Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ cấp cơ sở do PGS.TS. Lê Xuân Bá, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng cùng các nhà khoa học, gồm: PGS. TS
Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Phản biện 1; PGS. TS Lê Xuân
Đình, Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Phản biện 2; PGS. TS Nguyễn
Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, Ủy viên Hội đồng; TS. Đỗ
Quang Dũng, Nguyên Phó Giám đốc Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Ủy viên Hội đồng; TS. Nguyễn Hữu Khánh, Nghiên
cứu viên, Thư ký hội đồng khoa học Viện, Viện Chiến lược phát triển, Ủy viên Hội
đồng (vắng mặt, có bài nhận xét); TS. Trần
Anh Tuấn, Phó trưởng ban Ban Tổng hợp, Viện Chiến lược phát triển, Ủy viên Thư
ký.
Với mục tiêu của luận án là nghiên
cứu, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung làm rõ cơ sở
lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, lựa chọn những tiêu chí đánh giá nhằm
chọn lọc nguồn vốn FDI hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam trong bối cảnh mới, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách
thu hút FDI trong tổng nguồn đầu tư toàn xã hội và tổng nguồn lực quốc gia, góp
phần vào phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước trong hội nhập
quốc tế, tác giả đã hoàn thành luận án với nội dung gồm bốn chương chính:
Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án; Chương II:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với bối cảnh quốc
tế và trong nước; Chương III: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam giai đoạn 2011-2021; Chương IV: Quan điểm, giải pháp thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
Hội đồng đánh giá luận
án tiến sĩ cấp cơ sở đánh giá luận án là một công trình nghiên cứu khoa học độc
lập, được thực hiện nghiêm túc; luận án có khung nghiên cứu rõ ràng, mạch lạc, bảo
đảm có trên 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của tác giả.
Luận án cơ bản đáp ứng được cả về lý luận và thực tiễn và đảm bảo yêu cầu của
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Viện Chiến lược Phát triển. Tuy nhiên, NCS Bùi Kiều Anh cần lưu
ý, chỉnh sửa một số nội dung như: phạm vi và giới hạn nghiên cứu, tổng quan
nghiên cứu, sắp xếp lại mục ở chương 2,…
Hội đồng thống nhất đề nghị
Viện Chiến lược phát triển cho NCS Bùi Kiều Anh được bảo vệ ở cấp cao hơn sau
khi đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng./.
Nguồn: Viện
Chiến lược phát triển