Những đóng góp mới trong luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Huy

31/03/2020 15:35


Đề tài luận án: Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Huy

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn

                              2. TS. Tạ Đình Thi

Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng. Cụ thể:

- Làm rõ khái niệm vốn tự nhiên và phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng.

- Xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng với hệ thống các nhân tố khách quan và chủ quan.

- Xây dựng các tiêu chí đo lường, đánh giá hiệu quả, mức độ bền vững của việc phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng.

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

- Dựa trên thông tin, số liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn tự nhiên, Luận án tập trung phân tích và chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong thúc đẩy phát triển vốn tự nhiên của vùng.

- Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, điều tra và thực tế phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, mô hình nhân tố ảnh hưởng được xây dựng để nghiên cứu trong Luận án. Kết quả phân tích đã chỉ ra có 9 nhân tố có ảnh hưởng tới với phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, đó là: nhận thức, thể chế pháp luật, năng lực pháp lý, nhân lực phát hy vốn tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội, cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ, phân bổ tự nhiên, quy mô vốn tự nhiên và trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là trình độ công nghệ, tiếp theo là nhân lực phát huy vốn tự nhiên và ảnh hưởng thấp nhất là trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Từ kết quả phân tích nghiên cứu thực trạng, trên cơ sở kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí và mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, cùng với việc phân tích bối cảnh, tình hình, Luận án đã đề ra các phương hướng, quan điểm; đồng thời đề xuất 6 nhóm giải pháp gồm: (1) Tăng cường nhận thức về vốn tự nhiên và giá trị vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng; (2) Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng chính sách và những quy định về sử dụng hợp lý vốn tự nhiên; (3) Thực hiện lượng giá tài nguyên và quy hoạch sử dụng vốn tự nhiên gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng; (4) Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế để đầu tư cho vốn tự nhiên; (5) Bảo tồn, khôi phục và giảm thiểu tác động tiêu cực tới vốn tự nhiên trong quá trình sử dụng; (6) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về lượng giá tài nguyên thiên nhiên.
 
Giới thiệu luận án:

Tóm tắt luận án

Toàn văn luận án