Những đóng góp mới và luận án tiến sĩ của NCS Đàm Thị Hiền

01/03/2018 15:20


Đề tài luận án: Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                                               Mã số: 62 31 01 05

Nghiên cứu sinh: Đàm Thị Hiền

Người hướng dẫn 1: GS. TS. Ngô Thắng Lợi

Người hướng dẫn 2: TS. Trần Hồng Quang

Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

- Luận án đã làm rõ nội hàm của vấn đề cơ cấu kinh tế hiện đạimà trong đó biểu hiện cơ bản của nó là tỷ trọng sản phẩm, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, sản phẩm chủ lực trong tổng GRDP và tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời chỉ rõ, hiện đại hóa là phương thức phát triển sống còn để thịnh vượng nền kinh tế tỉnh. Từ đó, chỉ rõ nội dung, bản chất của việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Đó là đầu tư phát triển các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ cùng phát triển nhân lực chất lượng cao và đầu tư xây dựng chính sách phát triển có lợi cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Luận án đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại: Quản lý nhà nước và thể chế kinh tế; Toàn cầu hóa và thị trường; Đội ngũ doanh nghiệp; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao; Ảnh hưởng của vùng kinh tế lớn và của cả nước đến đầu tư và sự phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh

- Luận án xác định 12 chỉ tiêu sử dụng để đánh giá đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong đó chia làm 2 nhóm:

(1). Nhóm1: chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại. Nhóm này gồm các chỉ tiêu cơ bản (gồm:Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong GRDP; Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu; và các chỉ tiêu bổ trợ (gồm:Năng suất lao động; Tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp trong tổng GRDP; Tốc độ tăng trưởng GRDP; GRDP/người; Chỉ số ICOR;

(2). Nhóm 2: chỉ tiêu phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ cấu kinh tế hiện đại (gồm:Quy mô và cơ cấu đầu tư; Độ mở của nền kinh tế; Mức tiêu tốn điện năng để tạo ra 1 đơn vị GRDP).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

+Chỉ ra 2 nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có cơ cấu hiện đại, hiệu quả phát triển thấp. Đó là: (1). Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chưa đầu tư cho các lĩnh vực, sản phẩm công nghệ cao và đầu tư chưa đủ mức để xây dựng kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ; (2). Quản lý Nhà nước bộc lộ nhiều bất cập, nhất là chưa có biện pháp để phát triển đội ngũ doanh nghiệp lớn, mạnh.

+Đề xuất 4 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó nhấn mạnh đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đủ mức cho phát triểnlĩnh vực công nghệ cao và sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù của địa phương.

Người hướng dẫn 1
Người hướng dẫn 2
 
Nghiên cứu sinh
 
GS. TS. Ngô Thắng Lợi
TS. Trần Hồng Quang
Đàm Thị Hiền

Tóm tắt luận án

Toàn văn luận án