Báo cáo hợp phần: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch

30/05/2022 17:52


Tiếp theo chuỗi hội thảo phục vụ hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 25 tháng 5 năm 2022, Viện Chiến lược phát triển tổ chức hội thảo xin ý kiến Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung "Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống du lịch quốc gia”. Hội thảo do TS. Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu chủ trì.

Tham dự hội thảo có TS. Trần HồngQuang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng VụQuản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thểquốc gia và quy hoạch vùng; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạchcủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: TS. Nguyễn Bá Ân, PGS. TS. Bùi Tất Thắng, PGS,TS.Phạm Trung Lương, Ông Vũ Quang Các; Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng ViệnChiến lược phát triển; TS. Đinh Lâm Tấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược pháttriển; TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và đạidiện các Viện nghiên cứu các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạchtổng thể quốc gia.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ViệnTrưởng Viện Chiến lược phát triển Trần Hồng Quang cho biết, để tiếp nối hội thảongày 20 tháng 5 năm 2022, hội thảo hôm nay muốn xin ý kiến của các chuyên gia vềđịnh hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, xác định vùng động lực nhưthế nào cho hợp lý, ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, du lịch văn hoá ở vùngnào,…để đưa vào báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Bộ Chính trị.

Tại Hội thảo, ông Hoàng Đạo Bảo Cầmđại diện nhóm nghiên cứu hợp phần về du lịch trình bày "Thực trạng và phương hướngphát triển hệ thống du lịch quốc gia”. Trong bài viết ông Hoàng Đạo Bảo Cầmchia sẻ, mục tiêu của ngành du lịch hướng đến là phục hồi và phát triển nhanh,bền vững du lịch thích ứng với bối cảnh mới, cụ thể: đến năm 2025, Việt Namvươn lên vị trí thứ 3 Đông Nam Á, cạnh tranh xếp thứ 50 trên thế giới; đến năm2030 phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cạnh tranh vào nhóm 30 thếgiới và đáp ứng cơ bản yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo đã đưa ra 07 địa bàn độnglực phát triển du lịch, gồm: (1) Sơn La - Điện Biên - Lào Cai - Hà Giang; (2)Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình; (3) Quảng Bình - Quảng Trị - ThừaThiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; (4) Bình Định - Phú Yên - Khánh Hoà - Ninh Thuận;(5) Lâm Đồng - Đắk Lắk; (6) Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận;(7) Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau. Đồng thời báo cáo cũng đã đưa ra các khu dulịch quốc gia trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch.

Để đạt được những mục tiêu đề ra,nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp như: Giải pháp về cơ chế, chínhsách; giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư; giải pháp về phát triển sảnphẩm du lịch,…

Tại hội thảo, báo cáo đã nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch củaBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu và các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu về du lịch.

Kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn AnhTuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch chân thành cảm ơn và ghinhận các ý kiến đóng góp của các chuyêngia. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiếnlược phát triển tổng hợp đưa vào báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Nguồn: Viện Chiến lược pháttriển.