Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện đề tài "Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa” của NCS Lương Tất Thắng
08/05/2020 17:26
Sáng ngày 04/5/2020, tại 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện chuyên ngành Kinh tế phát triển, mã số 9310105 cho NCS Lương Tất Thắng với đề tài: "Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa”.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện do PGS. TS Ngô Doãn Vịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển làm Chủ tịch Hội đồng cùng 06 nhà khoa học gồm: GS. TS Nguyễn Thành Độ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phản biện 1; PGS. TS Nguyễn Cúc, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 1, Phản biện 2; PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam, Phản biện 3; GS. TS. Ngô Thắng Lợi, Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Hội đồng; PGS. TS Bùi Văn Huyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng; TS. Nguyễn Hữu Khánh, Viện Chiến lược phát triển, Ủy viên Thư ký.
Tham dự lễ bảo vệ có TS. Đinh Lâm Tấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và đông đảo người thân, đồng nghiệp, bạn bè của NCS Lương Tất Thắng.
Luận án tiến sĩ của NCS Lương Tất Thắng, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án dài 156 trang, gồm 05 chương chính, cụ thể: Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến hiệu quả phát triển nông nghiệp; Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi và kinh nghiệm thực tiễn; Chương 3: Thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2018; Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa đến 2025.
Về mặt lý luận và học thuật, tác giả đã làm rõ hơn nội hàm, đặc điểm của nông nghiệp miền núi trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu; chỉ rõ nội dung, bản chất hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi cũng như nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi (tróng đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà nước, tổ chức sản xuát nông nghiệp, thị trường), xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển10 nông nghiệp đối với miền nú. Đồng thời, tác giả còn xác định nội dung, chỉ tiêu cần phân tích để làm rõ nguyên nhân của tình hình hiệu quả phát triển nông nghiệp đối với miền núi.
Về mặt thực tiễn, tác giả đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp ở miền núi, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa. Xác định rõ thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2018 trên quan điểm hiệu quả, đặc biệt chỉ rõ hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi của tỉnh còn thấp; chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với tình trạng yếu kém hiện nay. Đồng thời, đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp và xác định rõ các giải pháp cơ bản để nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển có hiệu quả đến 2025. Kiến nghị những việc mà Chính quyền tỉnh, huyện phải làm để phát triển nông nghiệp ở miền núi có hiệu quả cao và bền vững hơn.
TS. Đinh Lâm Tấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Đại diện cơ quan đào tạo tặng hoa chúc mừng NCS Lương Tất Thắng. | NCS Lương Tất Thắng chụp ảnh cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện. |
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.