Tham dự buổi tập huấn có đồng chí
Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, các đồng chí Phó Viện
trưởng và toàn thể viên chức, người
lao động của Viện tại Hà Nội. Viên chức, người lao động của Viện tại Trung tâm Kinh tế nghiên cứu
miền Nam tham gia theo hình thức trực tuyến.
Tại buổi tập huấn, Thượng tá Phạm Văn Sính đã
giới thiệu đến toàn thể viên chức, người lao động của Viện về Luật Bảo vệ bí mật
nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số
29/2018/QH14 được Quốc hội khoá XIV thông qua ngày 15/11/2018 gồm 5 chương, 28
điều và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Trong đó, Luật có đưa ra mốt số hành vi
nghiêm cấm như: (1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch,
hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; (2) Thu thập, trao đổi, cung cấp,
chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển,
giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật;
(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật;
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để
thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (5) Soạn thảo, lưu
giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác
đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông,
trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu; (6)
Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy
định của pháp luật về cơ yếu; (7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị
khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ
bí mật nhà nước; (8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm,
ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi
hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép; (9) Đăng tải, phát tán bí
mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính
và mạng viễn thông.
Thượng tá Phạm Văn Sính cũng đã
giới thiệu một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ BMNN và các văn bản
khác triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ BMNN như: Nghị định số
26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 23/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh
mục BMNN thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê; chú ý thêm danh mục BMNN
của Đảng, nội vụ, khoa học và công nghệ;…
Tại buổi tập huấn, các viên chức,
người lao động của Viện Chiến lược phát triển đã có những câu hỏi, trao đổi, thảo
luận với Thượng tá Phạm Văn Sính về một số vướng mắc Viện đang gặp phải.
Kết thúc buổi tập huấn, Viện trưởng
Trần Hồng Quang trân trọng cảm ơn Thượng tá Phạm Văn Sính đã hỗ trợ Viện trong
buổi tập huấn hôm nay. Qua buổi tập huấn, viên chức, người lao động của Viện đã
nắm rõ hơn về các quy định liên quan đến các văn bản có chứa nội dung bảo vệ
BMNN để có thể áp dụng vào công việc theo đúng quy định./.
Nguồn: Viện Chiến lược phát
triển