Ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ
01/01/2024 09:17
Ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ có chức năng, nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xây dựng đề án, báo cáo, phản biện, tham gia góp ý trong các lĩnh vực: (1) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ trên phạm vi cả nước và các vùng, lãnh thổ; (2) Các cụm ngành dịch vụ và các mô hình cung ứng, kinh doanh các dịch vụ; (3) Mạng phân phối toàn cầu và chiến lược tham gia mạng phân phối toàn cầu của Việt Nam; (4) Xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ, thị trường (cung, cầu, giá cả) của các ngành, sản phẩm dịch vụ chủ yếu (tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, tư vấn, thiết kế, cho thuê, bán buôn – bán lẻ, logictics, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ ứng dụng công nghệ số,...); (5) Các quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế và khu vực trong lĩnh vực dịch vụ; (6) Huy động các nguồn lực và cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ.
Về nhân sự: hiện ban có 14 cán bộ trong đó có 01 Tiến sỹ, 12 thạc sỹ và 01 cử nhân.
Thông tin liên hệ:
ThS. Đặng Huyền Linh, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ
Email: linhdh.vids@mpi.gov.vn
PHÓ TRƯỞNG BAN PHỤ TRÁCH. ĐẶNG HUYỀN LINH |
|
ThS. Đặng Huyền Linh Chức vụ: Phó Trưởng ban Email: linhdh.vids@mpi.gov.vn |
Thạc sỹ chuyên ngành quản trị và kinh doanh tại Đại học Mở Hà Nội. Làm việc tại VIDS từ năm 2010 Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Quy hoạch tích hợp, kinh tế vĩ mô, dự báo kinh tế, kinh tế số. Một số công trình nghiên cứu chính: - Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chủ nhiệm dự án của VIDS). - Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chủ nhiệm dự án của VIDS). - Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chủ nhiệm dự án của VIDS). - Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số trong ngành chế biến, chế tạo (Đề tài cấp Bộ năm 2023). - Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội giai đoạn 2022 – 2025 (Đề tài cấp Bộ năm 2022). - Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 (sách đạt Huy chương Bạc Sách Hay năm 2014 của Hội Nhà xuất bản), năm 2014, (đồng tác giả). - Measuring the digital economy in Vietnam (công bố trên Tạp chí Telecommunications Policy), năm 2023, (đồng tác giả). - Analysing ICT Economic Impact in Vietnam (công bố trên Tạp chí Research in World Economy), năm 2020, (đồng tác giả). - Sources of Output Growth of the ICT Sector in Vietnam (công bố trên Tạp chí Journal of Reviews on Global Economics), năm 2020, (đồng tác giả). |
PHÓ TRƯỞNG BAN. THÁI BÌNH DƯƠNG |
|
ThS. Thái Bình Dương Chức vụ: Phó Trưởng ban Email: thaibinhduong70@gmail.com |
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Làm việc tại VIDS từ năm 2005. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: thương mại, kinh tế cửa khẩu, kinh tế số, kinh tế biển, logistics. Một số công trình nghiên cứu chính: - Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chủ nhiệm dự án của VIDS). - Tham gia các dự án quy hoạch: Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Thành viên Ban Chủ nhiệm dự án). - Tham gia các Đề án: Thành lập Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới Lao Bảo (Việt Nam) – Densavan (Lào); Quy hoạch tổng thể kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia đến năm 2030; Nội dung hợp tác triển khai Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2030… |
TIẾN SỸ. PHẠM THỊ THU TRANG |
|
TS. Phạm Thị Thu Trang Nghiên cứu viên chính Email: trang_p3t@mpi.gov.vn |
Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển tại trường Đại học Kobe, Nhật Bản. Làm việc tại VIDS từ tháng 01/2023. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: kinh tế phát triển, kinh tế ngành, phát triển doanh nghiệp, năng suất, đổi mới sáng tạo. Một số công trình nghiên cứu chính: - Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá năng suất, hệ thống thu thập thông tin, theo dõi, đối sánh và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp ngành công thương, (đề tài cấp nhà nước năm 2019-2020, Chủ nhiệm đề tài). - Đánh giá hiệu quả chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc miền núi, (đề tài cấp nhà nước năm 2017-2018, thành viên tham gia). - Đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ở Việt Nam”, (đề tài khoa học cấp Bộ năm 2021, Chủ nhiệm đề tài). - Innovation in Developing Countries: Lessons from Laos and Viet Nam, 2019, Springe, (đồng tác giả sách). - Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU tới kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID-19”, 2022, NXB Thế giới, (đồng tác giả sách). - Đánh giá hiệu quả và tác động của các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ Đổi mới”, 2020, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, (đồng tác giả sách). - Efficiency Performance of Vietnamese Manufacturing Enterprises, Journal of Economics and Business Administration, 2017. - Dự án: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng để đạt các mục tiêu tăng trưởng bền vững (SDGs), 2022, UNDP; Các yếu tố góp phần vào thành công của doanh nghiệp nội địa của Việt Nam trong nỗ lực trở thành nhà sản xuất có năng lực cạnh tranh toàn cầu, 2022, UNDP…. |