Những đóng góp mới về mặt học thuật,
lý luận:
Luận án nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trong bối cảnh mới có đóng góp
vào một số vấn đề tổng kết lý luận:
(1) Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về FDI, thu hút FDI và bối cảnh mới.
(2) Nêu
lên vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế (đối với cả bên đầu tư và bên
nhận đầu tư).
(3) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến FDI (gồm 06 nhân
tố: hệ thống chính trị và thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng nguồn
nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và chuyển đổi số, điều kiện tự nhiên).
(4) Xác định các tiêu
chí đánh giá sự thành công của hoạt động FDI trong bối cảnh mới (4 nhóm tiêu chí
đánh giá: về kết quả hoạt động FDI - về mặt kinh tế - về mặt xã hội - về mặt
môi trường).
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn:
(1) Luận án nghiên cứu FDI đã tổng kết thực tiễn thu hút FDI trong bối
cảnh mới.
(2) Luận án đánh giá kinh
nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia trên thế giới (cụ thể là Trung Quốc,
Thái Lan, Singapore, theo đặc thù riêng của từng nước trong vùng) và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
(3) Luận án phân tích tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2022 theo 04 nhóm tiêu chí đánh
giá, phát hiện những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.
(4) Luận án phân tích biến động của nguồn
vốn FDI đặt trong sự tác động của bối cảnh cạnh tranh mới, đó là sự xuất hiện
của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hình thành kinh tế số, xu hướng địa chính trị và địa kinh tế mới, biến đổi
khí hậu, đại dịch COVID-19 và
các loại dịch bệnh khác, thuế tối thiểu toàn cầu và
tầm nhìn và khát vọng phát triển của Việt Nam nêu trong Văn kiện Đại hội XIII
(01/2021) của Đảng.
(5) Luận án đưa
ra 05 quan điểm và đề xuất 07 nhóm giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn
FDI, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và vào thịnh vượng chung
của cả dân tộc Việt Nam./.
Bản tóm tắt luận án: Tại đây