Về một số điểm nhấn, điểm mới trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
27/09/2023 16:11
TẬPTRUNG PHÁT TRIỂN 3 HLKT ƯU TIÊN
Theocác nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải và các chuyên gia quốc tế (Dự ánVitranss 2) có thể phân chia hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ nước ta thành 30hành lang vận tải với 3 nhóm: (i) Hành lang xương sống quốc gia: Hành lang Bắc- Nam; (ii) Hành lang kết nối quốc tế (12 hành lang) và (iii) Hành lang kết nốiliên vùng (17 hành lang).
TrongQuy hoạch tổng thể quốc gia đề xuất tập trung hình thành các HLKT theo trục Bắc- Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đườngsắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mốigiao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.Trong đó, ưu tiên các HLKT gắn với vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởngvà hiệu ứng lan tỏa.
Các HLKT ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030bao gồm:
- HLKT Bắc - Nam: Ưu tiên hình thành và pháttriển HLKT Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam (đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông, Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc - Nam và đường sắt tốc độ cao…). Đâylà HLKT có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối các vùng động lực, các đô thịlớn, trung tâm kinh tế, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của dải ven biển và khu vựcphía Tây đất nước.
Hình thành liên kết giữa trung tâm các vùng đểtạo mối quan hệ kinh tế liên vùng trên trục hành lang. Mở rộng phát triển đôthị và hệ thống khu, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, du lịch gắn với các đôthị trung tâm tỉnh và vùng. Xây dựng phương án, bố trí không gian phát triểncác đô thị, khu công nghiệp, trung tâm logistics… gắn với HLKT Bắc - Nam trongcác quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để từng bước hình thành HLKT.
- HLKT Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc và kết nối vùng Trungdu và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước;thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vựcphía Tây Nam Trung Quốc.
- HLKT Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu gắnvới HLKT xuyên Á, là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ, thúc đẩy pháttriển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Ngoài các HLKT ưu tiên trên, từng bước hìnhthành và phát triển các HLKT trong dài hạn:
(i) HLKT theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc -Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Hình thành HLKT Tây Nguyên -Đông Nam Bộ nhằm thúc đẩy phát triển, liên kết vùng, gắn với tăng cường quốcphòng, an ninh. Đây là HLKT kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, côngnghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch "con đường xanh Tây Nguyên”, tăngcường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm vùng, tiểu vùng như: Buôn Ma Thuột (ĐắkLắk), Pleiku (Gia Lai), Đồng Xoài (Bình Phước).
(ii) Các HLKT Đông - Tây:
- HLKT Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội,kết nối tiểu vùng Tây Bắc với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc.
- HLKT Cầu Treo - Vũng Áng kết nối các địaphương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra cảng biển tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- HLKT Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng gắn với HLKTĐông - Tây thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), kết nối các địa phươngphía Nam Myanma, miền Trung của Thái Lan và Lào ra cảng biển của miền TrungViệt Nam, thúc đẩy giao lưu thương mại, du lịch, đầu tư giữa các nước, pháttriển các địa phương Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- HLKT Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn, là cửa ngõ rabiển của khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, kết nối cáctỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và cảng biển, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- HLKT Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, trụcngang trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với cảng biển phía ngoài khơicửa Trần Đề phục vụ xuất -nhập khẩu trực tiếp cho vùng trong tương lai,thúc đẩy phát triển khu vực này thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ, logistics liên quan đến nông nghiệp của vùng Đồng bằng sôngCửu Long.
- HLKT Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau, kết nối vớihành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nhằm thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển phía Tây của vùng Đồng bằngsông Cửu Long và toàn vùng.
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 04 VÙNG ĐỘNG LỰC QUỐC GIA
Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay,lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấuhạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợithế khác cho phát triển để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm:
Vùng động lực phía Bắc(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
Trên cơ sở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiệnnay, hình thành vùng động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, tỉnhBắc Ninh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 qua cáctỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương; trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăngtrưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng độnglực ra các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm và khu vực phụ cận.
Xây dựng vùng động lực phía Bắc trở thành trungtâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia; đi đầu trong phát triển khoahọc, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, chính quyền số; pháttriển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; trungtâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển đảo, kinh tế hàng hảivà các ngành kinh tế biển mới.
Vùng động lực phía Nam(TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trên cơ sở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiệnnay, hình thành vùng động lực bao gồm: TP. Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyệndọc theo trục Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 qua các tỉnh BìnhDương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó TP. Hồ Chí Minh là cực tăngtrưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng độnglực ra các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Xây dựng vùng động lực phía Nam trở thành trungtâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổisố hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển mạnh khoa học,công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số. Phát triển mạnh các dịch vụ tàichính, ngân hàng, khoa học công nghệ, logistics. Thu hút đầu tư các ngành côngnghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Phát triển kinhtế biển như dịch vụ logistics, khai thác, chế biến dầu khí, du lịch biển.
Vùng động lực miền Trung(khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi)
Trên cơ sở vùng kinh tế trọng điểm miền Trunghiện nay, hình thành vùng động lực bao gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấphuyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó, TP. Đà Nẵng là cực tăngtrưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng độnglực ra các địa bàn khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thịven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực vàquốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô - phụ trợngành cơ khí, khu công nghệ cao. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển,hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Vùng động lực Đồng bằngsông Cửu Long
Trên cơ sở vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồngbằng sông Cửu Long hiện nay và khu vực phụ cận, hình thành vùng động lực baogồm: TP. Cần Thơ, các địa bàn cấp huyện của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, VĩnhLong, Đồng Tháp gắn với khu vực kết nối các tuyến đường cao tốc (cao tốc Bắc -Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Vĩnh Long, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, cao tốc Bắc- Nam phía Tây từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi) và thành phố Phú Quốc; trong đó thànhphố Cần Thơ là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộngphạm vi của vùng động lực ra các địa bàn khác trong vùng kinh tế trọng điểm vàkhu vực Sóc Trăng gắn với cảng nước sâu Trần Đề.
Xây dựng vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Longtrở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nôngnghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hóa chấtphục vụ nông nghiệp. Hình thành các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn vớicác vùng chuyên canh; xây dựng vùng trở thành trung tâm khoa học, công nghệ vềnông nghiệp quốc gia và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phát triển kinh tếbiển, tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh tháibiển mạnh mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vựcvà thế giới.
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ TỪNGVÙNG VÀ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT VÙNG
Vùng trung du và miềnnúi phía Bắc
Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững vàtoàn diện. Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng; phát triển kinh tế lâm nghiệp bềnvững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng; mở rộng diện tích cây ăn quả;khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an ninh nguồnnước. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâmdu lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng như du lịch về nguồn,tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động.Nghiên cứu xây dựng vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ trở thành vànhđai động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng.
Hình thành và phát triển các HLKT nội vùng, liênvùng, kết nối vùng với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, các tuyến đường bộ nối cácđịa phương với đường cao tốc, các đường vành đai biên giới, các tuyến quốc lộquan trọng kết nối các địa phương trong vùng. Nghiên cứu đầu tư và nâng cấp mộtsố cảng hàng không trong vùng. Xây dựng các tuyến đường sắt điện khí hóa từ LàoCai, Lạng Sơn về Hà Nội - Hải Phòng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tập trung phát triển các ngành sản xuất côngnghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sảnxuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính -ngân hàng, du lịch, viễn thông, đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu. Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại củakhu vực Đông Nam Á. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trongphát triển khoa học, công nghệ. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,nông nghiệp sạch, hữu cơ, phục vụ đô thị. Phát triển các đô thị vệ tinh để giảmsức ép tại các đô thị lớn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất. Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh,bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - QuảngNinh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ởĐông Nam Á.
Phát triển các HLKT nội vùng và liên vùng, kếtnối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, HLKT Bắc - Nam trên địa bàn vùng;phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Ninh Bình - Quảng Ninh). Xây dựng cáctuyến đường bộ cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương trong và ngoàivùng, tuyến ven biển, đường vành đai 4, 5 vùng Thủ đô Hà Nội. Xây dựng đườngsắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt điện khí hóa từ Hà Nội đi cáccảng biển, cửa khẩu quốc tế lớn. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không thứ 2 chovùng Thủ đô Hà Nội.
VùngBắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Phát triển mạnh kinh tếbiển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển. Nâng cao hiệu quả hệthống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp; phát triển cácngành công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản, năng lượng tái tạo; xây dựng các trung tâm dịch vụlogistics. Phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa -lịch sử. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, các trung tâm dịchvụ hậu cần và hạ tầng nghề cá. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, chủđộng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Xây dựng khu vực ven biển ba tỉnhThanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp củavùng và cả nước.
Phát triển mạng lưới giao thông gắn với hìnhthành HLKT Bắc - Nam qua địa bàn vùng và các hành lang Đông - Tây kết nối cáccửa khẩu quốc tế, các đô thị và cảng biển lớn. Xây dựng các tuyến đường bộ caotốc lên Tây Nguyên.
Vùng Tây Nguyên
Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồngắn với bảo đảm an ninh nguồn nước. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả caovới quy mô phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả pháttriển cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu, rau, hoa. Pháttriển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Đẩy mạnhphát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo; phát triểnbền vững công nghiệp khai thác bô-xit, chế biến alumin, sản xuất nhôm. Pháttriển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huygiá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Phát triển HLKT kết nối Tây Nguyên - Đông NamBộ, các hành lang Đông - Tây kết nối Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam TrungBộ. Xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nộivùng, các tuyến liên vùng với các địa phương vùng Đông Nam Bộ, ven biển Nam TrungBộ, với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Xây dựng tuyến đường sắt qua địa bàn TâyNguyên.
Vùng Đông Nam Bộ
Xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triểnnăng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cảnước; trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệcao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khuvực; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. Phát triển cáckhu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệcao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung quy mô lớn, hìnhthành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuấtcác sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhântạo. Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp khaithác, chế biến dầu khí, các dịch vụ ngành dầu khí, phát triển du lịch biển.Nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trunggắn với chế biến và thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Cáclĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước.Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngậpúng.
Tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác vàphát triển qua HLKT Bắc - Nam, HLKT Tây Nguyên - Đông Nam Bộ. Phát triển chuỗicông nghiệp - đô thị Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh - cảng Cái Mép - Thị Vải gắn vớiHLKT xuyên Á. Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối TP. Hồ Chí Minh với các địaphương trong và ngoài vùng, đường vành đai 3, 4 TP. Hồ Chí Minh. Xây dựngcác tuyến đường sắt điện khí hóa kết nối trung tâm đô thị đến các cảng biển,cảng hàng không quốc tế cửa ngõ. Xây dựng, đưa vào khai thác Cảng hàng khôngquốc tế Long Thành.
Vùng Đồng bằng sông CửuLong
Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thànhtrung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước,khu vực và thế giới. Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy môlớn gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổicơ cấu sản phẩm chủ lực theo hướng giảm lúa gạo, tăng trái cây và thủy sản; sửdụng đất nông nghiệp linh hoạt hơn. Xây dựng trung tâm khởi nghiệp sáng tạoquốc gia về nông nghiệp trên địa bàn vùng. Phát triển công nghiệp xanh, nănglượng tái tạo; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, côngnghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ… Phát triển đồng bằng sông CửuLong trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịchsinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển. Chủ động thíchứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các công trình phòng chốngsạt lở, xâm nhập mặn, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Trên HLKT Bắc - Nam tập trung phát triển đoạnCần Thơ - Long An là HLKT - đô thị - công nghiệp động lực của vùng. Hình thành,phát triển một số HLKT Đông - Tây. Tăng cường đầu tư hạ tầng kết nối vùng vớiThành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu tư hệ thống đường ven biển quacác tỉnh; phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nâng cấp các luồngchính, bao gồm luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn.
GẮN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH,LĨNH VỰC VỚI ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ
Bố trí không gian công nghiệp theo hướng gắn vớihệ thống đô thị, trung tâm dịch vụ để hình thành các HLKT, các vùng động lực.Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốcBắc - Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại vùng đồngbằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển công nghiệp khaithác, chế biến gắn với các vùng nguyên liệu, tài nguyên; mở rộng các cụm côngnghiệp (chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp gia công, hỗ trợ...) gắn vớicác trung tâm phát triển ở khu vực nông thôn. Phân bố các khu, cụm công nghiệpvới quy mô hợp lý, tập trung chuyên ngành, gắn kết sản xuất với dịch vụ côngnghiệp; phát triển các tổ hợp công nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực. Hìnhthành các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại; bảo đảm sự kết nối đồngbộ giữa khu công nghiệp với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội.
Xâydựng các trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng... mang tầm khu vựcvà thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, các HLKT.Phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, phù hợp với đặc điểm và điềukiện từng vùng. Phát triển mạnh thương mại điện tử. Xây dựng các trung tâmlogistics lớn gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn.Hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấpquốc gia, cấp vùng với tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có sức cạnh tranhkhu vực và quốc tế để thúc đẩy, lan tỏa sự phát triển du lịch của vùng và cả nước.
Tập trung các nguồn lực phát triển mạng lưới kếtcấu hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ hình thành các HLKT và sớm hình thành hệ thống kếtcấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực. Xây dựng đường bộ cao tốckết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các HLKT.Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Đẩy nhanhxây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với các cảngbiển, cảng hàng không lớn. Phát triển hạ tầng năng lượng, bảo đảm cung cấp nănglượng đầy đủ, ổn định, chất lượng cao, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng"0” đến năm 2050. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia.
Ưutiên đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nướctiên tiến trong khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, các vùng động lực.Quan tâm xây dựng hạ tầng xã hội tại các địa bàn khó khăn, bảo đảm hài hòa, cânđối giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội. Ưu tiên đầu tư cáccơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nướctiên tiến trong khu vực và thế giới tại các vùng động lực. Xây dựng một số bệnhviện ngang tầm khu vực và quốc tế. Hình thành, phát triển các trung tâm y tếchuyên sâu hiện đại. Xây dựng, hiện đại hóamột số trung tâm văn hóa, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, khu liên hợp thểthao quốc gia... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quan tâm xây dựng hạ tầng xã hội tạicác địa bàn khó khăn, bảo đảm hài hòa, cân đối giữa phát triển kinh tế với pháttriển văn hóa, xã hội./.
TS. TrầnHồng Quang
Viện trưởngChiến lược phát triển
Đã đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báó số 1 năm 2023.