Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện đề tài "Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá theo hướng hiện đại” của nghiên cứu sinh Trịnh Hà Hoàng Linh

11/07/2022 10:54


Sáng ngày 08 tháng 7 năm 2022, tại 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Kinh tế phát triển, mã số 9310105 cho NCS Trịnh Hà Hoàng Linh với đề tài "Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá theo hướng hiện đại”.

Hội đồng đánh giá luận án tiếnsĩ cấp Viện do PGS. TS Ngô Doãn Vịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược pháttriển làm Chủ tịch Hội đồng cùng 06 nhà khoa học gồm: GS.TS Lê Quốc Hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phản biện 1; PGS. TS Bùi VănHuyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phản biện 2; PGS. TS Lê Thị ThuThủy, Trường Đại học Ngoại thương, Phản biện 3; PGS. TS Trần Nguyễn Tuyên, Hộiđồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Hội đồng; TS. Đỗ Quang Dũng, Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia, Ủy viên Hội đồng; TS. Kim Quốc Chính, Viện Chiến lược pháttriển, Ủy viên Thư ký.

Tham dự lễ bảo vệ có TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đại diện cơ quan đào tạo;GS.TS Ngô Thắng Lợi, Người hướng dẫn khoa học thứ nhất và TS. Cao Ngọc Lân, Ngườihướng dẫn khoa học thứ hai của nghiên cứu sinh. Ngoài ra còn có ông NguyễnThành Luân, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá và đôngđảo đồng nghiệp, người thân, bạn bè của NCS Trịnh Hà Hoàng Linh.

Với mục tiêu xây dựng, đềxuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh ThanhHóa theo hướng hiện đại đến năm 2030, tạo thêm căn cứ khoa học để nhanh chónghiện đại hóa vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa nhanh,hiệu quả hơn, tác giả đã hoàn thành nghiên cứu dài 149 trang (không kể phần tàiliệu tham khảo và phụ lục) với 04 nội dung chính, cụ thể: Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến pháttriển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại; Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinhtế vùng ven biển theo hướng hiện đại; Chương3: Thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiệnđại trong giai đoạn 2011 - 2020; Chương 4:Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướnghiện đại đến năm 2030.

Luận án đã có một số đónggóp mới về lý luận và thực tiễn: Về lý luận và học thuật: Luận án xây dựng đượckhung nghiên cứu phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiệnđại; lý giải rõ nội dung và bản chất của phát triển kinh tế vùng ven biểntheo hướng hiện đại (hiện đại các hoạt động phát triển trên địa bàn vùng ven biển;hiện đại các hình thức tổ chức kinh tế tiên tiến theo lãnh thổ, đô thị và hiệnđại quản lý phát triển vùng ven biển); chỉ rõ 06 yếu tố ảnh hưởng tới phát triểnkinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại (trong đó khẳng định vai trò quan trọngcủa quản lý nhà nước, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và chongười dân); luận án đã xác định 07 chỉ tiêu chính và 03 chỉ tiêu phụ sử dụng đểđánh giá phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại trong điều kiện tạiViệt Nam.

Về mặt thực tiễn: Luận áncung cấp thêm cơ sở khoa học cho UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh ở vùng ven biển trong việc hoạch định chủ trương phát triểncả trong ngắn, trung và dài hạn; tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển hiện đạingành, lãnh thổ, đô thị ven biển gắn với cảng biển, du lịch biển. Kiến nghị địnhhướng phát triển với những trọng tâm, lĩnh vực mũi nhọn và hình thành những tổhợp đa ngành hiện đại tạo ra sức cạnh tranh cao trong bối cảnh có sự tác độngmạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số và biến đổikhí hậu ngày càng gay gắt. Ngoài ra, Luận án cũng cung cấp thêm thông tin chocác nhà đầu tư, các doanh nghiệp và người dân xem xét, quyết định sự phát triểncủa mình ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Luận án đã đưa ra được 05 giảipháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đạiđến năm 2030, cụ thể: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triểnkinh tế vùng ven biển; (2) Đầu tư mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư chiến lượcđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại; (3) Đẩymạnh phát triển doanh nghiệp; (4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại; (5) Phát triểnvà nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Hội đồng đánh giá luậnán tiến sĩ cấp Viện, nội dung nghiên cứu của Luận án có nội dung phong phú, địnhlượng khá tốt, các đề xuất được trình bày và lập luận tương đối rõ ràng, cóchính kiến và có nhiều điểm mới. Luận án đã đưa ra những nhận định đánh giá vềnhững kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của tỉnh Thanh Hóa trong pháttriển kinh tế vùng ven biển (theo hướng hiện đại) có giá trị khoa học và kháchquan. Luận án cũng xác lập được các quan điểm, định hướng phát triển kinh tếvùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại trong giai đoạn đến năm2030 và đề xuất một số giải pháp thiết thực và có giá trị tham khảo thực tiễnnhằm đảm bảo phát triển vùng ven biển của tỉnh theo hướng hiện đại đến năm2030.

Hội đồng đánh giáluận án tiến sĩ cấp Viện đánh giá luận án được thực hiện nghiêm túc, về cơ bảnđáp ứng được các yêu cầu của luận án tiến sĩ về nội dung và hình thức. Luận ánđã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.Hội đồng nhất trí đề nghị Viện Chiến lược phát triển công nhận kết quả bảo vệ củaNCS Trịnh Hà Hoàng Linh và cấp bằng tiến sĩ cho tác giả của luận án theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo./.


TS. TrầnHồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đại diện cơ quan đào tạo tặnghoa chúc mừng NCS Trịnh Hà Hoàng Linh.

NCS TrịnhHà Hoàng Linh chụp ảnh cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, ngườihướng dẫn khoa học, đại diện Viện Chiến lược phát triển.

Nguồn: Viện Chiến lược pháttriển