Ban Chiến lược phát triển bền vững và môi trường

01/01/2024 16:02


Ban Chiến lược phát triển bền vững và môi trường có chức năng, nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xây dựng đề án, báo cáo, phản biện, tham gia góp ý trong các lĩnh vực: (1) Các vấn đề phát triển bền vững trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; (2) Xu thế biến động về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu; các tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu và ngược lại; (3) Các mô hình, phương thức phát triển bền vững (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển các bon thấp, khu công nghiệp sinh thái...); (4) Các vấn đề môi trường (môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường biển, quản lý chất thải...); đa dạng sinh học; tài nguyên (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản); biển đổi khí hậu; phòng chống thiên tai; (5) Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về nhân sự, hiện ban có 10 cán bộ trong đó có 01 tiến sỹ, 06 thạc sỹ và 03 cử nhân.

Thông tin liên hệ:

TS. Nguyễn Văn Thuật, Trưởng ban Ban Chiến lược phát triển bền vững và môi trường

Email: nguyenthuat74@gmail.com

TRƯỞNG BAN. NGUYỄN VĂN THUẬT

Nguyen Van Thuat

TS. Nguyễn Văn Thuật

Chức vụ: Trưởng ban Ban Chiến lược

phát triển bền vững và môi trường

Email: nguyenthuat74@gmail.com

Tiến sỹ Xã hội học tại Đại học Paris Nanterre, Cộng hòa Pháp

Làm việc tại VIDS từ tháng 01/2023.

Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Lao động, việc làm, doanh nghiệp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, quy hoạch phát triển.

Một số công trình nghiên cứu chính: 

- Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Sân khấu, năm 2017;

- Điều tra, khảo sát niềm tin tiêu dùng tại Việt Nam (dự án của Bộ KHĐ, năm 2014;

-  Nhìn lại sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân nước ta giai đoạn 2008 – 2013, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 105 - năm 2014;

- Thành tựu trong kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 121+ 222 - năm 2016;

- Bàn về vị thế và cầu lao động giản đơn ở nước ta trong thời đại cách mạng 4.0, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 154 - năm 2018;

- Thị trường lao động Việt Nam: Những phát hiện từ tiếp cận vi mô: Nhìn lại nguồn cung lao động của Việt Nam giai đoạn 2002-2012, tham luận tại Hội thảo quốc tế ở Hà Nội, tháng 4/2014;

- Diễn đàn tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 9 tháng năm 2020 và một số giải pháp: Thực trạng lao động, việc làm ở Việt Nam trong đại dịch Covid - 19, tham luận tại hội thảo ở Cần Thơ tháng 9/2020.

PHÓ TRƯỞNG BAN. NHỮ LÊ THU HƯƠNG


Nhữ Lê Thu Hương

ThS. Nhữ Lê Thu Hương

Chức vụ: Phó Trưởng ban Ban Chiến lược

phát triển bền vững và môi trường

Email: nhuhuong@mpi.gov.vn

Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2011. 

Làm việc tại VIDS từ tháng 01/2023.

Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, biến đổi khí hậu, quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Một số công trình nghiên cứu chính:

- Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Sân khấu, tháng 9/2017 (Đồng tác giả).

- Nghiên cứu giải pháp chiến lược cho phát triển nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế số Việt Nam (Đề tài cấp cơ sở năm 2021).

- Hướng đổi mới cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 132, năm 2016.

- Bàn về việc thương mại hóa nhằm đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào phục vụ đời sống tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự Dự báo kinh tế - xã hội, số 135, năm 2017.

- Định vị xu hướng phát triển của lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam đến năm 2030, Tạp chí Thông tin và dự Dự báo kinh tế - xã hội, số 141, năm 2017.