Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia” trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

17/06/2022 10:55


Tiếp theo chuỗi hội thảo phục vụ hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 16 tháng 6 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo xin ý kiến Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia”. Hội thảo do PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Chuyên gia Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; đại diện Vụ Quản lý quy hoạch;các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư; Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; TS.Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng lượng; đại diệncác Viện nghiên cứu các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạch tổngthể quốc gia và các cán bộ của Viện Chiến lược phát triển.

Phát biểu khai mạc hội thảo,TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho biết, ngànhnăng lượng là một phần rất quan trọng, liên quan đến kết cấu hạ tầng năng lượng,điện lực, xăng dầu, khí đốt,... Cùng với hạ tầng giao thông, hạ tầng ngành nănglượng cũng là một trong những ngành rấtquan trọng, liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực khác. Đặc biệt, ngành nănglượng cũng được Chính phủ rất quan tâm, ví dụ như Đề án: Quy hoạch phát triểnĐiện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Chuyên gia Tổchuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,Quy hoạch tổng thể quốc gia liên quan đến nhiều ngành trong đó có ngành năng lượng.Năng lượng là một ngành lớn và liên quan chặt chẽ đến nền tảng phát triển kinhtế của đất nước, là ngành không thể thiếu. Đề nghị nhóm nghiên cứu nói rõ hơn bêncạnh tư tưởng trong Quy hoạch điện VIII thì trong quy hoạch tổng thể quốc giaquy hoạch điện, năng lượng cần đề cập đến nội dung gì để đảm bảo đầy đủ và tươngxứng với vị trí của ngành năng lượng trong Quy hoạch tổng thể.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn NgọcHưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng lượng, đại diện nhóm nghiên cứuhợp phần về năng lượng trình bày "Thực trạng và phương hướng phát triển kếtcấu hạ tầng năng lượng quốc gia”. Trong bài viết TS. Nguyễn Ngọc Hưng cho biết,từ năm 2015, Việt Nam trở thành một nước nhập khẩu tịnh năng lượng. Nhập khẩu tịnhtăng dần tỷ trọng từ 8,4% năm 2015 lên 48% vào năm 2020. Năm 2020, tổng cung cấpnăng lượng sơ cấp (NLSC) của Việt Nam ước tính đạt 95.762 KTOE. Giai đoạn2016-2020, tăng trưởng Tổng NLSC là 8,7%/năm.

Khaithác năng lượng trong những năm gần đây của Việt Nam:

Về khai thác than: Đến năm2020 có 55 dự án (38 mỏ) đầu tư mỏ than mới và cải tạo mở rộng. Trong đó: 46/55dự án đã thực hiện công tác chuẩn bị và đầu tư (35/46 dự án đã ra than), 9/55 dựán chưa thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Khai thác dầu: Sản lượngkhai thác dầu cả giai đoạn 1986-2019 đạt 396,21 triệu tấn, năm cao nhất(2004) đạt 20,41 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng dầu đã bắt đầu suygiảm đến năm 2019 tổng sản lượng khai thác cả năm chỉ còn 11,03 triệutấn. Năm 2020, tổng sản lượng khai thác dầu cả năm đạt 9,65 triệutấn, chiếm 109% so với kế hoạch.

Khai thác khí: Tính trongcả giai đoạn 1986-2019, tổng sản lượng khí đã khai thác là 204,17 tỷm3, từ năm 2014 đến 2019 sản lượng khí luôn được duy trì trên 10 tỷm3/năm, riêng năm 2020 sản lượng khai thác khí đạt là 9,16 tỷ m3/năm, bằng94% kế hoạch năm.

Điện lực: Tới cuối năm 2020,tổng khối lượng các đường dây từ cấp điện áp 110 kV trở lên của hệ thống điện đạt51.322 km, trong đó khối lượng đường dây ở cấp điện áp 500 kV đạt 8.527 km, ở cấpđiện áp 220 kV đạt 18.477 km và ở cấp điện áp 110 kV đạt 24.318 km; Tổng dunglượng các trạm biến áp (TBA) từ cấp điện áp 110 kV trở lên của hệ thống điện đạt195.621 MVA, trong đó dung lượng TBA ở cấp điện áp 500 kV đạt 42.900 MVA, ở cấpđiện áp 220 kV đạt 67.824 MVA và ở cấp điện áp 110 kV đạt 84.897 MVA.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kịchbản quy hoạch với tăng trưởng GDP cao được đề xuất thành phương án quy hoạch.Trong đó, giai đoạn quy hoạch 2021-2030: Mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT)đã đề ra trong Nghị quyết số 55-NQ/TW hoàn toàn có thể thực hiện do tốc độ tăngtrưởng của điện NLTT và sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện; giai đoạn tầmnhìn 2031-2050: Cần nhiều nỗ lực để hoàn thành các mục tiêuphát thải ròng băng 0 theo cam kết của Việt Nam tại COP26. Định hướng quan trọnglà cần thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng sinh khối trong sản xuất nhiệt và đồngphát nhiệt điện ở các cơ sở công nghiệp; Đối với tổng phát thải CO2: Kịch bảncơ sở có mức phát thải 401 triệu tấn vào năm 2030 và 263,6 triệu tấn vào năm2045, sau đó giảm xuống mức 102,6 triệu tấn vào năm 2050 khi quá trình chuyển đổinhiên liệu diễn ra mạnh mẽ hơn. Kịch bản cao có mức phát thải 429,2 triệu tấnvào năm 2030 và 354,0 triệu tấn vào năm 2045, sau đó giảm xuống mức 125,4 triệutấn vào năm 2050.

Tại hội thảo, báo cáo đã nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu cũng như các chuyên gia và đại biểu đến từ cácviện nghiên cứu khác.

Đại diện Tổ chuyên gia tư vấnvề quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Bùi Tất Thắng,Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển đánh giá cao báo cáo "Thựctrạng và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia” của ViệnNăng lượng. Báo cáo đã kế thừa được các nội dung của Nghị quyết 55-NQ/TW ngày11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốcgia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án: Quy hoạch pháttriển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điệnVIII). Tuy nhiên, năng lượng là một ngành liên quan mật thiết đến nhiều ngànhtrong Quy hoạch tổng thể quốc gia, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo cần bám vàokhung định hướng của Quy hoạch tổng thể quốc gia để đưa ra kịch bản quy hoạch vàtăng trưởng của ngành tương xứng tầm với vị trí trong Quy hoạch tổng thể.

Kết thúc hội thảo, TS. NguyễnNgọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng lượng chân thành cảm ơnvà ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong Tổ chuyên gia tư vấnquy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu cũng như các chuyên gia các bộ,ngành khác. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, có những trao đổi với phía Bộ Kế hoạchvà Đầu tư để chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiến lược phát triển tổng hợpđưa vào báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia trong thời gian tới./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.