Những đóng góp mới và tóm tắt luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Anh Tuấn
06/06/2014 09:25
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) vùng ven biển Bắc Bộ (VBBB) theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05
Nghiên cứu sinh: Trần Anh Tuấn
Người hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Bích Đạt
Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Qua nghiên cứu luận án đã hoàn thành được các nhiệm vụ nghiên cứu và có một số đóng góp mới sau đây:
1. Luận án đã góp phần làm rõ khái niệm về CDCCKT của vùng và CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH và sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để lựa chọn một số chỉ tiêu để đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ở hai cấp độ đánh giá đó là cấp độ quốc gia và cấp độ vùng (lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho vùng VBBB). Luận án đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT vùng ven biển thành công trong khu vực để đề xuất một số bài học kinh nghiệm đối với CDCCKT vùng ven biển của nước ta.
2. Luận án đã phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB, tính toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá CDCCKT của vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH. Qua đó, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH để làm cơ sở đề xuất những định hướng, giải pháp cho quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
1. Luận án đã đề xuất những định hướng cơ bản CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: (1). Phát triển những ngành nghề có khả năng cạnh tranh cho vùng VBBB (2). Phát triển bảo đảm tính liên vùng (3). Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển.
2. Đối với những giải pháp, luận án đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản sau: (1). Nhóm giải pháp tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH; (2). Nhóm giải pháp phát huy những yếu tố nội lực và khắc phục những nguyên nhân nội tại ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH; (3). Nhóm giải pháp tập trung vào yếu tố phát triển liên vùng và tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển theo hướng CNH, HĐH.
3. Việc xây dựng và áp dụng một bộ chỉ tiêu về đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH cấp quốc gia và cấp vùng vẫn còn chưa có sự thống nhất chung và chưa có một bộ chỉ tiêu chuẩn. Vì vậy, vấn đề đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH này cần được nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa để ngày một hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và từng phạm vi/cấp đánh giá để có thể mở rộng đánh giá phạm vi hoặc áp dụng cho các thời kỳ khác nhau.
Người hướng dẫn PGS.TSKH Nguyễn Bích Đạt | Nghiên cứu sinh Trần Anh Tuấn |
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng ven biển Bắc Bộ (VBBB) gồm các tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch, vận tải, thương mại và kinh tế biển, có ảnh hưởng lớn đối với phát triển kinh tế vùng ĐBSH và đối với cả nước. Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế tại cùng VBBB vẫn còn chưa xứng với tiềm năng của vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) của vùng VBBB diễn ra chậm và chưa hiệu quả, sự phát triển của các ngành còn chưa đảm bảo tính liên vùng, năng lực cạnh tranh còn yếu, hiệu quả kinh tế không cao... Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một CCKT hợp lý theo hướng CNH, HĐH cho vùng VBBB là rất cần thiết. Xuất phát từ quan điểm này, luận án tiến sĩ "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được thực hiện nhằm đóng góp vào cơ sở khoa học và thực tiễn về vấn đề CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ở vùng VBBB, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn giúp các nhà lãnh đạo của các tỉnh vùng VBBB đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH và kì vọng rằng hướng nghiên cứu này sẽ được tiếp tục mở rộng nghiên cứu ở các phạm vi không gian và thời gian khác nhau.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Luận án được thực hiện nhằm góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các định hướng, giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tại vùng VBBB.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để tiến đến mục tiêu đề ra, luận án tập trung vào 3 nội dung sau:
(1). Góp phần làm rõ nội dung về CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH và đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
(2). Nghiên cứu các đặc điểm vùng VBBB và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT, đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH (trong đó tập trung phân tích, đánh giá theo CDCCKT theo ngành của vùng VBBB)
(3). Đề xuất các định hướng, giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH giai đoạn sau năm 2010.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian của luận án là vùng VBBB (bao gồm các tỉnh/thành phố: thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình).
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu CDCCKT theo ngành để đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB giai đoạn từ 2000 - 2010 (một số nội dung cập nhật số liệu đến 2012) và đề xuất những định hướng, giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH cho giai đoạn sau năm 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1). Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố. Từ đó đưa ra một số quan điểm phân tích của tác giả đối với các vấn đề CDCCKT, CDCCKT vùng, CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH và đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
(2). Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH (cấp quốc gia và các vùng ven biển). Luận án sử dụng các chỉ tiêu được lượng hóa và một số chỉ tiêu định tính để đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
(3). Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất những định hướng, giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH vùng VBBB.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án tập trung vào ba điểm mới:
Thứ nhất, luận án góp phần làm phong phú hơn nội dung về CDCCKT vùng và CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH. Đánh giá quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH bằng phương pháp lựa chọn và sử dụng các chỉ tiêu định lượng kết hợp với một số chỉ tiêu định tính.
Thứ hai, luận án tập trung phân tích, tổng kết những đặc điểm cơ bản của vùng VBBB và đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với CDCCKT vùng VBBB. Sử dụng các nhóm chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích, đánh giá quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của vùng VBBB. Phân tích những thành công, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thành công, hạn chế của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tại vùng VBBB.
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Một số công trình nghiên cứu về định hướng CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: Tổng quan một số công trình nghiên cứu về định hướng CDCCKT trong lịch sử và CDCCKT theo hướng hiện đại trong những năm gần đây.
- Một số công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: Tập trung vào các nghiên cứu ảnh hưởng/tác động đến CDCCKT như: KH-CN, sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, vai trò của vốn, công nghệ thông tin, thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô, phát triển công nghiệp.
- Tổng quan nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT của vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH: Tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT vùng ven biển theo hướng hiện đại: (1). Một số đặc điểm CDCCKT theo hướng hiện đại của bang Pahang –Malaysia; (2). Một số kinh nghiệm CDCCKT theo hướng hiện đại tại Pusan – Hàn Quốc; (3). Kinh nghiệm CDCCKT theo hướng hiện đại vùng đồng bằng Châu Giang - Trung Quốc; (4). Một số kinh nghiệm về CDCCKT theo hướng hiện đại của Singapore. Từ đó tổng kết, rút ra một số bài học kinh nghiệm mà các vùng ven biển của Việt Nam nên tham khảo trong quá trình CDCCKT theo hướng hiện đại.
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước của luận án tập trung vào những nội dung sau:
- Tổng quan nghiên cứu về vấn đề CCKT và CDCCKT ở Việt nam
- Những nghiên cứu về vấn đề CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Một số nghiên cứu về CDCCKT ở cấp vùng và CDCCKT vùng ven biển
- Một số văn bản pháp quy về CDCCKT và các định hướng phát triển vùng VBBB
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1.1. Khái niệm, phân loại CCKT
a. Khái niệm CCKT: Tập trung phân tích về khái niệm CCKT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
b. Phân loại CCKT: Tùy theo cách tiếp cận hay mục đích nghiên cứu, CCKT có thể phân loại theo một số cách khác nhau: CCKT theo ngành; CCKT theo lãnh thổ; CCKT theo thành phần kinh tế
2.1.2. Khái niệm CDCCKT
a. Khái niệm CDCCKT: Luận án tập trung phân tích khái niệm CDCCKT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
2.1.3. Khái niệm CNH, HĐH: CNH, HĐH được Đảng ta xác định là "Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH-CN, tạo ra NSLĐ xã hội cao”
2.1.4. CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: Tập trung vào các nội dung về: Mô hình tăng trưởng; Cơ cấu ngành nghề
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.2.1. Yêu cầu về phương pháp đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
2.2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
a. Các chỉ tiêu theo kinh nghiệm quốc tế
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầu vào tác động đến CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ánh động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Các chỉ tiêu tham khảo
b. Một số quan điểm trong nước về các chỉ tiêu đánh giá quá trình CNH, HĐH
2.2.3. Lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
Các căn cứ để lựa chọn các chỉ tiêu như sau: (1). Mục tiêu CNH, HĐH: Mục tiêu cơ bản là phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ hiện đại, HĐH nông nghiệp và chuyển sang phi nông nghiệp; (2). Quan điểm trong nước và ngoài nước về vấn đề CNH, HĐH và CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; (3). Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới; (4). Điều kiện số liệu. Sau khi lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản, các chỉ tiêu được nhóm lại theo mục đích đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể kết quả bộ chỉ tiêu đánh giá được đề xuất như sau:
a. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào tác động đến CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
b. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT so với các mục tiêu cần đạt được của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
d. Nhóm các chỉ tiêu bổ trợ đánh giá sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
2.3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.3.1. CDCCKT vùng
a. Quan niệm về vùng kinh tế
b. CCKT theo vùng
2.3.2. CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH: CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH là quá trình thay đổi các bộ phận cấu thành của CCKT vùng hướng tới các mục tiêu đề ra của quá trình CNH, HĐH trong đó có các mục tiêu cơ bản:
(1). Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất khu vực nông nghiệp, chuyển dịch sang các ngành phi nông nghiệp.
(2). Đảm bảo nâng cao vị thế, phát huy vai trò của vùng và đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước.
(3). Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản về xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với bối cảnh, tiềm năng, lợi thế và các đặc điểm đặc thù của vùng.
Về định hướng cơ bản: Quá trình CDCCKT của vùng theo hướng CNH, HĐH cần gắn với định hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
a. Định hướng CDCCKT của vùng đối với các ngành, lĩnh vực theo hướng CNH, HĐH
- Định hướng phát triển công nghiệp của vùng theo hướng CNH, HĐH
- Định hướng phát triển dịch vụ của vùng theo hướng CNH, HĐH
- Định hướng phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng CNH, HĐH
2.3.3. Đặc trưng của CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH
- Đặc trưng chuyển đổi về lượng và chất
- Sự tham gia của nhà nước và các chủ thể kinh tế
- CDCCKT vùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh hiệu quả CDCCKT của vùng
- Tốc độ tăng trưởng của các bộ phận cấu thành phản ánh xu hướng CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH
2.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH
a. Nhân tố quốc tế và khu vực: Toàn cầu hóa, HNKTQT; Xu hướng CDCCKT toàn cầu; Tiến bộ KH-CN trên thế giới
b. Nhân tố nội tại (trong nước) ảnh hưởng đến CDCCKT của các vùng.
2.4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.4.1. CDCCKT của vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH
Thứ nhất, một vùng ven biển cần CDCCKT theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại.
Thứ hai, hướng tới việc nâng cao vị thế (kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng), phát huy vai trò của vùng, đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước. CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH cần phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản về xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ ba, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển những ngành kinh tế trụ cột của vùng, đảm bảo tính liên vùng trong phát triển.
Thứ tư, đối với vùng ven biển quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH cần phải hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả, đóng góp vào quá trình ổn định, nâng cao đời sống người dân ven biển và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
2.4.2. Đánh giá CDCCKT của vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH
Nghiên cứu này lựa chọn 4 nhóm chỉ tiêu để đánh giá CDCCKT vùng ven biển như sau:
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH: Đối với nhóm chỉ tiêu này cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng sau:
(1). Đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ
(2). Đầu tư cho phát triển KH-CN và Giáo dục và đào tạo
(3). Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ
(4). Ngoài 3 chỉ tiêu trên, một số chỉ tiêu khác cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH như: tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức độ tiếp cận thông tin, hiệu suất sử dụng vốn.
Ngoàira cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau: mô hình kinh tế, thể chế kinh tế, sự phát triển KH-CN, sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, những ảnh hưởng mang tính quốc tế và khu vực,...
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH
Các chỉ tiêu đánh giá được động thái và trình độ phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại
Chỉ tiêu về thay đổi quy mô GDP của vùng ven biển so với vùng lớn hơn và so với cả nước cần được phân tích.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH: Tập trung vào một số chỉ tiêu cơ bản:
d. Nhóm chỉ tiêu bổ trợ
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
3.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
3.1.1. Diện tích, dân số và đất đai các tỉnh trong vùng ven biển Bắc Bộ: Theo quyết định số 865/QĐ-TTg vùng VBBB có diện tích tự nhiên hơn 12.000 km2 gồm thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Dự báo dân số toàn vùng đến năm 2015: 8,3 - 8,65 triệu người; dự kiến đến năm 2025: 8,7 - 9 triệu người.
3.1.2. Định hướng phát triển không gian vùng ven biển Bắc Bộ: Tập trung vào các nội dung: Vùng đô thị hạt nhân; Vùng phát triển đối trọng; Hệ thống đô thị.
3.1.3. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông: Bao gồm các định hướng phát triển giao thông: Đường bộ, đường sắt và đường thủy, đường hàng không.
3.2. LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
(1). Đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ
(2). Đầu tư cho phát triển KH-CN và Giáo dục và đào tạo
(3). Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ
(4). Một số yếu tố ảnh hưởng: tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức độ tiếp cận thông tin, hiệu suất sử dụng vốn
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
(1). CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại
(2). CDCCKT theo hướng phát triển dịch vụ hiện đại
(3). Sự thay đổi về quy mô GDP vùng VBBB so với GDP vùng ĐBSH và so với cả nước
(4). Phát triển kinh tế biển
3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
(1). Chuyển dịch cơ cấu giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
(2). Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
(3). Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản: GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế và NSLĐ
3.2.4. Nhóm chỉ tiêu bổ trợ đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: Một số chỉ tiêu cơ bản: (1). Tỷ lệ thất nghiệp; (2). Tỷ lệ nghèo; (3). Tuổi thọ bình quân; (4). Tỷ lệ tăng dân số
3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
3.3.1. Điều kiện thuận lợi cho CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
a. Nhóm yếu thuận lợi từ bên ngoài tác động đến CDCCKT vùng VBBB
b. Nhóm các yếu tố nội tại thuận lợi cho CDCCKT vùng VBBB
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn đối với CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
a. Những khó khăn từ bên ngoài tác động đến CDCCKT vùng VBBB
b. Những khó khăn nội tại tác động đến CDCCKT vùng VBBB
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
Luận án đã tập trung thu thập số liệu của các tỉnh, tính toán các chỉ tiêu và phân tích theo các nhóm chỉ tiêu sau:
3.4.1. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
a. Đánh giá về cơ cấu đầu tư để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
b. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động cho phát triển công nghiệp và dịch vụ
c. Đánh giá theo các chỉ tiêu ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB: Tỷ lệ lao động qua đào tạo; Mức độ tiếp cận thông tin và Hiệu suất sử dụng vốn
3.4.2. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
Luận án đã tập trung tính và phân tích theo các chỉ tiêu sau:
a. Đánh giá CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại
b. Đánh giá CDCCKT theo hướng phát triển dịch vụ hiện đại
c. Sự thay đổi về quy mô GDP vùng VBBB so với GDP vùng ĐBSH và GDP của cả nước
34.3. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
a. Chuyển dịch cơ cấu giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
b. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
c. Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
d. Đánh giá chỉ tiêu phát triển kinh tế biển vùng VBBB
3.4.4. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu bổ trợ phản ánh CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
3.5.1. Đánh giá những thành công cơ bản của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
a. Những thành công cơ bản
Thứ nhất, về huy động nguồn lực đầu vào cho CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: Các tỉnh/thành phố thuộc vùng VBBB đã xác định và bước đầu đạt được thành công trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Điều này được thể hiện qua việc tập trung đầu tư cho phát triển khu vực công nghiệp, dịch vụ, phát triển KH-CN và nâng cao trình độ nhân lực cũng như kết cấu hạ tầng. Một số yếu tố thuận lợi, ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH đang dần dần được các tỉnh trong vùng VBBB tập trung khai thác và phát huy hiệu quả: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, thuận lợi về giao thương quốc tế, các tiềm năng, lợi thế cho phát triển và CDCCKT,...
Thứ hai, về động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
Vùng VBBB đã khẳng định được vị thế kinh tế của vùng so với cả nước, giai đoạn từ 2000-2005, số điểm phần trăm GDP của vùng VBBB so với tổng GDP của cả nước tăng lên khoảng 3%, giai đoạn 2005-2010 tăng lên khoảng 2,5%.
Thứ ba, về kết quả và một số chỉ tiêu bổ trợ đánh giá quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng tương đối cao, tính trung bình trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 12,05%/năm. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm 17,9 % trong giai đoạn 2001-2010. Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp từ năm 2001-2010 đạt 20,5%, song song sự chuyển dịch này, trình độ người lao động dần dần được nâng lên.
b. Nguyên nhân những thành công: Một số nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, về khai thác các tiềm năng lợi thế: Các tỉnh trong vùng VBBB có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình tích lũy, đầu tư cho phát triển. Bên cạnh tài nguyên, nguồn nhân lực của vùng VBBB dồi dào với giá lao động thấp. Với thuận lợi về giao thông và vị trí địa kinh tế, các tỉnh/thành phố trong vùng VBBB đã tập trung khai thác các thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thứ hai, về phát triển ngành nghề: Các tỉnh/thành phố trong vùng VBBB đã quan tâm đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ - du lịch, cố gắng từng bước phát huy lợi thế về thuận lợi kết nối giao thông trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Những ngành truyền thống đã được quan tâm đầu tư, từng bước nâng dần trình độ lao động và công nghệ
Thứ ba, về thu hút đầu tư và phát triển các KCN, CCN: Trong vùng tập trung nhiều KKT, KCN quan trọng với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển, có thể kể đến các KCN của Hải Phòng như: Nomura, Đình Vũ I và II, Đồ Sơn, Tràng Duệ, An Dương, các KCN phi thuế quan, KKT Đình Vũ - Cát Hải và các KCN quan trọng của tỉnh Quảng Ninh: Hải Hà-Móng Cái,...
Thứ tư, về hạ tầng và cơ chế: Cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của các tỉnh thuộc vùng VBBB đang dần hoàn thiện tạo thuận lợi cho giao thương nội, ngoại vùng và kết nối giao thương quốc tế, góp phần đem lại những thành công trong phát triển kinh tế của vùng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách hành chính đã phần nào khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
3.5.2. Đánh giá những hạn chế cơ bản của CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
a. Những hạn chế cơ bản
Thứ nhất, cơ cấu các ngành của vùng VBBB còn chưa hợp lý, chưa hình thành được hệ thống các ngành có sức cạnh tranh làm trụ cột cho phát triển kinh tế. Nhìn chung, các tỉnh chưa phát huy tốt lợi thế so sánh để phát triển các ngành, sản phẩm tiêu biểu, có sức cạnh tranh cao. Thứ hai, tổ chức mạng lưới sản xuất của vùng (liên kết vùng) chưa tốt:Sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế chưa tốt, điều này giảm sức cạnh tranh trong quá trình sản xuất các tỉnh.
Thứ ba, kinh tế biển phát triển chưa hiệu quả: Kinh nghiệm và thực lực phát triển kinh tế biển của vùng VBBB còn yếu và chưa xứng với tiềm năng của vùng, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng của vùng. Phương thức nuôi vẫn chủ yếu là quảng canh nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, du lịch biển phát triển còn hạn chế,...
Thứ tư, hạn chế về huy động nguồn lực đầu vào cho quá trình CDCCKT của vùng theo hướng CNH, HĐH: Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại. Trình độ người lao động còn hạn chế, chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đầu tư cho phát triển KH-CN, phát triển Giáo dục và đào tạo chưa đủ lớn...
Thứ năm, những hạn chế về động thái và trình độ quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH:
Trong giai đoạn 2001-2010, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Chất lượng chuyển dịch còn hạn chế, tổ chức sản xuất công nghiệp hiệu quả thấp, chưa có sự phối kết hợp tốt theo quy trình sản xuất ra các sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Quá trình đổi mới, áp dụng các thành quả KH-CN mới vào sản xuất còn hạn chế.
Thứ sáu, về kết quả đạt được so với các tiêu chuẩn CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
CDCCKT (GDP) và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp chưa đạt yêu cầu của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
NSLĐ và thu nhập bình quân đầu người vùng VBBB thấp so với mức trung bình của cả nước và vùng ĐBSH và thấp hơn nhiều đối với mức chuẩn để tiến hành CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đảm bảo cho quá trình CNH, HĐH.
b. Những nguyên nhân cơ bản cản trở trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
Thứ nhất: Những nguyên nhân nội tại cần có những giải pháp phù hợp
- Nguồn nhân lực của vùng VBBB còn hạn chế
- Khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ và đào tạo nhân lực
- Cơ chế, chính sách và công tác quản lý còn nhiều hạn chế
- Chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo
- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa hiệu quả
- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
- Khai thác tài nguyên và điều kiện tự nhiên chưa hiệu quả
Thứ hai: Những yếu tố tác động bên ngoài cần có những giải pháp phù hợp
- Ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chủ quyền trên biển
- Áp lực cạnh tranh từ bên ngoài
- Hợp tác kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài của vùng VBBB vẫn còn hạn chế
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và các yếu tố rủi ro trong sản xuất
Chương 4: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
4.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
4.1.1. Xác định các ngành nghề có khả năng cạnh tranh
a. Những ngành có tính cạnh tranh quốc tế
Khi nghiên cứu đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, viện Chiến lược cạnh tranh của Đại học Havard đã xác định 34 ngành có năng lực cạnh tranh mang tính toàn cầu (danh mục trong luận án chính).
b. Những ngành Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh
Việt Nam đã xác định được 21 cụm ngành mà Việt Nam có thể phát triển và có sức cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới
c. Xác định những ngành có khả năng cạnh tranh của vùng VBBB
(1). Công nghệ thông tin | (6). Nuôi trồng hải sản, đánh bắt xa bờ |
(2). Điện tử | (7). Chế biến thực phẩm, ưu tiên cho chế biến hải sản |
(3). Vật liệu: Tập trung vào Vật liệu xây dựng | (8). Phát triển du lịch trong đó ưu tiên du lịch biển |
(4). Cơ khí chế tạo, gia công, chế biến | (9). Dịch vụ vận tải biển, cảng và hậu cần cảng và tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm |
(5). Sản xuất dược phẩm | (10). Dệt may, da giày |
4.1.2. Các định hướng phát triển liên vùng cơ bản
- Định hướng chung của vùng VBBB
- Những định hướng phát triển công nghiệp mang tính liên vùng
- Những định hướng cơ bản phát triển khu vực dịch vụ mang tính liên vùng
- Những định hướng cơ bản phát triển khu vực nông nghiệp mang tính liên vùng
4.1.3. Vấn đề phát triển kinh tế biển vùng ven biển Bắc Bộ
- Thách thức cơ bản đối với phát triển kinh tế biển vùng VBBB
- Một số đề xuất cơ bản đẩy mạnh phát triển kinh tế biển vùng VBBB
4.2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
4.2.1. Những giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
a. Những giải pháp huy động yếu tố đầu vào phục vụ quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Giải pháp huy động vốn để tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại
- Giải pháp ứng dụng KH-CN vào quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Giải pháp về giáo dục gắn với quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
b. Những giải pháp về động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Những giải pháp về cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH
- Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH
- Những giải pháp thúc đẩy CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại
c. Những giải pháp cơ bản nâng cao kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
4.2.2. Những giải pháp phát huy nội lực và khắc phục những hạn chế nội tại
a. Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH
- Yêu cầu về nguồn nhân lực cho CDCCKT theo hướng CNH, HĐN
- Các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực
- Những giải pháp sử dụng nhân lực
b. Một số giải pháp huy động vốn phục vụ quá trình CNH, HĐH
- Nhu cầu về vốn để phục vụ quá trình CNH, HĐH vùng VBBB
- Chính sách thuế và tín dụng để huy động tiết kiệm dân cư
- Huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ
- Tăng cường huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
c. Những giải pháp cơ bản về cơ chế, chính sách đối với quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
d. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
e. Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ quá trình CNH, HĐH
f. Những giải pháp phát huy lợi thế về vị trí địa lý đối với quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
g. Giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
4.2.3. Những giải pháp liên vùng và tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển và CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
a. Giải pháp về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài
b. Tăng cường năng lực cạnh tranh để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
- Về cơ chế, chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh
- Về huy động nguồn lực tăng cường năng lực cạnh tranh
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH, luận án đã hoàn thành được các nhiệm vụ nghiên cứu và có một số đóng góp mới sau đây:
1. Tổng quan các quan điểm của các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về CCKT và CDCCKT. Luận án đã góp phần làm rõ khái niệm về CDCCKT, CDCCKT của vùng theo hướng CNH và vấn đề CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH. Luận án sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để lựa chọn một số chỉ tiêu để đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ở hai cấp độ đánh giá đó là cấp độ quốc gia và cấp độ vùng (lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho vùng VBBB). Bộ chỉ tiêu đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH được phân thành các nhóm chỉ tiêu cơ bản: (1). Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng đến CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; (2). Nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; (3). Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH và (4). Một số chỉ tiêu bổ trợ đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
2. Luận án đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT vùng ven biển thành công trong khu vực (bang Pahang của Malaysia, Pusan của Hàn Quốc, đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc và một số kinh nghiệm của Singapore). Từ đó, đề xuất một số bài học kinh nghiệm đối với CDCCKT vùng ven biển của nước ta, bao gồm: (1). Kinh nghiệm về lựa chọn cơ cấu ngành nghề; (2). Tăng cường năng lực cạnh tranh; (3). Khai thác hiệu quả lợi thế về biển và các điều kiện tự nhiên; (4). Phát triển đảm bảo tính liên vùng; (5). Nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
3. Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB, tính toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá CDCCKT của vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH. Qua đó, đánh giá những thành công, hạn chế của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
Đối với những thành công: (tập trung vào: Những thành công về huy động nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; Những thành công về động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH và Những thành công về kết quả đạt được của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH). Từ đó phân tích nguyên nhân cơ bản của các thành công.
Những hạn chế cơ bản của quá trình CDCCKT gồm có: (1). Cơ cấu các ngành còn chưa hợp lý và thiếu sức cạnh tranh; (2). Tính liên vùng trong tổ chức mạng lưới sản xuất chưa tốt; (3). Kinh tế biển phát triển chưa hiệu quả; (4). Hạn chế về huy động nguồn lực đầu vào cho quá trình CDCCKT của vùng theo hướng CNH, HĐH; (5). Chưa đạt được một số chỉ tiêu về động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; (6). Kết quả đạt được của một số chỉ tiêu chưa đạt so với các tiêu chuẩn CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên bao gồm: (1). Những nguyên nhân nội tại: nguồn nhân lực hạn chế, khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất, cơ chế và công tác quản lý còn nhiều hạn chế, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, khai thác tài nguyên hiệu quả,... (2). Những nguyên nhân từ bên ngoài gồm: ảnh hưởng của vấn đề chủ quyền trên biển, áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài hạn chế, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và các yếu tố rủi ro trong sản xuất.
4. Luận án đã đề xuất những định hướng cơ bản CDCCKT theo hướng CNH, HĐH: (1). Định hướng phát triển những ngành nghề có khả năng cạnh tranh cho vùng VBBB (bao gồm 10 ngành) (2). Vấn đề phát triển mang tính liên vùng (tập trung vào: Những định hướng phát triển khu vực công nghiệp, dịch vụ và khu vực nông nghiệp mang tính liên vùng). (3). Vấn đề nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển (tập trung vào các nội dung: phát triển tư duy về kinh tế biển, phát huy các lợi thế từ biển để phục vụ phát triển kinh tế, xác định vùng ven biển là vùng cơ sở phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập, một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế biển).
5. Đối với những giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH: Từ việc đánh giá các thành công, hạn chế, các nguyên nhân, các yếu tố tác động và những định hướng cơ bản cho quá trình CDCCKT, luận án đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH, bao gồm: (1). Những giải pháp huy động hiệu quả các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH; (2). Những giải pháp tương ứng về động thái và trình độ CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH; (3). Những giải pháp để nâng cao kết quả đạt được của quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH để tiến đến đạt các tiêu chuẩn của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
Nhóm giải pháp thứ hai, tập trung vào những giải pháp phát huy những yếu tố nội lực và khắc phục những nguyên nhân nội tại ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH, bao gồm: (1). Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng VBBB; (2). Nhóm giải pháp về huy động vốn; (3). Những giải pháp cơ chế, chính sách; (4). Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình CNH, HĐH; (5). Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ quá trình CNH, HĐH; (6). Những giải pháp phát huy lợi thế về vị trí địa lý; (7). Giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm giải pháp thứ ba, tập trung vào yếu tố phát triển liên vùng và tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển theo hướng CNH, HĐH, gồm có: (1). Giải pháp về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài; (2). Tăng cường năng lực cạnh tranh; (3). Kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo thế trận quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; (4). Những giải pháp bảo vệ môi trường.
2. KIẾN NGHỊ
Từ những phát hiện và tổng kết thực tiễn có thể thấy quá trình CDCCKT của vùng VBBB cần phải được đẩy nhanh tốc độ và nâng cao hiệu quả. Các tỉnh/thành phố trong vùng VBBB cần căn cứ vào những định hướng chung phát triển của vùng và tiềm năng phát triển của từng tỉnh/thành phố để tập trung vào những nhóm giải pháp chủ yếu như: (1). Phải xây dựng được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; (2). Xây dựng cơ sở hạ tầng và những đảm bảo xã hội cho quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại; (3). Cải cách thể chế, cơ chế quản lý hành chính tạo sự thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH; (4). Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động tiết kiệm từ dân cư và doanh nghiệp để có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng được quá trình CNH, HĐH; (5). Xây dựng tinh thần doanh nghiệp, khát vọng làm giàu trong dân cư; (6). Tận dụng và phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của từng tỉnh để phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Đến nay, việc xây dựng một bộ chỉ tiêu về đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH cấp quốc gia và cấp vùng vẫn còn chưa có sự thống nhất chung và chưa có một bộ chỉ tiêu chuẩn. Nghiên cứu này đã lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH và tập trung đánh giá sâu vào vùng VBBB. Vì vậy, vấn đề đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH này cần được nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa để ngày một hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và từng phạm vi/cấp đánh giá để có thể mở rộng đánh giá phạm vi hoặc áp dụng cho các thời kỳ khác nhau.
Dowload: Nội dung luận án