Chính sách phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030

02/10/2020 10:14


Tên đề tài: Chính sách phát triển kinh tế vùng ở Việt nam giai đoạn 2021-2030

* Những điểm mới của Đề tài

- Về mặt lý luận:

Tổng quan, hệ thống hóa, góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thựctiễn về chính sách phát triển kinh tế vùng.

- Về mặt thực tiễn:

+ Vận dụng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam thời gian quan, chỉ ra đượcnhững mặt được; chưa được và nguyên nhân góp phần làm căn cứ cho đề xuất chínhsách pháttriển kinh tế vùng phục vụ xây dựng chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2021-2030 ởViệt Nam thời gian tới.

+ Đề xuất định hướng chính sách phát triểnkinh tế vùng giai đoạn 2021-2030 góp phần phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển kinhtế xã hội giai đoạn 2021-2030.

* Phương pháp nghiên cứu của Đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: + Phươngpháp phân tích hệ thống; + Phương pháp phân tích vùng; + Các phương pháp đốichiếu, so sánh, phân tích thống kê; + Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT;+ Phương pháp chuyên gia,…

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số phươngpháp được sử dụng cho tất cả các nội dung của đề tài như: phương pháp phân tíchhệ thống. Một số phương pháp, công cụ nghiên cứu khác được sử dụng để nghiên cứutừng nội dung cụ thể của đề tài ví dụ như phương pháp đối chiếu, so sánh, phântích thống kê (chương II), phương pháp phân tích theo mô hình SWOT (chươngIII)…

* Kết cấu báo cáo của Đề tài

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, kiến nghị, Đềtài có kết cấu chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế vùng

Chương 2: Thực trạng chính sách phát triểnkinh tế vùng tại Việt Nam

Chương 3: Đề xuất chính sách phát triển kinh tếvùng tại Việt Nam thời kỳ 2021-2030.

* Một số kết quả chủ yếu:

- Quan niệm chính sách phát triểnkinh tế vùng

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, Đề tài này quan niệm:

Chính sách phát triển kinh tế vùng là tổng thể các chủ trương, định hướng,biện pháp và công cụ mà Đảng, Nhà nước sử dụng đểtác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội vùng nhằm giải quyết các vấn đề chínhsách vùng, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu chiếnlược phát triển KTXH của đất nước.

Quá trình chính sách phát triển kinh tếvùng gồm nhiều bước từ hoạch định chính sách, thể chế hóa chính sách cho đến tổchức thực thi chính sách. Đề tài này tiếp cận hệ thống, nhưng tập trung chủ yếuvào nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển vùng mang tầm chiến lược.

- Vận dụng cơ sở lý luận, đề tài đã tổng quan nội dung chính sách phát triển kinh tếvùng đã ban hành; Đánh giá tác động của chính sách phát triển kinh tế vùng ở ViệtNam thời gian qua thông qua đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu như: tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GRDP/người trên địa bàn của các vùng kinh tế - xã hội;Đánh giá chung thực trạng chính sách phát triển kinh tế vùng (Mặt được, chưa đượcvà nguyên nhân) và đã chỉ ra được một số(5) vấn đề chính sách phát triển kinh tế vùng mang tầm chiến lược cần phảiđược giải quyết trong thời gian tới.

- Đề xuất định hướng chính sách pháttriển kinh tế vùng giai đoạn 2021-2030

Trên cơ sở tổng quan cơsở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển kinh tế vùng, đánh giáthực trạng chính sách phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam thời gian qua, cũngnhư phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước thời gian tới ảnh hưởng tới chínhsách phát triển kinh tế vùng và trên cơ sở các (8) yêu cầu, các (7) nguyên tắccủa chính sách phát triển kinh tế vùng, đề tài này đề xuất chính sách pháttriển kinh tế vùng ở Việt Nam phục vụ xây dựng chiến lược phát triển KTXH giaiđoạn 2011-2030 với các nội dung chính như sau:

+ Tổchức lại giang sơn, tái cơ cấu lãnh thổ theo hướng phát huy tốt nhất các lợithế đặc thù của mỗi vùng và tăng cường tính kết nối, liên kết để đạt hiệu quảtổng thể chiến lược phát triển KT-XH quốc gia cao nhất.

Kế thừakết quả nghiên cứu của đề án "Phân vùng để tổ chức lập quy hoạch vùng” tại Tờtrình 8226/TTr-BKHĐT ngày 16/11/2018 và Tờ trình 8116/TTr-BKHĐT ngày1/11/2019 về phân vùng giai đoạn 2021-2030, đề tài đề xuấtmột số chủ trương, định hướng chính sách phát triển kinh tế mang tầm chiến lượccho 7 vùng kinh tế mới giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở để phát triển các vùng theo hướngphát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng và tăng cường tính liên kếtđể đạt hiệu quả tổng thể cao nhất.

·Vùng đồng bằngsông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

·Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

·Vùng Đông Bắc:

·Vùng Tây Bắc:

·Vùng Bắc Trung Bộ;

·Vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;

·Vùng Đồng bằng sông CửuLong và vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

+ Khu vựcđô thị: Phát triển đô thị, nhất là các đô thị lớn, nâng cao hiệu quả phát triểnđô thị làm động lực mạnh cho sự phát triển chung của cả nước và từng vùng.

+ Khu vực biển và hải đảo:Pháthuy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa, pháttriển mạnh kinh tế biển để nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từbiển; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, anninh, giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

+ Khuvực nông thôn:Xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí chấtlượng cao hơn giai đoạn trước; Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triểnđô thị và bố trí các điểm dân cư.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và cáccực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực.

Hội đồngnghiệm thu Đề tài khoa học cấp Bộ đánh giá cao nội dung của báo cáo Đề tài. Đâylà một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có ý nghĩa lớn về mặt khoa họcvà thực tiễn. Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ nhất trí nghiệm thu Đề tài đạt loại xuấtsắc./.

Ban Chiến lược phát triển vùng