Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia” và "Thực trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử quốc gia”

27/06/2022 14:59


Tiếp nối chuỗi hội thảo phục vụ hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 23 tháng 6 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo xin ý kiến Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 02 nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia” và "Thực trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử quốc gia”. Hội thảo do TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởngVụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS. Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiếnlược thông tin và truyền thông; đại diện Bộ Thông tin và truyền thông và các cánbộ của Viện Chiến lược phát triển.

Tại Hội thảo, TS. Đỗ Quý Vũ,Phó Viện trưởng Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, đại diện nhóm nghiêncứu trình bày nội dung "Thực trạng vàphương hướng phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyềnhình, thông tin điện tử quốc gia”. Trong bài viết, TS. Đỗ Quý Vũ cho biết, sốlượng các cơ quan báo chí, các ấn phẩm báo chí, đài phát thanh truyền hình, cáckênh phát thanh truyền hình, nhà xuất bản, mạng xã hội lớn. Tuy nhiên, cơ cấuchưa hợp lý, có sự chồng chéo, thiếu hiệu quả trong đầu tư, hoạt động.

Đội ngũ cán bộ hoạt động tong6 lĩnh vực (báo chí; phát thanh truyền hình; xuất bản, in, phát hành; thông tinđiện tử; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở) có bước phát triển nhanh cả về sốlượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cán bộ nhiều đơn vị chưa đáp ứng đượcyêu cầu của tình hình mới, xu hướng phát triển mới, nhiều đơn vị, địa phươngcòn thiếu cán bộ, kể cả đối với nhân lực quản lý nhà nước.

Cơ sở vật chất hạ tầng côngnghệ, tài chính vẫn còn khó khăn, thu nhập của người lao động chưa bảo đảm đượccuộc sống, nhất là đối với các địa phương. Hầu hết, các đơn vị còn phụ thuộcvào ngân sách của nhà nước, chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu hoạt động và xuhướng phát triển chuyển đổi số.

Một số giải pháp phát triểnmạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tửquốc gia: Giải pháp về hợp tác quốc tế; Giải pháp về huy động vốn và phân bổ đầutư; Giải pháp về tổ chức và giám sát thực hiện; Giải pháp về phát triển nguồnnhân lực - Giải pháp khoa học và công nghệ; Giải pháp về cơ chế, chính sách.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn QuỳnhAnh, Phó Trưởng ban Ban Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược thông tin và truyềnthông, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển hạ tầng thông tin và truyềnthông quốc gia”.

BàNguyễn Quỳnh Anh, Phó Trưởng ban Ban Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược thôngtin và truyền thông, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tại Hội thảo.

Hiện trạng thông tin và truyềnthông

Về mạng bưu chính: Trong giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện chính sách mở cửathị trường, lĩnh vực bưu chính đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, mạng bưuchính dịch chuyển trở thành hạ tầng của thương mại điện tử, tham gia vào chuỗicung ứng logistics và dần trở thành hạ tầng quan trọng của kinh tế số. Việt Namhiện đứng thứ 49/170 nước và xếp thứ 4/10 trong khu vực ASEAN về chỉ số 2IPD(sau Singapore, Thái Lan và Malaysia), là một trong số ít nước thuộc nhóm nướccó thu nhập trung bình thấp nhưng có chỉ số 2IPD cao. Sự chuyển mình này, đãgiúp lĩnh vực bưu chính duy trì được mức tăng trưởng cao, trung bình đạt trên30%/năm.

Về hạ tầng số: Giai đoạn2011 - 2020, mạng viễn thông (viễn thông băng rộng, mạng viễn thông dùng riêngphục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyềnhình,...) phát triển nhanh chóng, vững chắc.

Về hạ tầng ứng dụng công nghệthông tin: Theo đánh giá của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số sửdụng CNTT và truyền thông (ICT use) năm 2020 của Việt Nam đạt được sự tiến bộđáng kể, tăng 20 bậc so với năm 2018 (xếp hạng 65/131 năm 2020, 85/129 năm 2018).

Về an toàn thông tin mạngcho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Mạng nội bộ và thiết bị đầu cuốitrong cơ quan nhà nước đã từng bước được trang bị các thiết bị, phần mềm về an toàn thông tin ATTT như: phần mềm diệt vi-rút cho máy tính, các thiết bị tường lửa, thiết bịlưu trữ dữ liệu, thiết bị bảo mật và chặn lọc thư rác chuyên dụng. Các cơ sở dữliệu quốc gia khi đưa vào khai thác, vận hành đã bước đầu được trang bị một sốgiải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTT tối thiểu và có các quy chế, quy trình đảm bảoATTT.

Về công nghiệp công nghệthông tin: Việc phát triển các hạ tầng công nghiệp phần cứng, điện tử, viễnthông đã thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới với các têntuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia,… đặtnhà máy sản xuất với quy mô lớn cấp toàn cầu tại Việt Nam. Về tình hình các khuCNTT tập trung trên cả nước, trong những năm qua, với các chủ trương, ưu đãi củanhà nước, các khu CNTT tập trung tại Việt Nam bước đầu đã đạt được những thànhcông nhất định.

Phương hướng phát triểnthông tin và truyền thông:

Mạngbưu chính: Định hướng đến năm 2025 hình thành 3 Trung tâm Bưu chínhQuốc gia trên cả nước đảm bảo năng lực khai thác bình quân đạt trên 11.000 tấnbưu gửi/ngày; phạm vi phục vụ bình quân 350km. Hình thành 14 Trung tâm Bưuchính vùng trên cả nước đảm bảo năng lực khai thác bình quân trên 4.500 tấn bưugửi/ngày; phạm vi phục vụ bình quân 115 km. Đến năm 2030: Xây dựng 3 - 5 trungtâm Trung tâm Bưu chính Quốc gia trên cả nước; năng lực khai thác bình quân củaTrung tâm Bưu chính Quốc gia đạt trên 15.750 tấn bưu gửi/ngày. Căn cứ theo nhucầu phát triển, nâng cấp từ 1 - 2 Trung tâm Bưu chính vùng trở thành Trung tâmBưu chính Quốc gia. Các Trung tâm Bưu chính vùng có năng lực khai thác bìnhquân trên 5.000 tấn bưu gửi/ngày.

Mạng viễn thông: Đến năm2025: Mạng băng rộng di động băng rộng (4G/5G) với tốc độ tối thiểu 70 Mb/s phủsóng 100% dân số; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh; 100%các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu,phát triển, đổi mới sáng tạo có truy nhập Internet với tốc độ tối thiểu 1Gbps….Đến năm 2030: Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp đảmbảo 100% người sử dụng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s.

Về hạ tầng ứng dụng công nghệthông tin: Ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển theo hướng làm trước, làm tốt,làm tập trung các nền tảng số có tính chất hạ tầng quy mô quốc gia phục vụ nhiềuứng dụng, dịch vụ, đóng vai trò là nền tảng số dùng chung cho nhiều lĩnh vựckinh tế - xã hội, phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.

Về an toàn thông tin mạngcho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Phát triển các hệ thống kỹ thuật, giảipháp, nền tảng bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ số, kinh tế số,xã hội số phát triển ổn định, bền vững. Chú trọng triển khai các hệ thống, nềntảng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân và bảo mật dữ liệu, giao dịch điệntử trên môi trường mạng.

Về công nghiệp công nghệthông tin: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin dựa trên các công nghệ sốnhư trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạnvật... Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào trong mọi lĩnh vực của đờisống kinh tế, xã hội để hình thành công nghiệp công nghệ số.

Tại hội thảo, 02 báo cáo đãnhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấnquy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu, đại diện Bộ Thông tin và truyềnthông và các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu khác.

Đại diện Tổ chuyên gia tư vấnvề quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởngTổ tư vấn đánh giá cao 02 báo cáo "Thực trạng và phương hướng phát triển hạ tầngthông tin và truyền thông quốc gia” và "Thực trạng và phương hướng phát triển mạnglưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử quốcgia” của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cầnlựa chọn một số vấn đề trọng tâm để đưa vào báo cáo. Về phát triển mạng lưới cơsở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử quốc gia tậptrung hơn về khía cạnh mạng lưới, tổ chức theo mô hình nào để đạt hiệu quả. Về pháttriển hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia xác định rõ muốn làm chủ côngnghệ thì chúng ta cần phải làm gì?

Kết thúc hội thảo, đại diện ViệnChiến lược thông tin và truyền thông ghi nhận các ý kiến đóng góp của cácchuyên gia trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư, Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia và các chuyêngia tham dự hội thảo. Ban soạn thảo sẽ trao đổi cụ thể với Viện Chiến lược pháttriển để chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo theo tiến độ yêu cầu./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.