Báo cáo hợp phần: Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

24/05/2022 17:47


Để hoàn thiện các hợp phần trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 20 tháng 5 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp”. Hội thảo do TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. Trần HồngQuang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng VụQuản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: GS. TS. Đào Xuân Học, TS. Nguyễn Bá Ân,…; cáclãnh đạo Viện Chiến lược phát triển: Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng ViệnChiến lược phát triển; TS. Đinh Lâm Tấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược pháttriển; TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệpvà đại diện các Viện nghiên cứu các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần củaQuy hoạch tổng thể quốc gia.

Tại Hội thảo, ThS. Trần Thị Loan,Phó Giám đốc, Trung tâm Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, Viện Quy hoạchvà thiết kế nông nghiệp đại diện nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo hợp phần "Thựctrạng và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung cấp quốc gia”.

ThS. Trần Thị Loan cho biết nôngsản Việt Nam giữ vị thế với nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, đã tiến sâu vàothị trường thế giới, năng lực cạnh tranh và vị thế ngày càng được nâng cao. Hiệnnay, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều, tiêu, cá tra; đứng thứ 2 thếgiới về xuất khẩu cà phê; đứng thứ 3 thế giới về về xuất khẩu gạo, tôm; đứng thứ5 thế giới về xuất khẩu lâm sản... Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 2Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới.

Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫncòn một số tồn tại, như: tăng trưởng chưa ổn định, thiếu bền vững; Tốc độ pháttriển chế biến chưa tương xứng tiềm năng và yêu cầu, cơ cấu sản phẩm chưa hợplý, đóng góp của công nghiệp chế biến vào gia tăng giá trị chưa cao; Nguồn nhânlực trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu và yếu;…

Định hướng đến năm 2030, tốc độtăng giá trị gia tăng chế biến đạt 8 - 10%/năm, giá trị nông sản qua chế biếnsâu tăng 5 - 7%/năm; nông sản chế biến/xuất khẩu 50 - 60%. Đến năm 2050, ViệtNam phấn đấu vào đứng thứ 10-12 thế giới về nông nghiệp.

Tại hội thảo, báo cáo đã nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp của thành viên Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng BộKế hoạch và Đầu tư và các thành viên tham dự hội thảo.

Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS.Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp chânthành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại hội thảo và sẽ tiếpthu, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.