Những đóng góp mới và tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Vũ Hải Nam

15/01/2015 09:07


Đề tài luận án: Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05

Nghiên cứu sinh: Vũ Hải Nam

Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Văn Bưu và TS Vũ Văn Thái

Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã chỉ ra các yếu tố thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thị trường chi phối vai trò Nhà nước tác động tới tăng trưởng kinh tế; đồng thời khẳng định doanh nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế nhưng Nhà nước (nhất là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước) lại quyết định sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Vì thế, nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế nhất thiết phải thông qua vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Luận án kiến nghị 5 chỉ tiêu cơ bản và 5 chỉ tiêu bổ trợ để đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án chỉ rõ vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ 2001-2012 còn yếu làm cho nền kinh tế tăng trưởng không ổn định và có hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; các chính sách tiền tệ, tỷ giá, thuế, tích lũy và tiêu dùng chưa hợp lý lại thiếu linh hoạt nhưng chậm được khắc phục cùng với thủ tục hành chính kém hiệu quả đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp chính để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh, phải có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp, thu hút nhiều Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào Việt Nam làm ăn; nhất thiết phải hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế lớn, tầm toàn cầu của người Việt Nam; cũng như có biện pháp để đội ngũ doanh nghiệp của nước ta tham gia các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu. Đồng thời phải nâng cao trình độ quản trị nhà nước và hợp tác quốc tế.

Luận án kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng thành lập một Tổ chức chuyên trách đánh giá chính sách phát triển; đánh giá chất lượng phát triển xanh và chủ động đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, đổi mới công tác thống kê với phương châm không chỉ coi trọng số lượng chỉ tiêu, các chỉ tiêu số lượng mà coi trọng hơn đối với các chỉ tiêu chất lượng.

Người hướng dẫn 1

 

PGS.TS Mai Văn Bưu

Người hướng dẫn 2

 

TS Vũ Văn Thái

Nghiên cứu sinh

 

Vũ Hải Nam

========================

Tóm tắt luận án

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

- Thực tiễn đánh giá về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn có điểm chưa sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình đi tìm giải pháp để tăng trưởng kinh tế đạt mức nhanh cho phép và có hiệu quả, bền vững thì ở nước ta, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò thế nào và thực hiện nó ra sao để nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền vững đang còn là vấn đề chưa rõ. Cả quan chức chính phủ, giới quản lý cũng như giới khoa học chưa trực tiếp nói tới vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với tình trạng yếu kém của nền kinh tế nước ta mà nói nhiều đến ba cái thắt cổ chai: thể chế kinh tế bất cập, nhân lực chất lượng thấp và kết cấu hạ tầng yếu kém..

- Tăng trưởng kinh tế không là một thực thể mà là kết quả của sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đội ngũ doanh nghiệp quyết định trực tiếp tăng trưởng kinh tế. Nhà nước làm gì để doanh nghiệp phát triển và đội ngũ doanh nghiệp cùng nhau đem đến tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. Phải chăng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thực ra là vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp, rồi thông qua đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững. Hướng nghiên cứu này chưa được nghiên cứu thỏa đáng ở Việt Nam.

- Thời gian gần đây, một số học giả trên thế giới đã dành nhiều công sức nghiên cứu để tìm cách đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu. Họ đã chỉ ra rằng, các quốc gia thành công hay thất bại là do thể chế (do thể chế chính trị và thể chế kinh tế). Họ nhấn mạnh, Nhà nước (mà gắn liền với nó là thể chế kinh tế) có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Vì thế, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành cải cách Nhà nước, đổi mới chủ trương phát triển kinh tế và điều chỉnh chính sách kinh tế. Bước đầu họ đã thành công.

Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề "Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

2.1. Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó chỉ rõ vai trò quyết định của Nhà nước tới phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế, khẳng định thể chế chính trị, kết cấu hạ tầng và thị trường là các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đề xuất các chỉ tiêu đánh giá vai trò cỉa Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam.

2.2. Về mặt thực tiễn: Luận án chỉ rõ trong thời kỳ 2001-2012 vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn yếu; nhiều chính sách kinh tế chưa hợp lý lại chậm được khắc phục đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển của doanh nghiệp và làm cho tăng trưởng kinh tế có chất lượng thấp. Đồng thời, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp chính để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh, phải có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp, thu hút nhiều Tập đoàn kinh tế xuyên 2 quốc gia vào Việt Nam làm ăn; nhất thiết phải hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế lớn, tầm toàn cầu của người Việt Nam; cũng như có biện pháp để đội ngũ doanh nghiệp của nước ta tham gia các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu. Đồng thời phải nâng cao trình độ quản trị nhà nước và hợp tác quốc tế.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

 

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tăng trưởng kinh tế là hệ quả trực tiếp của phát triển đội ngũ doanh nghiệp nên tác giả đã nối kết việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế với vai trò của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ doanh nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Thực trạng nghiên cứu giai đoạn 2001-2012. Tương lai nghiên cứu đến năm 2020.

- Về mặt không gian: Cả nền kinh tế Việt Nam.

- Về mặt khoa học: Luận án nghiên cứu nhà nước Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

4. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ nhận thức được rằng, tăng trưởng kinh tế không phải là một thực thể trong quá trình phát triển kinh tế mà nó là hệ quả trực tiếp từ sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Do đó, luận án xem xét vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thông qua vai trò Nhà nước tác động tới đội ngũ doanh nghiệp. Từ cách đặt vấn đề như vậy, nội hàm Khung lý thuyết nghiên cứu của lận án được phản ánh qua tuyến tư duy như ở Hình 1.

Hình 1: Sơ đồ tổng quát tư duy nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế 3

 

Khung lý thuyết nghiên cứu chỉ ra rằng, để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra thì luận án phải thực hiện thành công những nhiệm vụ khoa học chủ yếu dưới đây:

(1)- Vai trò quyết định bao trùm của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Nội hàm của nó ra sao? Phải làm rõ yếu tố nào (chủ thể nào và lực lượng nào) có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế? Phải chăng đó là Nhà nước và đội ngũ doanh nghiệp?.

(2)- Phải làm rõ vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai ở Việt Nam. Để thực thi vai trò ấy Nhà nước phải làm gì và tự đổi mới mình ra sao?.

(3)- Xác định những giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2020.

5. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ mục tiêu nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu và lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

5.1. Phương pháp tiếp cận

Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu là đi từ làm rõ lý thuyết đến phân tích thực trạng thực thi vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, rồi đi đến đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững đến năm 2020 của Việt Nam. Nói cụ thể hơn là tác giả đi từ làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước, vai trò Nhà nước, yếu tố ảnh hưởng tới vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam; từ đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi vai trò nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế; rồi đi đến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững trong thời gian tới. Trong quá trình quan sát vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả xem đội ngũ doanh nghiệp như những tế bào của nền kinh tế và chúng có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận án của mình, tác giả sử dụng phổ biến hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực quản lý và kinh tế. Đồng thời, sử dụng các quan điểm, lý thuyết của triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng, gồm: Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp tương tự và so sánh; Phương pháp phân tích chính sách; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp dự báo; Phương pháp đô thị, biểu đồ; Phương pháp sơ đồ hóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp tác giả còn sử dụng các phương pháp: phân tổ, chứng minh, bác bỏ, quy nạp và diễn giải để nghiên cứu các nội dung của luận án. Phương pháp phân tổ được sử dụng phổ biến ở phần tổng quan. Các phương pháp chứng minh, bác bỏ, quy nạp, diễn giải được sử dụng ở các phần đánh giá hiện trạng và luận chứng đề xuất giải pháp.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN

- Đề xuất khung lý thuyết để làm rõ vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng có chất lượng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rồi từ đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ 4

bản về vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế; các quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế với Nhà nước; cụ thể là: Nhà nước thông qua thực thi thể chế kinh tế, cơ chế ba "P” (phân bổ đầu vào, phân phối đầu ra và phối hợp doanh nghiệp) và điều hành kinh tế; đồng thời đề xuất hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế.

- Vận dụng bộ chỉ tiêu đã đề xuất, Luận án làm rõ những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012.

- Kiến nghị giải pháp đổi mới định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế có chất lượng trên cơ sở kiến nghị định hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, đưa ra quan điểm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp (nhất là phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam cũng như thu hút các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào làm ăn ở Việt Nam); kiến nghị định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách kinh tế (trong đó nhấn mạnh giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ "đầu vào” cho doanh nghiệp cũng như chính sách phân phối "đầu ra” hợp lý); xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin quốc gia về doanh nghiệp, đổi mới cơ chế đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị chung, luận án kết cấu thành 04 chương:

- Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế

- Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2012

- Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020