Công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: đã thực sự sẵn sàng?

31/10/2023 16:26


Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt trong đời sống của loài người hiện đại, với tốc độ ở cấp số nhân, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) - hạt nhân của sản xuất xã hội. Đó được xem là cơ hội cũng như là thách thức cho vận mệnh phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào ngành này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam thích ứng với Công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra những hàm ý về mặt chính sách cải thiện mức độ mức độ sẵn sàng của ngành CBCT trong thời gian tới.

VÌ SAONGÀNH CBCT PHẢI THÍCH ỨNG TỐT VỚI CÔNG NGHIỆP 4.0

Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư hay được gọi tắt là Công nghiệp 4.0 có lẽ được bắt đầu từthuật ngữ Industrie 4.0 của nước Đức vào năm 2012, khởi đầu cho một kỷ nguyênphát triển mới đầy mạnh mẽ và khó lường của loài người. Nó được dự báo sẽ tác độngtoàn diện, sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mọi nền kinh tế, đặcbiệt là phương thức sản xuất mà gắn liền với đó là ngành CBCT (Schwab, 2016;Nguyễn Hoàng Hà, 2017; Pascual và các cộng sự 2019; Popkova và các cộng sự,2019).

Côngnghiệp 4.0 một lần nữa như các cuộc cách mạng trước đó, đem lại thời cơ vàthách thức sống còn đối với tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triểnnhư Việt Nam, hoặc nếu tận dụng thành công để bứt phá, trở thành những quốc giaphát triển giống, như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nền kinh tế mới nổi; hoặc tụthậu xa hơn nữa, tiếp tục mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Do đó, các quốcgia đều phải chuẩn bị, sẵn sàng chuyển đổi sang một trạng thái mới, thích ứng tốtvới Công nghiệp 4.0.

Đối vớiViệt Nam, sự sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0 của ngành CBCT đóng vai trò vô cùngquan trọng đối với quốc gia bởi đây là ngành động lực cho nền kinh tế Việt Namkể từ khi tiến hành "Đổi mới”. Các số liệu thống kê (Tổng cục Thống kê, 2021) đãminh chứng rõ điều đó, khi CBCT hiện là ngành cấp 1 có tỷ trọng lớn nhất tronggiá trị gia tăng (VA); đóng góp cho tăng VA lớn nhất; và có tỷ trọng lao động đứngthứ hai của toàn nền kinh tế (chỉ sau ngành nông nghiệp).

ĐÁNHGIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGÀNH CBCT CỦA VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CÔNG NGHIỆP 4.0

Để đánhgiá thực trạng về mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam thích ứng vớiCông nghiệp 4.0, tác giả đã xây dựng một mô hình bao gồm 5 trụ cột (Hình 1) và32 chỉ tiêu (Bảng 1) để đo lường mức độ sẵn sàng của ngành CBCT trước Công nghiệp4.0 theo từng năm kể từ năm 2015.

Nguồn: 1: Tính toán của tác giả dựatrên số liệu của UNSTAT (2021) và ILO (2022); 2: từ Chỉ số Đổi mớisáng tạo toàn cầu (GII); 3: từ Chỉ số sẵn sàng mạng lưới (NRI); 4:từ Farrup and Farrup (2017); 5: từ Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI);6: từ DTM (2017); Liao và cộng sự (2018); Interreg Europe(2019); Anbumozhi và cộng sự (2020); Kohpaiboon (2020).

Ngoàira, điểm khác biệt của môhình này so với các mô hình khác là trọng số cho mỗi trụ cột sẽ bằng nhau, đềubằng 20%. Nó chứng minh rằng, 5 trụ cột đều quan trọng như nhau đối với sự sẵnsàng của Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực sản xuất. Các trụ cột bao gồm 32 chỉ số,trong đó trụ cột "Sẵn sàng công nghệ” có nhiều nhất với 17 chỉ số, vì nó bao gồmviệc áp dụng công nghệ và kết cấu hạ tầng công nghệ. Hầu hết các chỉ tiêu trongmô hình đều được kế thừa từ các nghiên cứu uy tín như GII, NRI, GCI. Tuy nhiên,cũng có một số chỉ tiêu được tác giả tính toán dựa trên dữ liệu có sẵn: tỷ trọngcủa ngành sản xuất trong GDP và đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế; năngsuất lao động; chiến lược/sáng kiến ​​Công nghiệp 4.0 (có = 1, không = 0),chính sách Công nghiệp 4.0 cho ngành CBCT (có = 1, không = 0).

Do sự khác biệt trong các đơnvị tính toán, để chắc chắn rằng nó có thể được chuyển đổi thành một đơn vịchung, tất cả các điểm số được trình bày trên thang điểm chuẩn hóa từ 0 đến 10(trong đó, 10 là tốt nhất), hiển thị hiệu suất tương đối của mỗi quốc gia tronglựa chọn trên 20. Chuẩn hóa dựa trên công thức: x '= [x - Min (x)] / [Max (x) -Min (x)] * 10, trong đó Min (x) và Max (x) tương ứng là giá trị thấp nhất vàcao nhất trong 20 quốc gia cho bất kỳ chỉ số nhất định nào.

Để cóthể đối sánh, tác giả lựa chọn tập hợp 20 quốc gia với mục tiêu bảo đảm sự đa dạngvề trình độ phát triển (các nước phát triển, các nước mới nổi và các nước đangphát triển), về không gian địa lý (châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương)và có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam (như: các nước Đông Âu, ASEAN, các cườngquốc) nhằm góp phần có đánh giá sát thực hơn khi so sánh Việt Nam với các nềnkinh tế này, bao gồm:

(i)Các nhóm nước phát triển gồm 5 nền kinh tế, trong đó có các nước thuộc G7 vàcác nước phương Tây khác, là: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Thụy Điển và Australia.Đây là các quốc gia đi đầu, dẫn dắt cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

(ii) 2nước Đông Âu thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây: Hungary và Ba Lan. Đâyhai nền kinh tế có các chiến lược, chính sách khá kịp thời nhằm thích ứng vớiCông nghiệp 4.0.

(iii)6 nền kinh tế mới nổi, trong đó có 3 nước thuộc nhóm BRICS gồm: Nga, Trung Quốc,Brazil, Ấn Độ; Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

(iv) Mộtsố quốc gia ASEAN, bao gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan,Philippines, Campuchia và Việt Nam (7 nước).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số tổng hợp mức độ sẵn sàng Công nghiệp 4.0 cho toàn ngành CBCT củaViệt Nam và các quốc gia được đối sánh như Bảng 2.
Từ kếtquả nghiên cứu, có thể rút ra được một số phát hiện đáng chú ý sau đây:

- Cókhá nhiều điểm tương đồng về mặt thứ hạng của Việt Nam và các nước được đốisánh. Việt Nam được xem là chưa ở mức độ sẵn sàng cao với Công nghiệp 4.0. Tấtnhiên, trong một số trường hợp, tùy theo tiêu chí khác nhau, thứ hạng giữa cácnước có trình độ tương tự có thể có sự thay đổi, như: theo The Economist(2018), Việt Nam có thứ hạng cao hơn Indonesia, nhưng theoFaarup và Faarup (2017), WEF (2017) và bộ tiêu chí này, Việt Nam lại thấp hơn.

-Hầu như tất cả các điểm số cho các tiêu chí về mức độ sẵn sàng của ngành CBCT củaViệt Nam đều thấp hơn mức bình quân, ngoại trừ vai trò của ngành CBCT trong nềnkinh tế. Nhận định này cũng tương đồng với các nghiên cứu của UNIDO và Bộ CôngThương (2019) và Delloite (2016) khi các tổ chức này đánh giá cao về vị trí,vai trò của ngành CBCT của Việt Nam.

-Thứ hạng qua các năm về mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam là hầu nhưkhông đổi, nhưng có sự hoán chuyển vị trí xếp hạng của Việt Nam trong khu vựcASEAN khi Việt Nam đã vượt qua Philippines và xếp sau Singapore, Malaysia, TháiLan và Indonesia.

- Mức độ sẵn sàng đáng lo ngại nhất trong cáctiêu chí của ngành CBCT của Việt Nam trước Công nghiệp 4.0 là từ phía nhân lựcvà doanh nghiệp (năm 2020). Kếtquả này cũng tương đồng với đánh giá từ góc độ vi mô của Bộ Công Thương và UNDP(2018). Tiêu chí thể hiện mức độ sẵn sàng lớn nhất (ngoài Tiêu chí vai trò củangành CBCT) là Hạ tầng công nghệ. Tuy nhiên, điểm số của Việt Nam vẫn thấp hơnso với bình quân chung của 20 nền kinh tế và kém các nước trong nhóm ASEAN-5.

MỘT SỐĐỀ XUẤT

Chínhphủ Việt Nam kỳ vọng sẽ tận dụng tối đa các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư để có thể phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, để thoát khỏicái bẫy thu nhập trung bình. Với GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 3.300 USDvào năm 2021, Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng trên 7% mỗi năm trong 3thập kỷ tới. Đó là một thách thức lớn đối với toàn nền kinh tế, đặc biệt là đốivới ngành CBCT đang đóng vai trò chủ lực. Các kết quả từ mô hình đã cho thấy, cónhiều sự tương đồng về thứ hạng của Việt Nam với các nghiên cứu trước đó, khinhận định ngành CBCT của Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc cách mạngnày, nhất là về chất lượng nhân lực và doanh nghiệp hầu như không cải thiện quacác năm và bị tụt hậu khi so sánh với các nước.

Do vậy,để nâng cao mức độ sẵn sàng cho ngành CBCT của Việt Nam trước Công nghiệp 4.0,ngoài việc tiếp tục coi trọng vị trí, vai trò của ngành CBCT như trong thờigian qua, Chính phủ Việt Nam cần khẩn trương có các chính sách đặc biệt nhằm cảithiện chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thích ứngvới Công nghiệp 4.0. Tăng cường đầu tư và hợp tác quốc tế trong giáo dục và đàotạo có lẽ luôn là lựa chọn khôn ngoan nhất. Trong đó, cần tập trung trong chuyểnđổi mô hình giáo dục - đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo các kỹ năng mới,các kỹ năng chuyên sâu của Công nghiệp 4.0 cho học sinh, sinh viên và người laođộng.

Đặc biệt,giải pháp căn cơ vẫn là phải thiết lập được hệ sinh thái cho Công nghiệp 4.0, tạođiều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động liên quan đến Công nghiệp 4.0 đượclan rộng và phát triển, nhất là các ứng dụng và hạ tầng công nghệ. Để hìnhthành được hệ sinh thái, không chỉ đòi hỏi từ phía "trên - xuống”, mà cần phảitừ "dưới – lên”, trong đó vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng các sảnphẩm Công nghiệp 4.0 có ý nghĩa trung tâm cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam.Muốn như vậy, một môi trường khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo cạnhtranh lành mạnh luôn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển doanh nghiệp, cộngđồng nghiên cứu và người dân trong bối cảnh Công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Chínhphủ cần phải có những kế hoạch hành độngtriển khai cụ thể thích ứng với Công nghiệp 4.0 ở tất cả các ngành, trọngtâm là ngành CBCT khi hiện nay, Việt Nam mới có chiến lược tổng thể, chưa có nhữngkế hoạch triển khai cụ thể hay chính sách riêng có đối với từng ngành./.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Hà (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứtư: thách thức và cơ hội cho phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Cảicách quốc gia và phát triển bền vững Đông Nam Á, Hà Nội, ngày 24/3/2017

2. Anbumozhi,V., Ramanathan, K., Wyes, H. (2020). Assessingthe Readiness for Industry 4.0 and the Circular Economy, Economic Research Institute forASEAN and East Asia (ERIA), Jakarta

3. Delloitte (2016). Global ManufacturingCompetitiveness Index 2016, retrieved from https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/Documents/Manufacturing/gx-global-mfg-competitiveness-index-2016.pdf

4. DTM(2017). Key lessons from nationalIndustry 4.0 policy initiatives in Europe, European Commission

5. Faarup,J., Faarup, A. (2017). Global Industry4.0 Readiness Report 2016, Danish Institute of Industry 4.0, Copenhagen,ISBN: 978-87-40485-22-6

6. Gunal,M.M. (2019). Simulation for Industry 4.0. Past, Present, and Future,Springer

7. ILOSTAT(2022). Employment Statistics, retrieved from https://ilostat.ilo.org/topics/employment/

8. InterregEurope (2019). Industry 4.0. Policy Brief from the Policy Learning Platformon Research and innovation, European Union

9. Kohpaiboon,A. (2020). Industry 4.0 Policies in Thailand, Economics Working Paper,ISEAS, No.2002-02

10. Liao, Y. etal. (2017). Past, present and future of Industry 4.0 – a systematic literaturereview and research agenda proposal, InternationalJournal of Production Research, DOI: 10.1080/00207543.2017.1308576

11. Naude,W., Surdej, A., Cameron, M. (2019). ThePast and Future of Manufacturing Central and Eastern Europe: Ready for Industry4.0?, IZA DP No.12141, Discusssion Paper Series, IZA Institute of LaborEconomics

12. Nick,G. et al. (2019).Industry 4.0 in Germany, Austria and Hungary: interpretation, strategies,and readiness model, 16th IMEKO TC10 Conference "Testing,Diagnostics & Inspection as a comprehensive value chain for Quality &Safety, Berlin, (3-4/9/2019), 71-76

13. Pascual,D.G., Daponte, P., Kumar, U. (2019). Handbook of Industry 4.0 and SMARTSystems, CRC Press

14. Popkova,E. G., Ragulina, Y.V., Bogoviz, A.V. (2019). Industry 4.0: industrial revolution of the 21st century,Springer International Publishing

15. Schafer,M. (2018). The fourth industrial revolution: how the EU can lead it”, European View, 17(1), 5-12

16. Schwab,K. (2016). The Fourth IndustrialRevolution, World Economic Forum

17. Sung(2017). Industry 4.0: A Korea Perspective, TechnologicalForecasting & Social Change, retrieved from https://doi.org/10.1016/j.techfore.2017.11.005

18. TheEconomist (2018). The Automation Readiness Index: who is ready for the comingwave of automation?, retrieved from http://www.automationreadiness.eiu.com/static/download/PDF.pdf (20/6/19)

19. UNIDO (2022). Competitive Industrial PerformanceIndex (CIP), retrieved from https://stat.unido.org/cip/

20. WIPO(2021). Global Innovation Index, retrieved from https://www.wipo.int/global_innovation_index/en/

ThS. NguyễnHoàng Hà[1]

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầutư
Bài đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 năm 2022

[1]Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, không đại diện cho Viện Chiến lượcphát triển, nơi tác giả đang công tác.