Những đóng góp mới và luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Ngọc Anh

05/02/2018 10:07


Đề tài luận án: "Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội”

Chuyên ngành: Địa lý học                                                    Mã số: 62 31 05 01

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Anh

Người hướng dẫn 1: TS. Trần Hồng Quang

Người hướng dẫn 2: TS. Phạm Lê Thảo

Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những đóng góp mới của luận án về mặt học thuật, lý luận:

- Luận án đã làm rõ quan niệm, nội hàm về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế: là phát triển du lịch có tổ chức trên một tuyến HLKT dựa trên cơ sở liên kết các nhà cung ứng dịch vụ du lịch theo ngành nghề và theo lĩnh vực giữa các trung tâm đô thị trong hoạt động du lịch. Đó chính là sự liên kết giữa các công ty lữ hành, giữa các chủ khách sạn, nhà hàng ăn uống, giữa các nhà cung cấp sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các nhà hoạt động tâm linh, thể thao, hội nghị, hội thảo, các trung tâm thương mại, các làng nghề truyền thống... và các trung tâm đô thị - du lịch trên tuyến HLKT, nhằm thỏa mãn nhu cầu về chất lượng các sản phẩm du lịch của du khách.

- Luận án đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế: Lợi ích kinh tế (hay lợi nhuận); Chính sách phát triển du lịchvà quyết tâm chính trị của các cơ quan quản lý; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; và các yếu tố quan trọng khác (vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, nhu cầu của thị trường, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch...).

- Luận án chỉ ra 7 chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch theo tuyến HLKT, phân làm 2 nhóm:

(1) Nhóm 1: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (gồm 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ gia tăng khách du lịch nhờ phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế; Tỷ lệ gia tăng doanh thu du lịch nhờ phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế; Tỷ lệ gia tăng năng suất lao động nhờ phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế; Tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua; Bình quân chi tiêu của 1 lượt khách du lịch).

(2) Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của kết qủa và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (gồm 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ vốn đầu tư cho du lịch trong tổng vốn đầu tư xã hội; Tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong tổng doanh thu du lịch).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

- Luận án đã làm rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội. Trong đó chỉ rõ, sự phát triển du lịch chưa được tổ chức trên phạm vi vùng lớn, cũng như trong phạm vi mỗi địa phương và trong việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.

- Luận án đề xuất 7 giải pháp để phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội đến năm 2025 (Đầu tư cho phát triển du lịch; Hợp tác, liên kết phát triển du lịch; Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT; Xây dựng danh mục dự án ưu tiên phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững).

Người hướng dẫn 1
 
TS. Trần Hồng Quang 

 

Người hướng dẫn 2
 
 
TS.Phạm Lê Thảo 

 

Nghiên cứu sinh
 
 
 Nguyễn Thị Ngọc Anh