Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển không gian biển quốc gia” và "Thực trạng và phương hướng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ quốc gia” thuộc Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
26/06/2022 10:16
Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởngVụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; PGS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Nghiêncứu Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; các chuyên gia thuộc lĩnh vực biển và đại diện các Việnnghiên cứu các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạch tổng thểquốc gia.
Tại hội thảo, PGS. NguyễnĐình Thọ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môitrường đại diện nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo "Thực trạng và phương hướngphát triển không gian biển quốc gia” và "Thực trạng và phương hướng khai thác,sử dụng tài nguyên vùng bờ quốc gia”.
PGS. Nguyễn Đình Thọ cho biết,đối với hiện trạng sử dụng không gian biển:đến này cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 12 trong tổngsố 16 Khu bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: (1) Bạch Long Vĩ/Hải Phòng, (2) Cồn Cỏ/QuảngTrị, (3) Cù Lao Chàm/Quảng Nam, (4) Lý Sơn/Quảng Ngãi, (5) Vịnh Nha Trang (Hòn Mun)/Khánh Hòa, (6) Hòn Cau/Bình Thuận; (7)Phú Quốc/Kiên Giang (KBTB Phú Quốc hiện nay đã sát nhập vào vườn Quốc gia PhúQuốc), (8) Cô Tô - Đảo Trần/Quảng Ninh;(9) Vườn quốc gia Bái Tử Long/QuảngNinh, (10) Cát Bà/Hải Phòng, (11) NúiChúa/Ninh Thuận, (12) Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu. Dọc vùng ven biển Việt Nam còncó hệ thống các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên ở cấp độ khác nhau liên quan đếnbiển: khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng), khu bảo tồn đất ngập nước XuânThủy (Nam Định), khu bảo vệ lịch sử - văn hoá - môi trường Nam Hải Vân, khu baotồn thiên nhiên (BTTN) Sơn Chà (Đà Nẵng), khu BTTN rừng khô Núi Chúa (Ninh Thuận),…
Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyênvùng bờ: Trong những năm đây, nghề nuôi cá và đặc sản trên biểntheo hình thức lồng bè phát triển rất nhanh, nhất là ở các khu vực vinh HạLong, Bái Tử Long (Quảng Ninh), quanh đảo Cát Bà (Hải Phòng), sông Cầu (PhúYên),... mở ra một hướng phát triển có nhiều triển vọng trong tương lai. Cácnghề nuôi nhuyễn thể vùng triều, như nuôi trai lấy ngọc, nuôi sò, vẹm cũng cóxu hướng phát triển mạnh ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa,Cà Mau, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh và Thanh phố Hồ Chí Minh. Tổng diệntích tiềm năng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ở nước ta khoảng 244.190ha, trong đó diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.300 ha, chiếm 62%; diệntích nuôi vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha, chiếm 33% và nuôivùng biển hở 11.100 ha, chiếm 5%.
Về giaothông vận tải biển và dịch vụ cảng: tính đến tháng 12 năm 2019, đội tàu biển ViệtNam có 1.507 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.047 tàu), với tổng dung tích4,65 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,55 triệu DWT. số lượng tàu chuyên dụngchở hàng rời là 100 tàu, dầu là 156 tàu; khí hóa lỏng là 19 tàu; container là39 tàu. Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiệnđáng kể.
Phát triển du lịch: Hoạt độngphát triển du lịch phát triển mạnh tại các đô thị ven biển, thường là các trungtâm du lịch của toàn quốc. Thống kê giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy sự tăng mạnhmẽ của lượng khách du lịch ở một số đô thị ven biển.
Khai thác khoáng sản và nănglượng: Những năm qua, công nghiệp khai thác khoáng sản đã có sự phát triển đángkể. Nhiều loại khoáng sản được các doanh nghiệp khai thác với sản lượng lớn vàtăng đều hàng năm như than, vật liệu xây dựng. Công nghệ khai thác, chế biếnkhoáng sản ngày càng được hiện đại hóa, hoạt động khai thác mỏ cả nước nóichung và ven biển nói riêng có quy mô nhỏ và trung bình, phát sinh nhiều tác độngxấu.
Công nghiệp ven biển: Cả nướccó 17/18 khu kinh tế (KKT) ven biển đã được thành lập với tổng diện tích mặt đấtvà mặt nước khoảng hơn 845.000 ha, diện tích đất đã cho thuê tại các khu chứcnăng trong KKT đạt trên 40.000 ha. Về khu công nghiệp (KCN), hiện toàn quốc đãthành lập 377 KCN, trong đó 290/377 KCN đã đi vào hoạt động.
Bảo tồn, bảo vệ giá trị tựnhiên, sinh thái: Tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững.Theo ước tính, cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đãmất khoảng 40 - 60%; Rừng ngập mặn (RNM) mất đến 70% và khoảng 11% các rạn sanhô đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Những cánh RNMnguyên sinh hầu như không còn. Sự suy giảm trầm trọng diện tích RNM đã kéo theosự suy giảm đa dạng sinh học biển, đặc biệt mất bãi sinh sản và nơi cư ngụ củacác loài thủy sinh. Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% số rạn sanhô; 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng.
Mục tiêu tổng quát phát triểnkhông gian biển là nắm bắt và vận dụng được tiềm năng, lợi thế của không gianbiển, vùng bờ. Phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở áp dụng những thànhtựu khoa học công nghệ, ứng dụng vào khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển, thích ứng với biến đổikhí hậu.
Mục tiêu tổng quát khai thácsử dụng tài nguyên vùng bờ: Quản lý, sử dụng, khai thác bền vững tài nguyênvùng bờ quốc gia, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môitrường và bảo đảm quốc phòng. Phát triển các ngành kinh tế biển ven bờ chủ lựctheo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinhtế - xã hội, tạo ra nhiều sinh kế cho người dân, bảo vệ và bảo tồn phát huy cácgiá trị văn hóa và sinh thái biển một cách bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninhvững chắc cho Việt Nam, hướng tới một quốc gia mạnh về biển, giàu về biển trongkhu vực và trên thế giới.
PGS. Nguyễn Đình Thọ cho biết,việc định hướng sử dụng không gian biển căn cứ vào yêu cầu, quan điểm, tiềmnăng và tình hình thực tiễn phát triển không gian biển Việt Nam, trong đó tậptrung cho 06 lĩnh vực biển được xác định theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịchvụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sảnbiển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6)Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Đối với khai thác sử dụngtài nguyên vùng bờ, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và xã hội của các vùng khácnhau, trong phạm vi quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, đề xuất địnhhướng sử dụng tài nguyên vùng bờ gồm: không gian sử dụng đất; khai thác sử dụngtài nguyên nước vùng bờ; phát triển rừng ven biển; sản xuất muối biển; khu vựchoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; khu vực hoạt động công nghiệp; khuvực hoạt động khai thác khoáng sản và năng lượng; khu vực hoạt động du lịch; khuvực hoạt động cảng biển; đô thị ven biển.
Tại hội thảo, báo cáo đã nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu.Đặc biệt, báo cáo đã nhận được nhiều ý kiến hữu ích từ các chuyên gia đầu ngànhbiển, du lịch và môi trường như: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, PGS.TS Phạm TrungLương, GS.TS Đào Xuân Học.
Kết thúc hội thảo, PGS. NguyễnĐình Thọ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chân thành cảm ơn và ghi nhận cácý kiến đóng góp của các chuyên gia. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu và chỉnh sửahoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiến lược phát triển tổng hợp đưa vào báo cáo Quyhoạch tổng thể quốc gia./.