Báo cáo hợp phần: "Thực trạng và phương hướng phát triển công nghiệp quốc gia” trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
16/06/2022 17:39
Tham dự hội thảo có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởngVụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng;; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quyhoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng ViệnNghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương và đại diện các Viện nghiên cứucác Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, TS. NguyễnBá Ân, Chuyên gia Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư cho biết, để hoàn thiện báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia một cách có hiệuquả nhất, Viện Chiến lược phát triển đã phối hợp với Vụ Quản lý quy hoạch tổ chứccác buổi hội thảo xin ý kiến các chuyên gia trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia ở các đơn vị nghiên cứu vềmột số hợp phần trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. Hội thảo lấy ý kiến đối vớihợp phần "Thực trạng và phương hướngphát triển công nghiệp quốc gia” là rất cần thiết, vì đây là một ngành kinhtế quan trọng của quốc gia.
Tại hội thảo, đại diện nhómnghiên cứu hợp phần về công nghiệp trình bày "Thực trạng và phương hướng pháttriển công nghiệp quốc gia”. Trong bài viết, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết,nội dung báo cáo hợp phần công nghiệp gồm 5 phần chính: (1) Thực trạng phát triểncông nghiệp Việt Nam; (2) Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầmnhìn đến 2050; (3) Định hướng phát triển công nghiệp; (4) Giải pháp phát triểncông nghiệp; (5) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
Theo đánh giá của nhómnghiên cứu, công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế củaViệt Nam: Trong giai đoạn 2010-2020, tính trung bình công nghiệp chiếm trên 30%mỗi năm trong GDP của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp là ngành đóng góp lớnnhất cho ngân sách nhà nước. Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốcđộ cao trong giai đoạn 2010-2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăngbình quân 8,6% một năm. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng liên tụctrong giai đoạn 2010-2020; năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ đạt693 nghìn tỷ đồng; năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 1.406nghìn tỷ đồng.
Tuy nghiên, ngành công nghiệpViệt Nam vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứngđược yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tái cơ cấu cácngành công nghiệp thực hiện còn chậm; trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp,chậm được đổi mới; chưa thu hút mạnh mẽ lao động; năng lực cạnh tranh của ngànhcông nghiệp còn thấp; khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vựcvà toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế;…
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mộtsố mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởngngành công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đạt khoảng8-8,5%/năm; Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt cao hơntốc độ tăng của ngành công ngiệp (phấn đấu đạt trên 10%/năm); Tỷ trọng giá trịsản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tốithiểu 45%;… và giai đoạn đến 2050: Tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mớicủa ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; Tiếp tục nâng cao tỷtrọng công nghiệp trong GDP. Phấn đấu đưa tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụchiếm 90-95% trong cơ cấu kinh tế cả nước. Tỷ trọng giá trị sản phẩm từ trungbình đến công nghệ cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt từ 55-60%;Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp, tiếp tục duy trì và ổn địnhtrong nhóm ba nước đứng đầu ASEAN về phát triển công nghiệp.
Để đạt được những mục tiêuđó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 03 nhóm giải pháp, gồm: Giải pháp cơ chế chínhsách thu hút đầu tư; Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp; Giải pháp vềcơ chế, chính sách.
Tại hội thảo, báo cáo đã nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu và các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu.
Kết thúc hội thảo, TS. NguyễnVăn Hội, Viện trưởng Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương chân thành cảmơn và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếpthu và chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiến lược phát triển tổng hợp đưavào báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển