Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện đề tài "Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ” của NCS Nguyễn Thị Thu Hương
05/11/2021 11:14
Hội đồng đánh giá luận án tiếnsĩ cấp Viện do PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược pháttriển làm Chủ tịch Hội đồng cùng 06 nhà khoa học gồm: PGS. TS Nguyễn Thị ThùyVinh, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương, Phản biện 1; PGS.TS Đàm Văn Huệ, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phản biện2; PGS. TS Đặng Thị Nhàn, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương,Phản biện 3; PGS. TS Lê Xuân Bá, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lýkinh tế Trung ương, Ủy viên Hội đồng; PGS. TS Phạm Văn Dũng, Đại học Quốc giaHà Nội, Ủy viên Hội đồng; TS. Nguyễn Hữu Khánh, Viện Chiến lược phát triển, Ủyviên Thư ký.
Tham dự lễ bảo vệ có TS. ĐinhLâm Tấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đại diện cơ quan đào tạo; TS.Bùi Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, đại diện cơ quan côngtác; PGS. TS Hoàng Văn Hoan và TS. Phạm Thanh Bình là người hướng dẫn khoa họccủa nghiên cứu sinh. Ngoài ra còn có đông đảo người thân, bạn bè và đồng nghiệpcủa NCS Nguyễn Thị Thu Hương.
Luận án tiến sĩ của NCS NguyễnThị Thu Hương, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung luận án dài 154 trang, gồm 04 chương chính, cụ thể: Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận và thựctiễn về tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của quốc gia; Chương3: Thực trạng tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Namtrên thị trường Mỹ; Chương 4: Định hướng và khuyến nghị nhằm pháthuy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam trên thịtrường Mỹ.
Về mặt lý luận và học thuật, ngoàibiến xuất khẩu (EX), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái thực (RER),Luận án đã đưa vào mô hình thực nghiệm các biến thể hiện cho "chính sách tỷ giáhối đoái” là VOEUP (chênh lệch tỷ giá trần của Ngân hàng nhà nước và tỷ giágiao dịch của Ngân hàng thương mại) và STDEV (độ lệch của tỷ giá). Nếu như EX,GDP, RER và STDEV đã từng xuất hiện trong một số nghiên cứu thực nghiệm thì việcđưa biến VOEUP vào mô hình nghiên cứu định lượng trong Luận án được xem là cótính mới mà chưa công trình nghiên cứu nào đề cập đến theo kết quả nghiên cứu tổngquan của NCS. Biến VOEUP là chênh lệch giữa tỷ giá OER trần do Ngân hàng nhà nướccông bố với tỷ giá trung bình của Ngân hàng thương mại ngoại thương Việt Nam -VCB (tỷ giá thường được tham chiếu, tính toán trong hoạt động XNK) để thể hiệnsức ép của chính sách tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Luận án còn là tài liệutham khảo hữu ích khi nghiên cứu về tác động của CSTGHĐ đến XK nói chung và XKtại thị trường Mỹ nói riêng cũng như được vận dụng để nghiên cứu tác động củaCSTGHĐ đến nhóm hàng XK hoặc thị trường XK khác.
Về mặt thực tiễn, Luận án tổnghợp chính sách tỷ giá và XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ và phân tích tác độngcủa chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ với dữ liệu cập nhậtđến tháng 03/2021 nên kết quả nghiên cứu và các đánh giá, đề xuất của Luận áncó tính cập nhật và tổng thể, toàn diện cho sự tác động đến hoạt động XK hànghóa sang thị trường Mỹ (chứ không tập trung vào một số mặt hàng như các nghiêncứu trước đây).
Theo nghiên cứu định tính, XKchịu tác động bởi đặc thù hàng Việt Nam XK trên thị trường Mỹ khiến hiệu quảchính sách tỷ giá lên XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ còn hạn chế. Nghiên cứuđịnh lượng đã sử dụng mô hình VAR và VECM để phân tích tác động của chính sáchtỷ giá đến hoạt động XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn.Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các biến liên quan đến chính sách tỷ giá trongmô hình gần như không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.Trong suốt 10 thời kỳ, tỷ trọng đóng góp của biến RER là không đáng kể, chỉ khoảng0,2%. Ngoài ra, mức đóng góp của 2 biến VOEUP, STDEV cũng chỉ ổn định ở mức thấpkhoảng trên dưới 1%. Các kết luận của Luận án có ý nghĩa trong việc cung cấp mộtluận cứ quan trọng cho việc bác bỏ lập luận của Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệcủa Việt Nam.
Những đề xuất mới về định hướng,chính sách và giải pháp: Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiếtnhưng trong ngắn hạn, biên độ thu hẹp để ổn định tỷ giá và trong dài hạn thìtăng dần mức thả nổi. Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm vàkhông nên phá giá mạnh đồng nội tệ khi quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng XK củaViệt Nam chưa được cải thiện. NHNN cần tránh thực hiện linh hoạt các biện phápmang tính trực tiếp và hành chính trong ngắn hạn nhưng sử dụng công cụ gián tiếptrong dài hạn và cần phối hợp hiệu quả giữa chính sách tỷ giá với các chínhsách vĩ mô khác, hướng tới XK bền vững.
NCS Nguyễn Thị Thu Hương chụp ảnh cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, người hướng dẫn khoa học, đại diện Viện Chiến lược phát triển và đại diện cơ quan công tác.
| PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Chủ tịch HĐ đại diện cơ quan đào tạo tặng hoa chúc mừng NCS Nguyễn Thị Thu Hương. |
Nguồn:Viện Chiến lược phát triển