Cơ sở khoa học xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030
04/09/2020 09:31
Từ những bài học kinh nghiệm lớn rút ra qua thựctế lãnh đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (2011) của Đảng nêu những yêu cầu mang tính nguyên tắc cơ bảntrong xác định quan điểm, đường lối phát triển kinh tế- xã hội đất nước từng thời kỳphải luôn: "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. Mọi đường lối,chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Mục tiêutổng quát trong các chiến lược, thể hiện cô đọng kết quả về tình hình pháttriển của đất nước trên các mặt chủ yếu về kinh tế, xã hội, chính trị, quốcphòng an ninh và hội nhập. Như vậy, qua nhìn nhận của nhiềunhà nghiên cứu và qua xem xét mục tiêu phát triển trong chiến lược phát triển đất nước qua các thời kỳ, về cơ bản có thể xác định: Đích đến về phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong thời kỳ chiến lược,thể hiện kết quả phát triển chung về tình hình đất nước với những nét cốt yếunhất về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và vị thế của đất nước trêntrường quốc tế sau khi hoàn thành thực hiện chiến lược, kết thúc thời kỳ chiếnlược.
Qua phântích tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước theo các quan điểm của chiếnlược 10 năm 2011- 2020 cho thấy đã đạt nhiều thành tựu kinh tế vĩ mô như: Nềnkinh tế có nhịp độ phát triển tương đối nhanh và có tính bền vững nhất định,tăng trưởng bình quân ở mức 6,4%/năm đi đôi với kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tếđược giữ khá ổn định; Quá trình "đổi mới” tiếp tục được duy trì trên nhiều mặtcủa đời sống xã hội và phát triển kinh tế; Quá trình dân chủ hóa đã từng bướcđược mở rộng ra toàn xã hội, cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ được hoànthiện một bước có những tiến bộ; Duy trì sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; Lựclượng sản xuất đã phát triển theo hướng CNH, HĐH.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế- xãhội đất nước theo các mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2011- 2020: "Cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” về cơ bản đã đạt được. Một sốmặt phát triển về xã hội đã tiệmcận ở mức thuộc nhóm nước công nghiệp mới, nhóm nước có thu nhập quốc dân bìnhquân đầu người bắt đầu bước vào mức trung bình cao. Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định, đồng thuận, an toàn; hòabình được giữ vững.
Căn cứ Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) của Đảng xác định mục tiêu tổng quát "Khi kếtthúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế củachủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phùhợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồnvinh, hạnh phúc”. Đây có thể xem chính là tầm nhìn về xây dựng và phát triểnnước ta đến những thập kỷ 2040- 2050 và trong thời kỳ 10 năm 2021- 2030. Trêncơ sở đó nhóm tác giả đề xuất nội dung quan điểm chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030 theo 02 phương án tại Bảng 1.
Xem xét mục tiêu phát triển đấtnước qua các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm và các giai đoạn 5năm (các kỳ Đại hội Đảng) kể từ khi thực hiện công cuộc "Đổi mới” đưa đất nướcra khỏi khủng hoảng giai đoạn cuối những năm 1980 đến nay. Cho thấy rất rõ, nộidung cốt yếu của mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội đất nước luônđược xác định theo hướng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp thông qua thựchiện tiến trình CNH, HĐH. Đây cũng là thực hiện nhiệm vụ cơ bản về xây dựng vàphát triển đất nước được xác định trong Cương lĩnh (2011) của Đảng là đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước để không ngừng tiến tới "Xây dựng nước ta trở thành một nướccông nghiệp hiện đại”. Căn cứ vào tầm nhìn phát triển và mục tiêu tổng quát vềxây dựng phát triển đất nước trong Cương lĩnh của Đảng; xuất phát điểm và điềukiện bối cảnh phát triển của đất nước thời kỳ 10 năm tới; và quan điểm chiếnlược phát triển kinh tế- xã hội đất nước như đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu đềxuất 02 phương án chủ yếu về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đấtnước thời kỳ 2021- 2030 cụ thể tại Bảng 2.
Bảng1: Các phương án đề xuất nội dung quan điểm chiến lược phát triển kinh tế- xãhội đất nước thời kỳ 2021- 2030
Bảng 2: Các phương án đềxuất mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030
Phương án 1 | Phương án 2 |
Phấn đấu đến năm 2030: -Việt Nam trở thành nước công nghiệp, có nền kinh tế số phát triển; - Xã hội dân chủ, công bằng, pháp quyền nghiêm minh, có sức hấp dẫn cao về văn hóa; - Đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân đều được nâng lên tương xứng với nỗ lực của bản thân và sự phát triển của đất nước; - Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia được giữ vững; - Uy tín, vị thế của dân tộc được nâng cao toàn diện trong quốc tế. | Phấn đấu đến năm 2030: - Việt Nam trở thành nước có quy mô nền kinh tế thuộc nhóm 30 nước hàng đầu thế giới, có trình độ kỹ thuật và sức sáng tạo cao; - Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh tiến bộ với thời đại, có sức hấp dẫn cao về môi trường sống và làm việc; - Người dân đều tự hào với bản thân và đất nước; - Sự cởi mở và uy tín của con người, dân tộc Việt Nam được bạn bè quốc tế tin tưởng và đánh giá cao. |
Nguồn: Ban Chủ nhiệm đề tài