Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia” trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

24/06/2022 16:48


Tiếp nối chuỗi hội thảo phục vụ hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 22 tháng 6 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo xin ý kiến Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia”. Hội thảo do TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởngVụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nhóm chuyên gia Viện Quy hoạch đô thị vànông thôn quốc gia; đại diện Bộ Xây dựng; đại diện các Viện nghiên cứu các Bộ,ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạch tổng thể quốc gia và các cánbộ của Viện Chiến lược phát triển.

Tại Hội thảo, KTS. Phạm ThịNhâm, Phó Viện trưởng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đại diệnnhóm nghiên cứu hợp phần về đô thị và nông nghiệp trình bày "Thực trạng vàphương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia”.

Kếtquả đạt được về đô thị hóa và phát triển đô thị trong thời gian qua

(1) Tốc độ đô thị hóa nhanhtạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

(2) Hệ thống đô thị tăngnhanh về số lượng, hình thành hai vùng đô thị lớn có vai trò, vị trí đặc biệtquan trọng cùng với các chuỗi, chùm đô thị phân bố rộng khắp các vùng, miền.

(3) Hạ tầng kỹ thuật đô thịvà hạ tầng xã hội đã được quan tâm đầu tư, tăng quy mô và cải thiện chất lượngphục vụ.

(4) Chất lượng sống tại đôthị từng bước được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm;sự phát triển của một số đô thị đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn.

(5) Hệ thống quy định phápluật về quản lý đô thị từng bước được hoàn thiện, tích lũy kinh nghiệm trongquy hoạch, định hướng phát triển và quản lý đô thị.

Hạnchế, tồn tại về đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam thời gian qua

(1) Đô thị hóa không đồng đềugiữa các vùng, miền; tỷ lệ đô thị hóa không đạt mục tiêu đề ra, còn thấp so vớimức trung bình các nước trong khu vực và thế giới, chưa đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa chưa đồng bộ với công nghiệp hóa, hiện đạihóa.

(2) Hệ thống đô thị phân bốvà phát triển không cân đối, thiếu sự liên kết, chưa có sự phân định và chia sẻchức năng trong từng vùng và giữa các vùng; liên kết đô thị - nông thôn còn yếu,còn nhiều đô thị loại I chưa phát huy tốt vai trò động lực, dẫn dắt của các đôthị, nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Kết quả chỉnh trang, cảitạo, tái thiết đô thị còn nhiều hạn chế. Phát triển các đô thị mới theo mô hìnhđô thị bền vững, đô thị xanh, đô thị thông minh phát triển còn ít, chưa đượcnghiên cứu và triển khai phù hợp với từng vùng, miền và loại, cấp đô thị.

(4) Hệ thống hạ tầng đô thịcòn thiếu đồng bộ, liên kết yếu, chưa bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu,nước biển dâng và có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn. Các "căn bệnh đô thị”ngày càng trở nên phổ biến ở các đô thị động lực (Thành phố TW, tỉnh lỵ).

(5) Thể chế cho đô thị hóacòn chưa kiện toàn, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh và bền vững vẫncòn nhiều hạn chế, tồn tại, nhất là về quy hoạch, đất đai, nhân khẩu, tài chínhđô thị, mô hình chính quyền đô thị. Quản lý đô thị còn nhiều bất cập, năng lực,trình độ quản lý đô thị tại địa phương còn thấp, chậm đổi mới, làm cản trở tiếntrình và chất lượng đô thị hoá.

Mụctiêu phát triển

Thúc đẩy quá trình đô thịhoá nhanh, hiệu quả, có chất lượng; bền vững hơn về môi trường, tiết kiệm tàinguyên, năng lượng, đảm bảo được an ninh lương thực. Trên cơ sở tiếp tục xây dựnghoàn chỉnh, đổi mới mô hình phát triển hệ thống đô thị Việt nam theo mô hình mạnglưới, xanh, thông minh và bền vững; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộiphù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứngvới biến đổi khí hậu, nước biển dâng; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bảnsắc; có vai trò, vị thế xngs đáng trong mạng lưới đô thị Chấu Á – Thái BìnhDương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển KT-XH quốc gia, khu vực và quốctế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Xã hội chủ nghĩavà bảo vệ Tổ quốc.

Một số mục tiêu cụ thể: Đếnnăm 2025: Tỷ lệ đô thị hoá đạt tối thiểu 45%; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổngdiện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5% - 1,9%. Đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa đạttrên 50% và phấn đấu đạt mức trung bình ASEAN; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổngdiện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9% - 2,3%. Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đôthị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á.

Cácphương án lựa chọn phát triển khung cấu trúc đô thị quốc gia trong thời gian tới

Phương án 1: Đẩy mạnh đô thịhoá ở các vùng đô thị lớn-cực tăng trưởng;

Phương án 2: Đẩy mạnh pháttriển 6 vùng đô thị hoá;

Phương án 3: Đẩy mạnh đô thịhoá 64 tỉnh thành;

Phương án 4: Phát triển môhình tổng thể "Mạng lưới đô thị”.

Tại hội thảo, báo cáo đã nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu; đại diện Bộ Xây dựng cũng như các chuyên giavà đại biểu đến từ các viện nghiên cứu khác.

Đại diện Tổ chuyên gia tư vấnvề quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởngTổ chuyên gia đánh giá cao báo cáo tuy nhiên cần làm rõ một số khái niệm đô thị,đô thị hoá, kinh tế đô thị. Phần thực trạng của báo cáo đang đi sâu vào đô thịmà phần đánh giá về nông thôn còn mờ nhạt, đề nghị ban soạn thảo cân đối. Vấn đềvề giao thông, ô nhiễm môi trường,… cũng cần có những đánh giá kỹ hơn. Phần mụctiêu của báo cáo cần đưa ra mục tiêu đến năm 2050 như trong Quy hoạch tổng thểquốc gia cho phù hợp… TS. Cao Viết Sinh đề nghị ban soạn thảo phối hợp chặt chẽvới Viện Chiến lược phát triển - Đơn vị chủ trì tổng hợp báo cáo Quy hoạch tổngthể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thống nhất các nội dungvà bổ sung hoàn thiện sớm hợp phần bảo đảm tiến độ của báo cáo chung.

Kết thúc hội thảo, KTS. PhạmThị Nhâm ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong Tổ chuyên gia tưvấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu cũng như các chuyên gia tham dựhội thảo. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, có những trao đổi với phía Viện Chiến lượcphát triển để chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiến lược phát triển theođúng tiến độ yêu cầu./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.