tập trung phân tích các yếu tố, điều kiện phát triển, hiệntrạng phát triển quốc gia; xu thế phát triển; các vùng trọng điểm đầu tư, vùngkhuyến khích phát triển và vùng hạn chế phát triển; định hướng phân bố khônggian phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong thời kỳ quy hoạch…
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao các ý kiếnphát biểu và nhấn mạnh, đây là quy hoạch lần đầu tiên được triển khai lập ở nướcta theo quy định của Luật Quy hoạch, là nhiệm vụ rất mới, chưa có tiền lệ. Đồngthời đề nghị đề nghị các đơn vị liên quan phải tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu vớitinh thần trách nhiệm cao nhất, vì lợi ích chung, mang lại giá trị tốt nhất chođất nước; Tranh thủ hết các tiềm năng, lợi thế, vượt qua các thách thức để kiếntạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hìnhthành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược,mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị vànông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mụctiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao; đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh.
Về cách tiếp cận, Bộ trưởng nhấn mạnh, các nội dung của quy hoạch nhằm cụthể hóa về mặt không gian phát triển, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng; bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ. Về phạm vi, tập trung vào các vùng kinh tế, các mối quan hệ trong nộivùng, liên vùng để tạo nên các động lực mới. Về định hướng và tổ chức khônggian phát triển các ngành, lĩnh vực, tập trung vào các ngành kinh tế công nghiệp,nông nghiệp, du lịch; Các ngành kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; lựachọn ưu tiên không gian phát triển mang tính tổng thể trong từng giai đoạn, phùhợp với nguồn lực huy động, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ định hướng phân vùng và liên kếtvùng trên lãnh thổ quốc gia (bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển vàvùng trời) một cách khoa học để tạo không gian phát triển đồng bộ; định hướngphát triển hệ thống đô thị và nông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, gắnvới sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, đồng thời chủ động ứngphó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế hiệuquả.
Bộ trưởng đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thucác ý kiến để hoàn thiện Dự thảo để trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định,trong đó phải thể hiện rõ định hướng, quan điểm, mục tiêu, tư duy, tầm nhìn mới,mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian; bám sátNghị quyết Đại hội của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước;cập nhật tình hình bối cảnh quốc tế, trong nước; khai thác, sử dụng tối đa kếtcấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địaphương; thể hiện rõ vai trò, ý nghĩa của bản quy hoạch này đối với quá trìnhphát triển đất nước./.
Theo Tùng Linh
Bộ Kế hoạch vàĐầu tư