Đề tài: "Giải pháp kết nối hiệu quả cung – cầu lao động trong bối cảnh kinh tế số ở việt nam”

03/07/2023 11:34


Cuộc CMCN 4.0 đang hiện hữu trên đất nước ta, tácđộng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mang đến những cơ hội đột phá về năng suất, pháttriển nhân lực công nghệ cao. Thế nhưng chính điều này cũng đã khiến cho hàngchục nghìn lao động đang đứng trước nguy cơ mất việc làm dù chưa đến tuổi nghỉhưu. Nếu không sớm đưa ra các giải pháp thì Việt Nam không chỉ trở nên tụt hậumà còn phải đối mặt với gánh nặng chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho hàngchục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp. Do vậy, từ tư duy đến hành độngcủa Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và giáo dục, nguồn nhân lực cầnchuyển động theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội mới để xây dựng ViệtNam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Trong cuộc CMCN lần tư, các công việc truyền thốngsẽ ngày càng mất dần vào tay robot, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thôngminh. Để đáp ứng nhu cầu của cách mạng 4.0, nguồn nhân lực Việt Nam phải sở hữunhững kỹ năng mà máy móc không thể có. Đó là sáng tạo, linh hoạt trong nhậnthức, trí tuệ, cảm xúc, giải quyết tốt công việc. Muốn vậy, tại các cơ sở đàotạo về lĩnh vực này, việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng côngnghệ thông tin và hội nhập quốc tế sâu rộng là vô cùng cần thiết. Điều này giữvai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Kết quả phần đánh giáthực trạng khá toàn diện, đặc biệt là phần này đã đưa ra được số người hiệnđang thất nghiệp ở Việt Nam có trình độ khá cao (12,9% có trình độ đại học trởlên). Bên cạnh đó, Đề tài cũng xác định được tỷ lệ thừa, tỷ lệ thiếu kỹ năng vàtỷ số cung đáp ứng cầu kỹ năng theo giới tính, theo trình độ đào tạo, theotrình độ chuyên môn kỹ thuật, theo độ tuổi, theo 3 khu vực kinh tế, và theo 18ngành nghề kinh tế giai đoan 2010-2020. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đềxuất những chính sách khai thác nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹthuật hợp lý hơn trong thời gian tới để giảm số thất nghiệp và tăng số có việclàm của nhóm thanh niên đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Đây là công trìnhnghiên cứu nghiêm túc, công phu. Phần tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước khátốt, đây là cơ sở để xác định khoảng trống cho nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu,mục tiêu và nội dung nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu phù hợp, đặcbiệt là việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng. Đề tài có ý nghĩa thiết thực vàquan trọng là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xác địnhvà thực hiện đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, giúp các cơ quan hữu quan đưara các giải pháp kết nối cung – cầu lao động có hiệu quả, đặc biệt là trong bốicảnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của nước ta.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh