Kinh tế Việt Nam  
Ảnh internet
Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt trong đời sống của loài người hiện đại, với tốc độ ở cấp số nhân, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) - hạt nhân của sản xuất xã hội. Đó được xem là cơ hội cũng như là thách thức cho vận mệnh phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào ngành này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam thích ứng với Công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra những hàm ý về mặt chính sách cải thiện mức độ mức độ sẵn sàng của ngành CBCT trong thời gian tới.

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Nguyễn Quốc Trường Phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: MPI <//Italic>
Hội thảo với chủ đề "Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500 – Báo cáo năm 2023)” do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam (CHLB Đức) đồng tổ chức diễn ra sáng nay, ngày 31/8 tại Hà Nội. Tại Hội thảo, Viện Chiến lược phát triển cũng chính thức công bố báo cáo VPE500 năm 2023.

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ… cơ hội và tiềm năng hợp tác đầu tư song phương Việt Nam – Trung Quốc còn rất lớn. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, nâng qua hiệu quả hợp tác đầu tư, cần giải quyết ngay một loạt bất cập, vướng mắc từ cả hai phía.

Ảnh Internet.

Mặc dù hệ tiêu chí của một nước công nghiệp hay đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa là một chủ đề không mới đối với cả trong nước và quốc tế, tuy nhiên việc xác định nó để áp dụng cho Việt Nam trong một bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động, thay đổi nhanh chóng như hiện nay vẫn rất cần thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ được đặt ra trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII . Bài nghiên cứu này có mục đích tổng quan một số các kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra một số ý kiến cá nhân làm phong phú thêm các "góc nhìn” khác nhau về nội dung này.

<center>Ảnh: Internet</center>

Phân phối thực phẩm nông nghiệp là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam do hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống chứng nhận rõ ràng và thông tin đẩy đủ về thực phẩm nông nghiệp an toàn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và tên thương hiệu của sản phẩm. Áp dụng lý thuyết Push and Pull của Bonney và cộng sự (1999), nghiên cứu phân tích rằng chính phủ Việt Nam đã tạo ra các chiến lược và chính sách để thiết lập một hệ thống phân phối thực phẩm nông nghiệp hiện đại với thông tin về nguồn gốc thực phẩm nông nghiệp và tiêu chí an toàn và các doanh nghiệp phân phối đã đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu hóa và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại trong việc phát triển đầy đủ hệ thống phân phối nông sản thực phẩm ở Việt Nam bao gồm: thiếu hệ thống chứng nhận để nâng cao lòng tin của khách hàng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để đảm bảo nguồn cung bền vững và nhu cầu thị trường không dự đoán . Nghiên cứu các chính sách và sự phát triển của toàn bộ thị trường nông sản thực phẩm của Thái Lan có ảnh hưởng đến hệ thống phân phối có ảnh hưởng đến quốc gia, nghiên cứu rút ra các bài học chính sách cho Việt Nam.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, hướng tới thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015, trong đó việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Để hướng tới mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển Việt Nam: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển…” và triển khai Luật biển Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển chủ lực của nước ta là phải có hướng đi mới, phù hợp với cục diện mới.

Thế kỷ 21, được xem là thế kỷ của "Biển và Đại dương”, "biển và kinh tế biển”, "biển và sức mạnh quốc phòng”. Chính vì thế, Biển có một vị trí đặc biệt quan trọng về "địa kinh tế” và "địa chính trị” đối với các quốc gia có biển, thậm chí cả những quốc gia không có biển trên thế giới. Trong bốn biển hiện nay, biển Thái Bình Dương có vai trò và vị thế rất lớn đối với sự phát triển kinh tế biển của thế giới và khu vực, trong đó Biển Đông được xem là tuyến đường hàng hải "trọng yếu”, là "khu căn cứ” quân sự của các quốc gia, là "chỗ dựa” sinh kế trực tiếp của hơn 300 triệu ngư dân thuộc 10 Quốc gia trong khu vực và 01 vùng lãnh thổ. Nếu quốc gia nào sở hữu được càng nhiều "Biển” thì quốc gia đó sẽ càng mạnh về kinh tế và vững về quốc phòng; điều này đã được lịch sử chứng minh là hầu hết các cường quốc trên thế giới đều xuất phát từ các hoạt động liên quan đến biển. Nằm trong vùng Biển Đông, Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo chạy dọc từ Bắc vào Nam, hai hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài khơi; địa thế Tổ quốc hình chữ "S” với bờ biển dài đang đặt ra nhiều vấn đề về phát triển quốc phòng và kinh tế biển đảo nước nhà.

Ngành dệt may Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi TPP chính thức có hiệu lực.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đã trải qua 19 vòng đàm phán, với sự tham gia của 12 quốc gia thành viên, có triển vọng kết thúc trong năm 2014 này. Với các tiêu chuẩn cao; không gian rộng lớn của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm cả hai thành viên tiềm năng là Hàn Quốc, Đài Loan), với hơn 800 triệu dân, đóng góp khoảng 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 30% kim ngạch thương mại toàn cầu; TPP được kỳ vọng là một "hiệp định của thế kỷ 21”, đem lại nhiều cơ hội thương mại và đầu tư quốc tế. Việt Nam tham gia đàm phán từ năm 2010 và đang đứng trước những cơ hội, thách thức lớn từ TPP, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đánh giá tác động của TPP đối với Việt Nam đơn thuần về thương mại, mà nhìn nhận cơ hội và thách thức từ TPP trong mối quan hệ tổng thể với tiến trình cải cách, phát triển đất nước những năm tới.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 10 - 13%/năm; trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nếu vay ở chính quốc để đầu tư vào Việt Nam thì mức lãi vay thấp hơn nhiều.

VnEconomy-"Các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn phải vay vốn với lãi suất quá cao, nên khó cạnh tranh trong xuất khẩu và cả ở thị trường nội địa”, TS. Lưu Đức Hải, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói tại một hội thảo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ở Hà Nội, sáng 30/5.

Các tin đã đưa  

 
Bài đọc nhiều nhất  
Tiếp công dân  
Liên kết website  

Bản quyền thuộc Viện Chiến lược phát triển. Địa chỉ: 65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại:+84-4-38431848 Fax:+ 84-4-38452209 Email: clpt@mpi.gov.vn
Giấy phép số 549/GP-BC do Bộ Văn hoá - Thông tin (Hiện nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 19 tháng 12 năm 2004.
Ghi rõ nguồn "Viện Chiến lược phát triển" khi phát hành lại thông tin từ website này.
ictgroup.vn