Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất
01/01/2024 16:20
Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất có chức năng, nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xây dựng đề án, báo cáo, phản biện, tham gia góp ý trong các lĩnh vực: (1) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành sản xuất sản phẩm vật chất trên phạm vi cả nước và các vùng, lãnh thổ; (2) Chuỗi giá trị toàn cầu và định hướng tham gia của Việt Nam; (3) Các cụm (clusters) công nghiệp và nông nghiệp, các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm; (4) Các vấn đề về biển trong phát triển kinh tế - xã hội; (5) Vấn đề an ninh lương thực; an toàn thực phẩm; (6) Các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực của Việt Nam; (7) Huy động các nguồn lực và cơ chế, chính sách phát triển các ngành sản xuất vật chất; (8) Xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn.
Về nhân sự, hiện ban có 11 cán bộ trong đó có 01 tiến sỹ, 08 thạc sỹ và 02 cử nhân.
Thông tin liên hệ:
TS. Kim Quốc Chính, Trưởng ban Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất
Email: chinhkq.vids@mpi.gov.vn
TRƯỞNG BAN. KIM QUỐC CHÍNH |
|
TS. Kim Quốc Chính Chức vụ: Trưởng ban Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất Email: chinhkq.vids@mpi.gov.vn |
Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển (tại VIDS), bằng đào tạo sau đại học về quy hoạch phát triển vùng (tại ISRAEL). Làm việc tại VIDS từ năm 1998. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Kinh tế phát triển; chiến lược và chính sách phát triển các ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp); kinh tế biển; quy hoạch phát triển vùng, địa phương. Một số công trình nghiên cứu chính: - Phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh ở Việt Nam đến năm 2030 (Đề tài cấp Bộ năm 2022). - Cơ sở khoa học xác định quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030 (Đề tài cấp Bộ năm 2019). - Mối quan hệ giữa quy hoạch khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và quy hoạch đô thị trong quy hoạch tỉnh (Kỷ yếu Hội thảo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tháng 12/2021). - Các giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu Chiến lược 10 năm 2021- 2030 (Báo cáo chuyên đề chiến lược của VIDS, tháng 4/2020). - Quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 01/2013. - Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam và những vấn đề trọng tâm, căn bản, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 07/2012. - Quy hoạch phát triển tổng hợp dải ven biển Việt Nam theo hướng bền vững, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18/2011. - Báo cáo quy hoạch phát triển một số địa phương: Bắc Giang (2022), Yên Bái (2018), Thanh Hóa (2015), Đồng Nai (2014), Đồng Nai (2008), Hải Dương (2013), Sóc Trăng (2011), Vùng ven biển Thanh Hóa (2012), Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2007). - Đề án cơ chế chính sách phát triển kinh tế ven biển và biển đảo tỉnh Quảng Ninh (2010). |
PHÓ TRƯỞNG BAN. NGUYỄN HUY HOÀNG |
|
ThS. Nguyễn Huy Hoàng Chức vụ: Phó Trưởng ban Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất Email: hoangnh.vids@mpi.gov.vn |
Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Làm việc tại VIDS từ năm 2009. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế biển; chiến lược và chính sách phát triển các ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp); quy hoạch phát triển vùng, địa phương. Một số công trình nghiên cứu chính: - Đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê phục vụ đo lường đánh giá phát triển kinh tế biển (Đề tài cấp Bộ năm 2017); - Tham gia đề tài khoa học cấp quốc gia: Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển cụm tương hỗ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang”; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam; - Tham gia xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Tham gia xây dựng các quy hoạch tình: Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. |