Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập quốc gia”

29/06/2022 09:08


Tiếp nối chuỗi hội thảo phục vụ hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 27 tháng 6 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo xin ý kiến Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập quốc gia”. Hội thảo do TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Đại diện Vụ Quản lý quy hoạch;các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư; Nhóm chuyên gia Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Lao độngvà Xã hội; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và Xã hội; đạidiện các Viện nghiên cứu các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạchtổng thể quốc gia và các cán bộ của Viện Chiến lược phát triển.

Tại Hội thảo, PGS.TS Lê AnhVinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đại diện nhóm nghiên cứutrình bày "Thực trạng và phương hướngphát triển hệ thống giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thốngtrung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập quốc gia”

Hiện trạng cơ sở giáo dụcchuyên biệt và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: Sự chênh lệchvề tỷ lệ đi học giữa trẻ khuyết tật và không khuyết tật tăng lên ở các cấp họccao hơn, đến cấp Trung học phổ thông chỉ có 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi(33,6%). Nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật rất lớn. Các cơ sở giáo dục mới chỉđáp ứng được 1 phần nhu cầu đi học của trẻ thuộc các dạng khuyết tật. Hiện nay,34 tỉnh chưa có Trung tâm hỗ trợ hoặc cơ sở giáo dục chuyên biệt cấp tỉnh dongành giáo dục và đào tạo quản lí. Cơ sở giáo dục (CSGD) chuyên biệt, phân bốkhông đồng đều, tập trung chủ yếu ở khuvực miền nam. Giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt gần90% là nữ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầugiáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật.

PGS.TS Lê Anh Vinh cho biết, định hướng đến năm 2025 của hệ thốnggiáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ pháttriển giáo dục hoà nhập là củng cố, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyênbiệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhậpđang có. Đến năm 2030, củng cố, phát triển Trung tâm giáo dục đặc biệt quốcgia, xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục ở 6 vùng kinh tế xã hội(thêm chức năng cho trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục của tỉnh/thành phố đượcchọn để đảm nhận chức năng hỗ trợ cho vùng) và hệ thống cơ sở GDCB đối với ngườikhuyết tật. Đến năm 2050, Phát triển trung tâm giáo dục đặc biệt cấp quốc gia,các trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập cấp vùng, tỉnh/thành phố. Các trungtâm này đảm bảo cung cấp phương tiện, học liệu phục vụ giáo dục đặc biệt trongtoàn quốc; Chuyển đổi phần lớn các CSGD chuyên biệt đối với người khuyết tậtthành các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Trongmỗi cơ sở giáo dục hòa nhập có học sinh khuyết tật theo học đều có phòng hỗ trợphát triển giáo dục hòa nhập; Các cơ sở đào tạo nhân lực cho giáo dục đặc biệtđảm bảo đào tạo đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao cho giáo dục đặc biệt.

Ban soạn thảo cũng đã đưa ramột số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục chuyên biệt đối với ngườikhuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập, như: Giảipháp về huy động và phân bố vốn đầu tư; Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giảipháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về hợp tác quốc tế; Giải pháp về tổchức thực hiện; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổisố.

Cũng tại Hội thảo, ông Lê NgựBình, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội đại diện nhóm nghiên cứu trình bày "Thực trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghềnghiệp, cơ sở giáo dục đại học và sư phạm”.

ÔngLê Ngự Bình, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội trình bày báo cáotại Hội thảo.

Thựctrạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

Ông Lê Ngự Bình cho biết, cấutrúc mạng lưới cơ sở GDNN phân bố trường được lựa chọn đầu tư theo tiêu chí trường chất lượng cao: Đồng bằngsông Hồng 35,6%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 24,4%; Đông Nam Bộ 22,2%;Trung du và miền núi phía Bắc 8,9%; Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đều4,4%.

Phân bố trường đào tạo theonhóm ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế: đối với trường đào tạocác nhóm ngành nghề trọng điểm quốc gia: Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sôngHồng 27,9%; sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 24,4%; thứ ba là TrungDu và miền núi phía Bắc 19,5%; thứ tư là Đồng bằng sông Cửu Long 14,2%; thứ nămlà Đông Nam Bộ 9,7%; thứ sáu là Tây Nguyên 4,4%.

Trường đào tạo các nhómngành nghề trọng điểm khu vực ASEAN: (1) Trung Du và miền núi phía Bắc 54,3%;(2) Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 16,3%; (3) Tây Nguyên 12,4%; (4) Đồngbằng sông Cửu Long 8,1%; (5) Đồng bằng sông Hồng 7,4%; (6) Đông Nam Bộ 1,6%.

Trường đào tạo các nhómngành nghề trọng điểm quốc tế: (1) Đồng bằng sông Hồng 35,4%; (2) Bắc Trung Bộvà duyên hải miền Trung 22,3%; (3) Đông Nam Bộ 22,1%; (4) Trung Du và miền núiphía Bắc 9,1%; (5) Đồng bằng sông Cửu Long 7,4%; (6) Tây Nguyên 3,8%.

Đội ngũ nhà giáo GDNN phânchia theo cơ sở GDNN năm 2020: Cả nước có 83.959 giáo viên, trong đó: Trường CĐ:37.235 giáo viên; Trường trung cấp: 13.295 giáo viên; Trung tâm giáo dục nghềnghiệp: 23.086 giáo viên; Cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN: 10.343 giáoviên.

Hạ tầng cơ sở GDNN năm 2020:Số xưởng thực hành/ thí nghiệm trung bình mỗi trường là 11,7; Số thư viện trungbình mỗi trường là 1,7; Số Hội trường trung bình mỗi trường là 1,4; Số nhà hiệubộ trung bình là 7,5; Số phòng ký túc xá trung bình của mỗi trường là 16,8; Sốnhà ăn trung bình của mỗi trường là 0,7; Số khu thể thao trung bình mỗi trườnglà 0,7.

Kết quả đào tạo cho thấy, tỷlệ tốt nghiệp ở GDNN còn thấp, nhất là ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng so với sốlượng tuyển sinh đầu vào. Thực tế này có thể xuất phát từ chất lượng đào tạo,năng lực học tập của người học cũng có thể do bản thân người học như bỏ học giữachừng để tham gia vào thị trường lao động hoặc chuyển sang học đại học.

Ban soạn thảo đã đề ra mụctiêu phát triển mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia theo hướng hiện đại, dễ tiếp cận,đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề,cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đàotạo nghề nghiệp chất lượng cao, có sức cạnh tranh và sáng tạo trong từng giaiđoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tham gia hiệu quả vào thị trườngđào tạo nhân lực và thị trường lao động không biên giới và hội nhập quốc tế. Cụthể:

- Đếnnăm 2025, hình thành mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia tinh gọn, hiệu quả thông quaviệc sắp xếp lại các cơ sở GDNN chất lượng cao hiện có theo hướng phân tầng chấtlượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng, từng địaphương và định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tếtrong cùng giai đoạn.

- Đếnnăm 2050, mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia phát triển bảo đảm chuẩnhóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nướcphát triển, thu nhập cao, có trình độ quản trị hiện đại; đồng thời góp phần cóhiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giaTại hội thảo, báo cáo đã nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch củaBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu; đại diện Bộ Xây dựng cũng như các chuyên gia và đạibiểu đến từ các viện nghiên cứu khác.

Thựctrạng và phương hướng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Ông Lê Ngự Bình cho biết, đốivới thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, hiện nay có 240 trườngđại học, 25 học viện, trong đó: 175 trường công lập, 62 trường tư thục và dân lập,5 trường có 100% vốn nước ngoài, 36 viện nghiên cứu đào tạo tiến sĩ. Cao đẳngcó 23 cao đẳng sư phạm, 20 cao đẳng có đào tạo sư phạm mầm non.

Quy mô sinh viên tăng đángkể trong vòng 20 năm qua, với trên 50% sinh viên nữ. Tuy nhiên, từ nhữngnăm 2010, quy mô sinh viên gần như không thay đổi nhiều. Tỷ lệ người họcđại học còn thấp so với các nước trong khu vực.

Mục tiêu phát triển mạng lướicơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời gian tới: Phát triển nền GDĐH vàđào tạo giáo viên chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiện đại, đáp ứngyêu cầu và dẫn dắt phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu họctập của nhân dân. Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐHtốt nhất khu vực Đông Nam Á.

Tại hội thảo, các báo cáo đãnhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấnquy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa biểu đế từ Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, các đại biểu khác tham dự hội thảo.

Kết thúc hội thảo, TS. CaoViết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư đánh giá các cao báo cáo trình bày buổi hôm nay. Tuy nhiên, để đảm bảonội dung đưa ra phù hợp với vị trí của ngành trong Quy hoạch tổng thể quốc gia,Ban soạn thảo cần phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, đồng thời bám sátKhung định hướng để đưa vào báo cáo những nội dung quan trọng, mang tầm quốcgia./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.