Công bố luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Giang Thị Thu Huyền
13/10/2023 16:26
1. Nhữngđóng góp mới về mặt lý luận, học thuật
(1) Luận án đã luậngiải và làm rõ vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thuế GTGT đối với hoạt độngTMĐT và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giáhiệu quả thu thuế GTGT đối với hoạt động này.
(2) Luận án đứng trên gócđộ tổng cung – tổng cầu trong nền kinh tế để luận giải mức thất thu thuế GTGTtrong hoạt động TMĐT. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, dù cách cung ứng hànghóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng theo cách nào, truyền thống hay TMĐTthì tổng số thuế GTGT thu được vẫn đảm bảo dựa trên số lượng hàng hóa tiêu dùngcủa nền kinh tế. Đây chính là căn cứ để xác định mức thất thu thuế GTGT từ hoạtđộng TMĐT, nói cách khác mức thất thu này chính là phần chêch lệch giữa số thuếGTGT phải thu từ lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng và tiêu dùng với số thuế GTGTthực nộp của các giao dịch TMĐT.
(3) Luậnán chỉ ra rằng, bản chất của thuế GTGT đánh vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nênkhi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ họ đã nộp tiền thuế, còn đơn vị cungứng hàng hóa dịch vụ là chủ thể có nghĩa vụ nộp số thuế này cho nhà nước. Dođó, việc thất thu thuế GTGT từ TMĐT có thể do ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế củaNNT chưa cao. Việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGTcủa DN phát sinh doanh thu TMĐT rất quan trọng, nhằm tìm ra mức độ tác động củacác nhân tố và đề ra giải pháp nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ thuế của họ.
(4) Luậnán cho rằng, TMĐT hay thương mại truyền thống đều là các hình thức kinh doanhtrong nền kinh tế, do đó cần phải được đối xử bình đẳng như nhau trong thựchiện nghĩa vụ thuế. Chỉ khi nào tạo được sự bình đẳng, đảm bảo sự đóng góp củacác hình thức kinh doanh này, thì khi đó mới tạo động lực phát triển nền kinhtế, phát huy tối đa vai trò của chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nóiriêng.
2. Nhữngđóng góp mới về đánh giá thực tiễn
(5)Từ số liệu thứ cấp được thu thập và số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát cán bộcông chức thuế và DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT, nghiên cứu đãphân tích một cách khách quan về thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt độngTMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2016-2022, chỉ ra những mặt đạt được, điểm hạn chế vànguyên nhân của nó trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT.
(6) Kiểm định và làm rõnhững nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGT đối với DN có phát sinhdoanh thu từ hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Đánh giá mức độ thành công và tháchthức trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT từ cán bộ công chức thuế.
(7) Luận án cho rằng, đểtạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế được tham gia kinh doanh TMĐT,tiến tới phát triển kinh tế số bao trùm ở Việt Nam. Với tổng số thu từ thuếGTGT đối với các giao dịch TMĐT của cá nhân, hộ kinh doanh trong TMĐT khônglớn, nên cần cân nhắc vấn đề thu thuế GTGT đối với hoạt động này của các chủthể kinh doanh là các nhân, hộ gia đình, sẽ ảnh hưởng đến quan điểm khuyếnkhích sự chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế số, trong khi hình thức TMĐT có vaitrò xúc tác mạnh trong việc chuyển đổi này.
(8) Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, định hướnghoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT và trên cơ sở dự báo pháttriển TMĐT trong giai đoạn tới, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại và kết quảphân tích mô hình hồi quy, luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiệnchính sách quản lý thuế GTGT đối với TMĐT của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìnnăm 2045 (theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2045).
3. Khả năng ứng dụng trongthực tiễn và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu củaLuận án ở mức độ nhất định đã cung cấp các luận cứ khoa học góp phần hình thànhhệ sinh thái dịch vụ thuế thông minh, giúp các doanh nghiệp, nhà cung cấp nướcngoài và người dân dễ dàng tìm hiểu rõ hơn quy định pháp luật thuế và thực hiệnviệc kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế thuận lợi. giảm chi phí tuân thủ cho ngườinộp thuế, giúp cơ quan thuế quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cungcấp những tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Ở góc độ trực diệnquản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT, kết quả nghiên cứu của Luận án gópphần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế GTGT đối vớihoạt động TMĐT theo hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận tiện chongười dân, doanh nghiệp hoạt động TMĐT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, công bằngtrong phát triển, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo lập sự tăng trưởng chonguồn thu và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Bêncạnh kết quả đạt được, luận án hiện chưa phân tích mức độ thất thu thuế ở phíahộ gia đình cũng như việc thu thuế theo hình thức thuế buôn bài với các hộ kinhdoanh TMĐT sẽ tác động như thế nào đối với việc thúc đẩy TMĐT phát triển vàtính lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế số quốc gia. Đây là những vấn đề đượcxem là gợi ý cho những nghiên cứu về thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT tiếp theoở Việt Nam./.
Luận án: