Cần đổi mới hệ thống quy hoạch ở Việt Nam
27/04/2016 15:42
NHỮNG TỒN TẠI
Hiệnnay, hệ thống quy hoạch ở Việt Nam có thể phân thành 04 nhóm lớn sau:
Nhóm thứ nhất gồm các quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội đối vớicấp vùng, tỉnh và huyện.
Nhóm thứ hai gồm các quy hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
Hainhóm quy hoạch này đang được lập và quản lý chủ yếu theo Nghị định92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội và Nghị đinh 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 về sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
Nhóm thứ ba gồm các quy hoạch thuộclĩnh vực xây dựng là quy hoạch đô thị căn cứ theo Luật quy hoạch đô thị năm2009 và Nghị định 37/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt vàquản lý quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng vùng căn cứ theo Luật Xây dựng năm2003 và NGhị định 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng. Ngoàira, trong nhóm này còn có thể kể thêm quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Nhóm thứ tư gồm các quy hoạch thuộc lĩnh vực tài nguyênmôi trường, như: quy hoạch sử dụng đất căn cứ theo luật đất đai năm 2003 và Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai; quy hoạch khoángsản theo Luật Khoáng sản năm 2010; quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môitrường biển, hải đảo theo Nghị định 25/2009/NĐ-CP, ngày 06/3/2009 về quản lý tổnghợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Sovới nhiều nước khác, hệ thống quy hoạch ở Việt Nam khá phức tạp, vừa thừa, vừathiếu và kém hiệu lực trên thực tế:
Một là, hệ thống cácloại quy hoạch có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung nhiệm vụ giữa nhiều loạiquy hoạch:
Tồntại này đã được phân tích khá sâu trong bài "Luật phải khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo các loại quy hoạchhiện nay” của tác giả Hoàng Sỹ Động và Cao Ngọc Lân (Tạp chí Kinh tế và Dựbáo, số 4/2013). Điều này dẫn đến tại mỗi vùng, mỗi địa phương có nhiều loạiquy hoạch được lập nhưng hiệu quả thấp, quy hoạch nhiều nhưng vẫn không đáp ứngđược yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Hailà, hệ thống quy hoạch thiếu tính kết nối rành mạch, đồng bộ giữa các loại quyhoạch:
Ngaycả trong mỗi loại quy hoạch, nhưng được lập ở các cấp khác nhau từ vùng đến địaphương, từ ngành đến phân ngành cũng thiếu tính kết nối. Như trường hợp quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP quy định nộidung nhiệm vụ lập quy hoạch về bảo vệ môi trường từ cấp vùng đến cấp tỉnh, cấphuyện đều tương tự như nhau, và đó là "Luận chứng bảo vệ môi trường; xác địnhnhững lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trườngvà để xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này”. Sự lặplại hoàn toàn nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch ở các cấp khác nhau như vậy đương nhiên là chưa hợp lý. Thiếuphân định rành mạch, kết nối đồng bộ nội dung nhiệm vụ dẫn đến trường hợp quyhoạch được lập với nội dung chung chung, thiếu rõ ràng hoặc nếu có đi vào cụ thểthì dễ rơi vào tình trạng tự phát, duy ý chí. Do vậy, các quy hoạch thường thiếuthống nhất với nhau ngay trong cùng một vùng hoặc một ngành, nhưng ở các địabàn, địa phương khác nhau, đồng thời gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quátrình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch.
Ba là, hệ thống cácloại quy hoạch thiếu tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa để phù hợp với cơ chếthị trường và các mục đích yêu cầu về chỉ đạo, điều hành trong quản lý nhà nước.
Đếnnay, hệ thống các loại quy hoạch ở trong nước vẫn tồn tại trên cơ sở chỉ dựatheo đối tượng quy hoạch. Mỗi một đối tượng quy hoạch (vùng, ngành…) chỉ có duynhất một loại hình quy hoạch, như: quy hoạch phát triển đối với ngành, lĩnh vựchay quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng, địa phương. Bởivậy, việc lập quy hoạch phát triển đối với một vùng, một ngành hiện nay phải ômđồm thực hiện quá nhiều nội dung nhiệm vụ ở các phạm vi, tầm mức, lĩnh vực khácnhau. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch tuy có tính bao quát, nhưng tản mạn thiếutrọng tâm, trọng điểm. Trong nhiều quy hoạch, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề,nhưng chung chung, không đủ sâu để có luận cứ giải quyết từng vấn đề, chất lượngquy hoạch thấp. Quy hoạch lập xong lại không đáp ứng được yêu cầu mục đích khácnhau ngay đối với quản lý nhà nước, nhà lãnh đạo thấy không đủ tầm chiến lược đểchỉ đạo điều hành, nhà quản lý không thấy đủ độ rõ ràng, cụ thể cần thiết đểtriển khai thực hiện. Đây là nguyên nhân chính làm thời gian lập quy hoạch kéodài, thường không đúng tiến độ.
Trongkhi đó, từ vài thập kỷ nay, ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển,hệ thống các loại quy hoạch đã thay đổi từ chỗ chỉ dựa theo đối tượng quy hoạchsang tiếp cận dựa theo cả đối tượng quy hoạch và theo mục đích yêu cầu lập quyhoạch. Theo đó trong hệ thống quy hoạch, đối với mỗi một đối tượng quy hoạch(vùng, ngành…) có thể có các loại hình quy hoạch khác nhau, như: quy hoạch chiếnlược phát triển; quy hoạch phát triển tổng hợp; quy hoạch tổng thể; quy hoạchkhông gian.
Trongđó, quy hoạch chiến lược phát triển đề cập những vấn đề có tính chiến lược vềphát triển vùng ngành, đóng vai trò chỉ dẫn cho các quy hoạch tiếp theo. Do tiếpcận quy hoạch ở tầm mức chiến lược, chủ yếu tập trung vào những vấn đề quy hoạchcó tính nguyên tắc, định hướng nên quy hoạch chiến lược có tính linh hoạt, mềmdẻo theo cơ chế thị trường đối với các vấn đề cụ thể hơn các loại hình quy hoạchkhác.
Quyhoạch phát triển tổng hợp đề cập có tính toàn diện, tích hợp nhiều nội dung hợpphần quy hoạch đối với phát triển vùng, ngành. Theo đúng như tên gọi, quy hoạchphát triển tổng hợp tiếp cận quy hoạch phát triển vùng, ngành ở góc độ phát triểntổng hợp đa chiều, đa ngành, đa lĩnh vực.
Quyhoạch tổng thể chủ yếu nhấn mạnh vào nhiệm vụ quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầngcủa vùng, ngành gắn với quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay, loại hình quy hoạch tổngthể ít được sử dụng ở các nước và được thay bằng loại hình quy hoạch khônggian.
Quyhoạch không gian tập trung vào nhiệm vụ bố trí, tổ chức không gian phát tiển củađối tượng quy hoạch. Chẳng hạn như đối với vùng là quy hoạch các không gianphát triển kinh tế, xã hội, môi trường trong vùng, bao gồm cả quy hoạch hệ thốngkết cấu hạ tầng của vùng. Hệ thống các loại quy hoạch này vừa có tính chuyênsâu, vừa có độ linh hoạt cao. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch có trọng tâm, trọngđiểm giúp nâng cao chất lượng quy hoạch, tiết kiệm thời gian khi lập quy hoạch,đồng thời đáp ứng được các mục đích yêu cầu đa dạng đặt ra với quy hoạch ở cáctầm mức, tính chất khác nhau.
CẦN ĐỔI MỚI
Đểkhắc phục những tồn tại, hạn chế về hệ thống quy hoạch ở nước ta hiện nay,trong xây dựng Luật Quy hoạch, trước hết cần nghiên cứu đổi mới hệ thống các loạiquy hoạch. Viện này nhằm đảm bảo tính đồng bộ, linh hoạt, phân định rõ ràng,nhưng có mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại quy hoạch và đối với từng loại quyhoạch ở các cấp độ, quy mô khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, để giảm thiểu sự chồngchéo, trùng lặp, đảm bảo kết nói rành mạch,đồng bộ các loại quy hoạch, các bộ, ngành cần phối hợp rà soát lại toàn bộ cácvăn bản pháp quy liên quan đến lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch thuộcngành, lĩnh vực mình quản lý. Trên cơ sở đó, định vị lại hệ thống các loại quyhoạch trong cả nước, phân loại rõ ràng đối tượng, phạm vi, mục đích, nội dung,nhiệm vụ và các yêu cầu đối với từng loại quy hoạch. Nghiên cứu điều chỉnh lạihợp lý nội dung nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu đổi với từng loại quy hoạch trong mốiquan hệ với cả hệ thống quy hoạch để tránh chồng chéo, trùng lặp. Xem xét, bổsung hoặc bỏ bớt một số quy hoạch, nội dung nhiệm vụ quy hoạch nếu Nhà nướckhông cần thiết phải làm, mà để cho doanh nghiệp làm. Từ đó, xác lập đồng bộ vàthống nhất hệ thống các loại quy hoạch trong Luật Quy hoạch và ở các luật khácđã được ban hành.
Thứ hai, nghiên cứu đổi mớihệ thống quy hoạch theo hướng tích hợp một cách hợp lý một số loại quy hoạch(toàn bộ hoặc từng phần nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch), thống nhất trong mộtloại quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, nhất là đới vớicác loại quy hoạch trong cùng một vùng, một địa phương, các loại quy hoạch pháttriển có tính liên ngành cao. Chẳng hạn, cso thể nghiên cứu tích hợp và quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng một số phần nội dung nhiệm vụ của quyhoạch chung xây dựng vùng và một số loại quy hoạch phát triển ngành cấp vùng,quy hoạch thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường. Điều này nhằm xác lập một loạiquy hoạch phát triển chung cho toàn vùng, làm căn cứ cơ bản cho việc lập các loạiquy hoạch khác. Đối với các loại quy hoạch cómột phần nội dung nhiệm vụ được tích hợp vào quy hoạch phát triển chungtoàn vùng, thì điều chỉnh lại nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch theo hướng thựchiện chức năng là các quy hoạch chuyênngành, lĩnh vực có tính chi tiết hơn để cụ thể hóa quy hoạch phát triển chungtoàn vùng.
TS.Kim Quốc Chính
Đăng trên Tạp chí Kinhtế và Dự báo, số 8/2013 (544)