Kết nối phát triển Việt Nam – Trung Quốc và triển khai sáng kiến "Vành đai và con đường”
23/08/2023 11:08
Hợp tác Việt Nam – TrungQuốc trong bối cảnh mới
Hợp tác, kết nối phát triểngiữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giớiđã và đang có nhiều biến động, nhất là từ năm 2018, với một số nét đáng chú ýnhư sau:
Thứ nhất,kết nối kinh tế, mà trong đó kết nối hạtầng giao thông là một trọng tâm,đang trở thành một xu hướng lớn của các quốcgia trong khu vực. Từ năm 2013, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái BìnhDương (APEC) đã xác định một kế hoạch kết nối APEC đến năm 2025 với ba lĩnh vựctrọng tâm là kết nối thể chế, kết nối vật chất (bao gồm hạ tầng) và kết nối conngười. Ở khu vực Đông Nam Á, một cộng đồng chung - Cộng đồng ASEAN (AC) - đã rađời cuối năm 2015 và các nước trong khu vực đang tích cực triển khai thực hiệnKế hoạch tổng thể kết nối ASEAN giai đoạn đến năm 2025. BRI và các sáng kiếnhợp tác tiểu vùng khác cũng chú trọng các lĩnh vực kết nối nêu trên. Tuy nhiên,kết nối hạ tầng ở Đông Nam Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung,đang trở thành một trong những lĩnh vực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa TrungQuốc với Mỹ và các nước phương Tây[1].
Thứ hai, cạnh tranh chiến lượcgiữa các nước lớn, nhất là Mỹ - Trung Quốc diễn ra gay gắt, đặc biệt trong khuvực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ và Trung Quốc đang đối lập, hoặc cóquan điểm khác nhau trong một số lĩnh vực (công nghệ, tiền tệ, an ninh toàncầu, biến đổi khí hậu…). Xu hướng quan hệ quốc tế nêu trên tác động sâu sắc đếntiến trình toàn cầu hóa và hợp tác khu vực và các cường quốc đang chuyển trạngthái từ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh” sang trạng thái "vừa đấu tranh,vừa hợp tác". Các lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ baogồm cạnh tranh trong triển khai các sáng kiến mang tính chiến lược khu vực vàtoàn cầu, chẳng hạn BRI (do Trung Quốc khởi xướng), Khung khổ hợp tác kinh tếẤn Độ Dương – Thái Bình Dương (do Mỹ dẫn dắt)…
Thứ ba,kinh tế toàn cầu (baogồm Việt Nam và Trung Quốc) bước vào giai đoạn nhiều khó khăn thời "hậuCovid-19". Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, OECD nhận định tăng trưởngkinh tế thế giới năm 2023 chậm lại, chỉ ở mức khoảng 2,1% (theo WB), 2,7% (theoOECD). Tại Trung Quốc, đầu năm 2023, rất nhiều chuyên gia lạc quan rằng kinh tếsẽ hồi phục nhanh chóng, sau đại dịch, nhưng thực tế đà tăng trưởng kinh tếđang yếu với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tiêu dùng thấp, lĩnh vực bất động sảntrì trệ. Tại Việt Nam, tố độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,72%và dự báo khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm 2023. Trong bốicảnh nêu trên, thúc đẩy kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển kinh tế lànhu cầu cấp bách của cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam.
Tình hình hợp tác songphương và triển khai BRI
(1) Kết nối giữa khuôn khổ"Hai hành lang, một vành đai” với BRI
Việt Nam và Trung Quốc đãký kết và bước đầu triển khai thực hiệnBản ghi nhớ (MOU) về thúcđẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến"Vành đai và Con đường". MOU nói trên được ký ngày 12/11/2017, nhânchuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theođó, hai bên cam kết hợp tác, kết nối trên năm lĩnh vực gồm:kết nối chính sách, hợp tácđầu tư và kết nối hạ tầng, kết nối thương mại, kết nối tài chính và kết nối conngười. Về Kế hoạch thúc đẩy kết nốigiữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vànhđai” với sáng kiến "Vành đai và Con đường”: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đangtích cực trao đổi với Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc (NDRC)để có thể hoàn thiện, ký kết dự thảo Kế hoạch này trong năm 2023.
(2) Hợp tác trên Tuyến hànhlang quốc tế mới về thương mại trên bộ, trên biển
Trong khung khổ BRI, TrungQuốc đẩy mạnh triển khai Tuyến hành lang quốc tế mới về thương mại trên bộ,trên biển(dưới đây gọi là Tuyến hành lang mới).Đâylà tuyến vận tải kết hợp đường sắt, đường biển từ Trùng Khánh qua Quý Châu,Quảng Tây và theo hướng biển đến các cảng quan trọng của một số nước ASEAN nhưViệt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore.Theo đường bộ qua Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,đến Singapore.
Hiện tại, trên Tuyến hành lang đoạn từ TrùngKhánh qua Việt Nam có ba loại hình vận tải kết hợp giữa đường bộ, đường sắt,đường biển có thể kết nối đến các cảng của Trung Quốc (như Phòng Thành, KhâmChâu ở Quảng Tây) và các cảng của Việt Nam (như Hải Phòng). Xe hàng hóa xuấtphát từ Trùng Khánh chỉ mất 3 khoảng ba ngày là tới Hải Phòng. Từ năm 2017 đếnnay, nhiều doanh nghiệp vận tải, logistics của Trung Quốc và Việt Namnhư:Côngty TNHH logistics quốc tế ASEAN - Trùng Khánh,Công ty TNHH quản lý chuỗi cung ứng Yuxinou Trùng Khánh,Công ty cổ phần Vận tải và Thương mạiđường sắt (Ratraco); Công ty quốc tế Delta…đã vận tải liên vận hàng trăm nghìn container hàng hóa từ Trùng Khánh qua ViệtNam đến các nước ASEAN và từViệt Nam qua Trung Quốc đi nước thứ ba (châuÂu, Nga, các nước Trung Á, Mông Cổ…).
(3) Một số lĩnh vực hợp táckhác
Lĩnh vực hạ tầng:Hai bên chưa triển khaiđược các dự án lớn có ý nghĩa kết nối chiến lược. Tuy nhiên, một số dự án kếtnối giao thông xuyên biên giới đã và đang được quan tâm nghiên cứu, triển khai(nghiên cứu khả thi đường sắt khổ 1.435m Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; xây dựngcầu Bắc Luân ở Móng Cái; xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng ở Lào Cai; hợp tácthí điểm xây dựng cửa khẩu số giữa hai địa phương Lạng Sơn và Quảng Tây...).
Lĩnh vực đầu tư, thương mại:Từ năm 2018 đến nay, ngàycàng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đầu tư vào Việt Nam; Trung Quốchiện đã đứng thứ 6/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đến hếttháng 5/2023, các nhà đầu tư Trung Quốc có 3.720 dự án đầu tư vào Việt Nam,tổng vốn đăng ký 24,9 tỷ USD. Về thương mại, kim ngạch thương mại song phươngtăng liên tục trong nhiều năm qua, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ4 củaTrung Quốc trên thế giới; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 63,2 tỉUSD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái - theo thống kê của Hải quan Việt Nam.
- Các lĩnh vực khác:Hợp tác tài chính còn hạnchế, chủ yếu do Việt Nam không có nhu cầu sử dụng vốn vay của Trung Quốc do lãisuất cao hơn các nguồn vốn vay khác. Các lĩnh vực kết nối con người, giao lưunhân dân, hợp tác giữa các địa phương biên giới của hai nước diễn ra tương đốimạnh mẽ.
Những hạn chế, khó khăn vàkiến nghị
Trong thực tế hợp tác, kếtnối giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế nhưsau:
(1) Trao đổi thông tin cònhạn chế, nhất là thông tin liên quan đến các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểuvùng của Trung Quốc như BRI, Tuyến hành lang quốc tế mới, định hướng quy hoạchphát triển các cửa khẩu, tuyến hành lang kinh tế biên giới...
(2) Việc đàm phán, ký kếtvà triển khai thực hiện các văn bản hợp tác hai nước đã ký kết liên quan đếnkết nối kinh tế xuyên biên giới còn hạn chế, chậm triển khai, hoặc chưa đạt kếtquả thực chất (chẳng hạn MOU về hợp tác Hai hành lang, một vành đai).
(3) Còn nhiều "nútthắt” trong hợp tác, kết nối kinh tế giữa hai bên, nhất là trong các lĩnh vựchợp tác thương mại, kết nối hạ tầng; giữa hai bên chưa có các dự án kết nốimang tính chiến lược.
Để thúc đẩy kết nối pháttriển giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, kết nối giữa khuôn khổ "Haihành lang, một vành đai” với sáng kiến "Vành đai và con đường” nói riêng,chúng tôi kiến nghị hai bên quan tâm tăng cường hợp tác trên một số mặt sau:
(1) Sớm ký kếtKế hoạch thúc đẩy kếtnốigiữakhuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai' với sáng kiến "Vành đai và conđường", làm cơ sở để triển khai các nhiệm vụ, dự án kết nối cụ thể giữahai nước. Bên cạnh đó, trong hợp tác BRI thời gian tới chú trọng hơn nữa vaitrò của Hồng Công, coi đây là một cầu nối quan trọng để kết nối thị trường,doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
(2) Các bộ, ngành, địaphương của hai nước cần tích cực, chủ động hơn trong việc kết nối chính sách,trao đổi thông tin. Một số nội dung cụ thể có thể cùng hợp tác nghiên cứu như:Nghiên cứu mở rộng phạm vi hợp tác "Hai hành lang, một vành đai” kéo dàitới Trùng Khánh; nghiên cứu khả thi Tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội - LạchHuyện (khổ 1.435m); trao đổi thông tin về Quy hoạch cửa khẩu và xây dựng cửakhẩu thông minh; kinh nghiệm xây dựng và quản lý cảng tự do thương mại quốctế...
(3)Hai nước cần tích cựchợp tác tập trung giải quyết các nút thắt về thủ tục qua biên giới như hảiquan, kiểm dịch… để giảm thời gian vận tải, giảm giá thành, tăng năng lực cạnhtranh cho doanh nghiệp logistics và hàng hóa xuất khẩu của hai bên. Phía ViệtNam tích cực thúc đẩy phía Trung Quốc mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóaViệt Nam vào Trung Quốc, nhất là nông sản.
TS. Nguyễn Quốc Trường
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
[1].Tháng 9/2021, tại cuộc họp thượng đỉnhlần thứ nhất, nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản,Ấn Độ và Australia đã đạt đồng thuận đẩy nhanh vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ởhơn 30 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để cạnh tranh với BRI.