Nghiệm thu đề tài cấp Bộ: Giải pháp phát triển một số ngành dịch vụ chủ lực gắn với phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời kì 2021-2030

01/07/2022 10:08


Sáng 27 tháng 6 năm 2022, tại 65 Văn Miếu, Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức buổi nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp Bộ "Giải pháp phát triển một số ngành dịch vụ chủ lực gắn với phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời kì 2021-2030” do ThS. Phạm Thị Trúc Hoa Quỳnh, Nghiên cứu viên, Ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ làm Chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng nghiệm thu đề tàikhoa học cấp Bộ do TS. Đinh Lâm Tấn, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược phát triển,Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm PGS. TS. NguyễnDuy Lợi, Tổng Biên tập, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa họcxã hội Việt Nam, Ủy viên, Phản biện 1; TS. Phan Quốc Nguyên, Giảng viên khoa Luật,Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên, Phản biện 2; TS. Đặng Thị Việt Đức, Trưởngkhoa Tài chính Kế toán, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thông tinvà Truyền thông, Ủy viên; TS. Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng ban, Ban Tổng hợp, ViệnChiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên, Thư ký Hội đồng.

Tại buổi nghiệm thu, ThS. PhạmThị Trúc Hoa Quỳnh thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt nội dungbáo cáo. Với mục tiêu của đề tài là nhằm Phân tích thực trạng phát triển một sốngành dịch vụ giữ vai trò trọng yếu đối với sự phát triển nền kinh tế số Việt Namgiai đoạn 2011-2020, từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp chính sách thúcđẩy sự hình thành cũng như tăng tốc nền kinh tế số Việt Nam thời kỳ 2021-2030,Ban Chủ nhiệm đề tài đã đạt được một số kết quả sau: (1) Tổng kết và làm rõ lýluận về nền kinh tế số, các ngành dịch vụ chủ lực và cách thức phân loại cácngành kinh tế; (2) Phân tích kinh nghiệm phát triển nền kinh tế số của một sốquốc gia trong khu vực từ đó rút ra bài học cho Việt Nam; (3) Đưa ra một sốtiêu chí cơ bản cho việc lựa chọn các ngành dịch vụ chủ lực gắn với nền kinh tếsố của Việt Nam; đưa ra được các căn cứ để xác định và lựa chọn các ngành dịchvụ chủ lực; lựa chọn cho được các ngành dịch vụ chủ lực gắn với nền kinh tế sốViệt Nam; định vị lại sự phát triển của các ngành dịch vụ chủ lực có khả năngthúc đẩy sự hình thành và tăng tốc của nền kinh tế số Việt Nam thời kỳ2021-2030; (4) Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về việc áp dụng giải phápchuyển đổi số cho một số ngành dịch vụ chủ lực của Việt Nam nhằm thúc đẩy sựhình thành và tăng tốc nền kinh tế số thời kỳ 2021-2030; (5) Phân tích, đánhgiá thực trạng nền kinh tế số của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên cả hai khíacạnh là chính sách và thực tiễn phát triển, đồng thời phân tích mức độ chuyển đổisố một số ngành dịch vụ chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2011-2020; (6) Đề xuấtcác giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển một số ngành dịch vụ chủ lựcgắn với nền kinh tế số của Việt Nam thời kì 2021-2030.

Hội đồng nghiệm thu đề tàikhoa học cấp Bộ đánh giá đây là đề tài có tính thời sự cao và có khả năng ứng dụngvào trong thực tiễn. Báo cáo đề tài đã được thực hiện một cách nghiêm túc, côngphu. Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ đã nhất trí nghiệm thu đề tài đạtloại khá./.

Nguồn: Viện Chiến lược pháttriển.