Những đóng góp mới và tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Phan Mạnh Hùng
10/06/2016 15:30
Những đóng góp mới của Luận án
1. Về mặt lý luận
Tổng quan những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về việc hình thành và phát triển hành lang kinh tế (HLKT) và những vấn đề liên quan, đặc biệt làm rõ cách tổ chức lãnh thổ và vai trò của HLKT trong những điều kiện hội nhập kinh tế và giai đoạn phát triển mới của cả nước. Từ đó xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc tổ chức hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình;
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới việc hình thành, phát triển và vận hành của một HLKT. Luận án đã làm rõ khái niệm về HLKT, vai trò của HLKT trong quá trỉnh phát triển kinh tế của một địa phương. Từ những nghiên cứu về quá trình phát triển các hành lanh kinh tế ở châu Âu, Bắc Mỹ, ở các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, đặc biệt là việc hình thành các hành lang kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (TVMCMR) và thực tiễn phát triển gần đây của các hành lang kinh tế ở Việt Nam để rút ra những kết luận cần thiết khi nghiên cứu về HLKT. Đặc biệt, luận văn tập trung vào hướng nghiên cứu gắn HLKT với các cụm ngành kinh tế trọng điểm của các địa phương dọc hành lang, nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu vào khu vực và đảm bảo các đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới.
2. Về mặt thực tiễn
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên cũng như xuất phát điểm của các địa bàn dọc HL QL12A tỉnh Quảng Bình nhằm làm rõ những lợi thế của những địa phương này, tìm ra những cụm ngành nào vừa là lợi thế của địa phương vừa có thể khai thác những thuận lợi của trục đường giao thông chính chạy qua như một yếu tố đầu vào cần thiết. Từ đó kết nối những lợi thế của địa phương với những lợi ích do trục giao thông, trục thương mại mang lại, tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần xác định những gì chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo khả năng cạnh tranh tốt nhất cho doanh nghiệp.
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.
Hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình với trục giao thông chính là Quốc lộ 12A (HL quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình), nằm trong khu vực Tiểu vùng Mê công mở rộng (TVMCMR). Sự phát triển của HL quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại trong vùng, lãnh thổ có tuyến hành lang đi qua; sử dụng có hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có trong tuyến và bổ khuyết những hạn chế trong phát triển kinh tế của từng địa phương trong tuyến một cách hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi ích, giảm thiểu những yếu kém và bất cập, góp phần tạo ra ổn định chính trị và án ninh trong toàn tuyến.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác lập cơ sở khoa học cho việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn dọc hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập đầy đủ với các nước và các địa phương lân cận trong khu vực; cung cấp thêm các căn cứ cho công tác quy hoạch và đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho tuyến hành lang quốc lộ 12 A trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về lý luận: Luận án làm rõ những cơ sở khoa học của việc hình thành một hành lang kinh tế, cơ hội khai thác những lợi thế so sánh.
- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển của các địa phương dọc hành lang, khả năng đóng góp của tuyến HL QL12A đối với tỉnh Quảng Bình, đưa ra những giải pháp để phát triển kinh tế hành lang trong giai đoạn phát triển tới.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Cách tiếp cận
Luận án sự dụng cách tiếp cận hệ thống, từ nghiên cứu lý thuyết phát triển kinh tế chung đến thực tế phát triển của một địa bàn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đã sử dụng trong luận án: Phân tích hệ thống, phân tích so sánh, khảo sát thực tế, chuyên gia, phân tích SWOT, đồ thị, biểu đồ,..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình, một bộ phận cấu thành của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây khu vực Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (GMS).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Khu Kinh tế Hòn La đến Cửa khẩu Cha Lo, đi qua các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.
- Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu từ khi hình thành hành lang kinh tế Đông Tây của khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng gắn với kỳ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện dọc tuyến HL quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi về nội dung
Xây dựng cơ sở khoa học, điều kiện hình thành sự liên kết giữa hành lang và các cụm ngành trọng điểm của các địa phương dọc hành lang, định hướng và giải pháp phát triển của hệ thống liên kết này.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án tập trung làm sáng tỏ vai trò động lực của HLKT trong điều kiện hội nhập và liên kết kinh tế; tác động lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế Quảng Bình.
- Về thực tiễn:
Đề xuất định hướng phát triển đối với HLKT, các cụm ngành trọng điểm của các huyện dọc hành lang; kiến nghị những giải pháp cơ bản phát triển những cụm ngành của HL QL12A Quảng Bình;
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của nghiên cứu gồm có các chương chính sau:
1. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hành lang kinh tế
2. Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về hành lang kinh tế và sự phát triển của hành lang kinh tế.
3. Chương 3: Thực trạng hình thành hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2001-2013
4. Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình giai đoạn tới.
Tổng quan một số nghiên cứu về mặt lý thuyết chính các tổ chức, nhà khoa học nước ngoài cũng như thực tiễn phát triển hành lang kinh tế (HLKT) về điều kiện hình thành, vai trò và tác động lan tỏa của một số tuyến HLKT trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu về HLKT của TS. Nguyễn Văn Lịch, PGS, TS Ngô Doãn Vịnh và thực tiễn phát triển tuyến HLQL đường 18.
1.3. Những vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hành lang kinh tế trong điều kiện liên kết với tiềm năng phát triển kinh tế các địa phương dọc tuyến hành lang:
Phân tích làm rõ đặc điểm của hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế, đặc biệt là trong việc thực thi các hiệp định về thương mại tư do;
Làm rõ các điều kiện liên kết kinh tế các địa phương dọc tuyến hành lang với HLKT TVMKMR (GMS);
Nghiên cứu vai trò động lực của HLKT đối với kinh tế địa phương thông quan nghiên cứu liên kết các cụm ngành địa phương với HLKT.
Phân tích và đánh giá các điều kiện phát triển, xác định quan điểm, định hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế-xã hội HLKT tuyến Quốc lộ 12A.
1.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án:
Thống nhất nhận định về các điều kiện phát triển hành lang kinh tế, vai trò động lực của các cụm ngành trọng điểm đối với sự phát triển của hành lang kinh tế.
Phân tích, đánh giá các điều kiện, các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tuyến hành lang Quốc lộ 12A Quảng bình.
Xác định hệ thống quan điểm, định hướng và phương án phát triển kinh tế -xã hội HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình, làm căn cứ chi tiết hóa các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo ngành, lĩnh vực.
Đề xuất các biện pháp thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển đề ra ở bước trước về phát triển kinh tế -xã hội HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình.
HLKT là một không gian địa lý – kinh tế được hình thành trên cơ sở một tuyến trục giao thông huyết mạch (thường là đường bộ), gắn các hạt nhân (trung tâm) đô thị và kinh tế ở hai bên tuyến trục tạo động lực cho sự phát triển toàn tuyến, đồng thời lan tỏa và lôi kéo sự phát triển của toàn lãnh thổ có tuyến trục giao thông đi qua.
2.1.1.2. Cụm ngành và năng lực cạnh tranh
a) Năng lực cạnh tranh và giai đoạn phát triển
Cụm ngành và năng lực canh tranh của nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tuyến HLKT
Nền kinh tế phát triển theo một số giai đoạn: 1) Giai đoạn phát triển kinh tế gọi là lấy điều kiện yếu tố làm chủ đạo (Factor-Driven stage), tronggiai đoạn này chủ yếu dựa vào khai thác các điều kiện tự nhiên; 2) giai đoạn tiếp theo lấy đầu tư làm chủ đạo (Investment-Driven stage); 3) Giai đoạn cuối cùng của phát triển là giai đoạn nền kinh tế lấy sáng tạo làm chủ đạo (Innovation-Driven stage)
b) Môi trường kinh doanh cạnh tranh và cụm ngành
3 nhóm yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh của địa phương:
Thứ nhất, đó là nhóm những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý.
Thứ hai, khả năng cạnh kinh tế vi mô
Quản lý theo ngành/khu vực | Quản lý theo cụm ngành |
Nhằm vào những ngành hay lĩnh vựcmong muốn; tập trung vào một hoặc vài sản phẩm cuối cùng; Hạn chế hợp tác để đạt lợi ích chung; Tập trung vào công ty trong nước; Can thiệp vào sự cạnh tranh (ví dụ, bảo hộ, trợ cấp.v.v..) gây rủi ro, giảm tính cạnh tranh địa phương; Mọi quyết định tập trung ở cấp trung ương. | Tất cả các thành phần trong cụm ngành đều góp phần phát triển vì thịnh vượng chung. Bao gồm các ngành liên quan, các nhà cung cấp vật tư, dịch vụ, các tổ chức hiệp hội, các thể chế.v.v..; Tăng cường năng lực cho cả các công ty trong nước và nước ngoài; Giảm bớt những trở ngại/hạn chế đối với nâng cao năng suất; Tập trung vào những quan hệ bổ sung và qua lại lẫn nhau; Khuyến khích sáng kiến ở cả cấp trung ương và địa phương. |
d) Những khái niệm liên quan khác
1) Công nghiệp hỗ trợ (phụ trợ)
CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử) các ngành gia công như may, da giày.
2) Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị mô tả tất cả các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, rồi đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau và đến người tiêu dùng cuối cùng (thậm chí cả khâu tái chế sau tiêu dùng.
Một hành lang kinh tế phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hiệu suất sử dụng các tiềm năng kinh tế như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ không phụ thuộc vào biên giới quốc gia.
2.2.1.1 Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ và sự xuất hiện của HLKT
2.2.1.2 Sự hiện diện và sức sống của các tuyến, trục giao thông
2.2.1.3 Dọc tuyến có các đô thị trung tâm và lãnh thổ có khả năng tập trung hoạt động kinh tế
2.2.1.4 Xuất hiện sự phối hợp chặt chẽ của hai đầu mút và các trung điểm của tuyến trục giao thông
2.2.1.5 Được sự ủng hộ của nhà quản lý và dân chúng
2.2.1.6 Có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi có sự phối hợp
Bên cạnh các điều kiện hình thành cơ bản, sự phát triển HLKT chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
2.2.2.1 Ý chí chính trị của Chính phủ và Chính quyền địa phương có tuyến trục giao thông chạy qua
2.2.2.1 Luật pháp và cơ chế chính sách của Chính phủ (của một quốc gia hay của các quốc gia) có liên quan đến tuyến hành lang
2.2.2.3 Sự quan tâm của các nhà đầu tư
2.2.2.4 Có sự hỗ trợ tiềm lực kinh tế từ các vùng phụ cận
Nghiên cứu về vấn đề phát triển HLKT tại các quốc gia ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, tác giả nhận thấy những vấn đề then chốt tại khu vực này như sau:
2.3.1.1 Lựa chọn tuyến trục giao thông chính, có vị trí thuận lợi, có khả năng liên kết cao các trung tâm kinh tế, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn
Trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành lựa chọn các trục giao thông huyết mạch, có sức sống và lan tỏa lớn đối với các vùng phụ cận.
2.3.1.2 Ưu tiên trong cơ chế chính sách phát triển HLKT
Tạo cơ chế phối hợp cho các địa phương có tuyến trục HLKT đi qua; hỗ trợ và quảng bá những thế mạnh có liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình độ kỹ năng, thông tin liên lạc và du lịch thông qua những nổ lực quảng cáo chung.
2.3.2.1 Hành lang Nacala
Hành lang Nacala nằm trên tuyến đường sắt nối liền Zambia và Malawi đến cảng của Nacala ở Mozambique. Hành lang này bao gồm ba phần là các cảng Nacala, đường sắt Nacala và đường sắt Malawi.
2.3.2.2 Hành lang Maputo (MDC)
Hành lang Maputo là một trong các sáng kiến phát triển nhiều tham vọng nhất Châu Phi và thế giới. Cốt lõi của MDC là một loạt các dự án nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng của tuyến đường vận tải từ tỉnh Witbank của Nam Phi (kề sát Johanesburg) tới Maputo của Mozambique.
Các HLKT trong khu vực Đông Nam Á và ở Trung Quốc đã dần hình thành, phát triển. Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực đối với Việt Nam là tăng cường đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
Các hình thức liên kết kinh tế đó có thể là hình thức liên kết kinh tế toàn cầu, liên kết kinh tế khu vực, liên kết kinh tế vùng hoặc tiểu vùng.Hình thức liên kết kinh tế toàn cầu được hình thành trên những nguyên tắc thương mại đa biên, gắn kết lợi ích của các quốc gia trong phát triển kinh tế và thương mại.
2.4.2.1 Mục tiêu của sang kiến HLKT Đông Tây GMS
Sự hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm đạt được 3 trong số 5 bước đột phá chiến lược của khuôn mẫu chiến lược Khu vực tiểu vùng Mêkông mở rộng là tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư xuyên biên giới, tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao.
Trên tuyến hành lang đã và đang hình thành các công trình hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu như: Tuyến đường dài 1.450 km nối cảng biển Đà Nẵng phía Đông tuyến và cảng Yangon bên phía Tây tuyến hành lang và các công trình thiết yếu khác như hệ thống điện năng, thông tin liên lạc, hải quan,..
2.4.2.3 Các cấu phần chính của hành lang
Theo kết quả các cuộc hội đàm với các nước và các chính quyền địa phương dọc hành lang được tổ chức vào tháng 2 và 3 năm 2004, tổng cộng 77 dự án chính và dự án phụ đã được xác định là những nhân tố hình thành nền tảng phát triển hành lang (DM). Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch, thông thương, nông nghiệp và các khu công nghiệp và đầu tư tư nhân.
3) HLKT đường 51 (TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu)
4) Hành lang Đông Tây khu vực miền Trung Việt Nam
Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một dự án lớn, đi qua 13 tỉnh của 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, là một trong những HLKT quan trọng của các nước GMS, tạo điều kiện tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển du lịch giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển các khu vực nông thôn, tạo sự bình đẳng phát triển trong khu vực.
2.4.4 Hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình
Một số bài học kinh nghiệm để phát triển các HLKT hiệu quả:
Thứ nhất, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế trên hành lang
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng hành lang.
a) Cải tạo đường bộ Bangkok - Phnompenh - Hồ Chí Minh - Vũng Tàu;
b) Tuyến đường ven biển phía Nam;
c) Cải tạo đường bộ Sihanuc ville (Campuchia) đến Nam Lào
d) Phát triển dự án hành lang Đông - Tây tại miền Trung Campuchia.
Thứ ba, có các chính sách ưu đãi doanh nghiệp tham gia phát triển HLKT
Thứ tư, xác định những cụm ngành trọng điểm
Thứ năm, thành lập tổ chức trực thuộc Chính phủ và cấp tỉnh để điều hành trực tiếp việc quy hoạch phát triển HLKT.
- Phát triển HLKT theo Quốc lộ 12A có ý nghĩa tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực các nước Tiểu vùng Mê công mở rộng; gắn nó với nhu cầu phát triển của Hành lang Kinh tế Đông Tây GMS, và trở thành động lực phát triển cho tỉnh Quảng Bình nói riêng và khu vực Miền Trung Việt Nam nói chung.
+ Quốc lộ 12A nối từ thị trân Ba Đồn (km621+100) trên QL 1A, qua cửa khẩu Cha Lo, nối với đường 12 đến Thà Khẹt, tỉnh lỵ tỉnh Khăm Muộn của CHDCND Lào, sang tỉnh Na Khon Pha Nom của Thái Lan. Tổng chiều dài từ toàn tuyến từ Ba Đồn đến Thà Khẹt là 297,6 km. Đoạn qua lãnh thổ Việt Nam (từ Ba Đồn đến Cha Lo) dài 153 km, trong đó đoạn qua huyện Minh Hoá - 90km, qua huyện Tuyên Hoá - 50km. Đến nay, cơ bản toàn tuyến đường này đã được rải nhựa và đang tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, xoá bớt các đoạn cong của tuyến đường.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của khu vực hành lang thời kỳ 2007-2013 khoảng 20%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tương đương mức tăng trưởng bình quân của tỉnh cùng thời kỳ; trong đó nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng khá cao 15,2% (của tỉnh là 4,5%), công nghiệp xây dựng tăng 21,5% (của tỉnh là 15%), dịch vụ tăng 22,61% (của tỉnh là 12%).
Quy mô GDP khu vực năm 2013 (theo giá hiện hành) gấp 1,8 lần so với năm 2007. Đến năm 2013, với 23,8% dân số, khu vực hành lang đã đóng góp 22,2% GDP theo gía so sánh 94; 19,0% theo giá hiện hành. Đến năm 2013, GDP/người của khu vực khoảng hơn 14,6 triệu đồng (700 USD), bằng 71% mức bình quân của tỉnh, tang so với 55% năm 2010.
Cơ cấu kinh tế của khu vực bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, song chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ 30,4% năm 2007 giảm xuống cũn 28,3% năm 2013 theo gía hiện hành, tương ứng tỷ trọng công nghiệp từ 39,8% tăng lên 41,4%, dịch vụ từ 29,8% lên 30,3% GDP của toàn khu vực.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2013 đạt khoảng 2.794 tỷ đồng giá hiện hành, tương đương 30,4% so với toàn tỉnh.
Trong ngành này, tỷ trọng trồng trọt chiếm 66,4%, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 33,6%.
Ngoài các cơ sở sản xuất công nghiệp sẵn có tập trung ở các thị trấn, huyện lỵ với khoảng trên 488 doanh nghiệp và 8.000 cơ sở cá thê công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành sản xuất quy mô nhỏ về chế biến nông, lâm, hải sản, cơ khí, khai thác khoáng sản và phát triển công nghiệp VLXD..., trên địa bàn khu vực hành lang đang đầu tư xây dựng nhà máy xi măng sông Gianh, Xi măng Văn Hóa, Nhà máy sản xuất bột đỏ chất lượng cao, khu công nghiệp Hòn La đã hình thành và đang đầu tư, xúc tiến đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển khá. Tuy nhiên Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người chỉ bằng 46% mức bình quân chung cả nước. Trong đó chủ yếu là các loại hang hóa thiết yếu cho đời sống của nhân dân như lương thực thực phẩm, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, xăng dầu. Dự kiến kinh tế dịch vụ và du lịch sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong tương lai.
Số người trong độ tuổi đi học chiếm 28% dân số toàn vung (toàn tỉnh là 27%). Trong đó số người biết đọc, biết viết chiếm tỷ lệ 25,2%, số trẻ em không biết chữ chiếm 5,35%. Điều này cho thấy số trẻ em chưa và không đến trường còn khá lớn.
Toàn vùng có 19 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện trung tâm và 31 trạm xá cơ sở. Bình quân mỗi xã có một trạm xá cơ sở.Trong đó 90% cơ sở được xây dựng kiên cố với số lượng y, bác sỹ là 382 người. Tuy có số lượng cán bộ y tế khá đông nhưng trình độ kỹ thuật, cũng như trang thiết bị còn nghèo nàn và do chưa được đào tạo chuyên sâu nên công tác khám chữa bệnh và điều trị còn nhiều bất cập.
Khu vực hành lang QL12A tỉnh Quảng Bình có 53,7 nghìn hộ, trong đó có gần 11 nghìn hộ thuộc diện đói nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo của khu vực khoảng 20-21%.
HLKT là một hiện tượng khách quan trong phát triển không gian kinh tế, là đòi hỏi khách quan của việc kết hợp các yếu tố của sản xuất xã hội. Việc hình thành một trục giao thông kết nối các trung tâm phát triển kinh tế, nhằm tạo điều kiện cho các trung tâm phát triển với tư cách là các cực phát triển có những điều kiện đầu vào và nhu cầu khác nhau lan tỏa vượt ra ngoài phạm vi của mình.